Vì sao vốn đầu tư công trung hạn Đà Nẵng giảm hơn 15.000 tỷ đồng?

Nhàđầutư
Giám đốc Sở KH&ĐT Đà Nẵng Trần Thị Thanh Tâm cho biết, vốn đầu tư công trung hạn 2021-2025 giảm hơn 15.000 tỷ đồng, trong đó có 3.546 tỷ đồng là điều chỉnh theo quyết định 1535 của Chính phủ đối với nguồn ngân sách tập trung và nguồn thu sử dụng đất cho đầu tư công giảm 11.815 tỷ đồng.
THÀNH VÂN
17, Tháng 12, 2021 | 14:11

Nhàđầutư
Giám đốc Sở KH&ĐT Đà Nẵng Trần Thị Thanh Tâm cho biết, vốn đầu tư công trung hạn 2021-2025 giảm hơn 15.000 tỷ đồng, trong đó có 3.546 tỷ đồng là điều chỉnh theo quyết định 1535 của Chính phủ đối với nguồn ngân sách tập trung và nguồn thu sử dụng đất cho đầu tư công giảm 11.815 tỷ đồng.

Chiều 16/12, tại kỳ họp thứ 4, HĐND TP. Đà Nẵng khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra phiên chất vấn. Các đại biểu đã đặt câu hỏi cho Giám đốc Sở KH&ĐT Đà Nẵng Trần Thị Thanh Tâm liên quan đến việc thu hút đầu tư, điều chỉnh vốn đầu tư công trung hạn, giải ngân vốn đầu tư công, điều chỉnh chủ trương đầu tư...  

Vốn đầu tư công trung hạn giảm hơn 15.000 tỷ đồng

Liên quan đến việc điều chỉnh vốn đầu tư công trung hạn, bà Trần Thị Thanh Tâm cho biết, tháng 7/2021, Quốc hội mới thông qua kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 của Chính phủ và kế hoạch tài chính 5 năm của cả nước. Tại thời điểm đó, Đà Nẵng chưa thể phê duyệt kế hoạch tài chính 5 năm bởi do địa phương chưa có tỷ lệ điều tiết theo quy định mới của Trung ương.

Thời điểm đó, căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch đầu tư công trung hạn, Nghị quyết HĐND thành phố về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thành phố 5 năm, xét tình hình thực tế của địa phương thời điểm đó, để đám ứng các yêu cầu là phải phê duyệt kế hoạch trung hạn để giải quyết các vấn đề kế hoạch vốn năm 2021 và giải ngân vốn các công trình mới năm 2021.

Từ đó, Sở KH&ĐT đã phối hợp với các sở ngành căn cứ vào Nghị quyết Đảng bộ thành phố, trong đó xác định tổng vốn đầu tư công trung hạn 2021-2025 đạt từ 53.000 đến 60.000 tỷ đồng, chiếm 20-22% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Trên cơ sở đó, tất cả các sở ngành rà soát lại tất cả các nguồn lực, bàn bạc trao đổi thống nhất với các Ban HĐND, báo cáo UBND thành phố trình HĐND thành phố ban hành Nghị quyết 44 với xác định tổng vốn đầu tư công trung hạn 2021-2025 là 59.496 tỷ đồng, trong đó ngân sách thành phố là hơn 53.826 tỷ đồng.

"Đến thời điểm hiện tại, các cơ quan tài chính đã xây dựng xong kế hoạch tài chính 5 năm và báo cáo UBND thành phố trình HĐND. Trong đó nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 là 44.105 tỷ đồng, cụ thể nguồn ngân sách địa phương là 38.000 tỷ đồng, giảm 15.391 tỷ đồng", bà Tâm cho hay. 

tran-thi-thanh-tam

Giám đốc Sở KH&ĐT Đà Nẵng Trần Thị Thanh Tâm trả lời chất tại kỳ họp.

Theo bà Tâm, về vấn đề giảm hơn 15.000 tỷ đồng trong vốn đầu tư công trung hạn trong giai đoạn 2021-2025, trong đó có 3.546 tỷ đồng là điều chỉnh theo quyết định 1535 của Chính phủ đối với nguồn ngân sách tập trung.

Đồng thời, đối với nguồn thu sử dụng đất cho đầu tư công giảm 11.815 tỷ đồng. Về nguyên nhân, theo báo cáo Sở TN&MT, việc xây dựng kế hoạch và dự kiến tổng nguồn thu từ đất giai đoạn 2021-2025 được cơ quan tài nguyên dự kiến 28.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, qua rà soát việc thu ngân sách, nguồn thu từ đất thương mại dịch vụ đã hợp toán vào mục tiền thuê đất và nguồn thu từ đất ở mới được hoạch toán vào tiền sử dụng đất. Do hoạch toán về tiền sử dụng đất nên Sở TN&MT đã xác định lại nguồn tiền sử dụng đất giảm so với trước đây hơn 9.000 tỷ đồng.

Mặc khác, nguồn thu từ đấu thầu dự án sử dụng đất trước đây khi dự kiến đưa vào nguồn thu thì có đưa vào 2 dự án là Khu biệt thự sinh thái Hồ Trước Đông và Khu biệt thự sinh thái phía Tây đường tránh Nam Hải Vân. Nhưng đến nay, hai dự án trên do không còn phù hợp với quy hoạch chung của thành phố nên phải dừng lại, từ đó giảm nguồn thu của 2 dự án này là 2.400 tỷ đồng.

Ngoài ra, trước đây khi lập dự toán nguồn thu tiền thuê đất, Sở TN&MT tiếp cận với nguồn thu đất trả tiền 1 lần, tuy nhiên hiện nay thành phố tiếp cận cả 2 hình thức là một lần và hằng năm theo chủ trương chung Chính phủ.

"Trong thời gian tới để cân đối cho nguồn đầu tư công trung hạn, Đà Nẵng cần đẩy mạnh thu hút đầu tư, cải cách thủ tục hành chính và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế để tạo nguồn thu đáp ứng nhu cầu chi phát triển của thành phố. Tập trung tranh thủ nguồn lực của Trung ương, tháo gỡ, hoàn thành thủ tục thu tiền sử dụng đất từ các dự án còn tồn đọng nhiều năm. Và ban hành tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất đối với các khu đất, xây dựng kế hoạch khai thác có hiệu quả tất cả các nguồn thu từ đất", bà Tâm đề xuất. 

vanh-dai-phia-tay-2-2

Nhiều dự án giao thông đội vốn do tăng giá trị đền bù giải tỏa.

Nhiều dự án đội vốn do tăng kinh phí đền bù

Tại kỳ họp, đại biểu Lê Văn Dũng, Phó trưởng ban Đô thị HĐND TP. Đà Nẵng đặt vấn đề, hiện nay tình trạng tăng kính phí đền bù nhiều lần ở các dự án, đặc biệt là các dự án trọng điểm, động lực của thành phố, dẫn đến việc phải điều chỉnh chủ trương đầu tư. Điều này làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công, mất cân đối nguồn vốn cũng như hiệu quả đầu tư các dự án trên địa bàn thành phố.  

Đại biểu Dũng đặt câu hỏi: Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến sự tăng kinh phí đền bù ở các dự án, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan cũng như giải pháp khắc phục trong thời gian tới như thế nào?

Trả lời vấn đề này, bà Trần Thị Thanh Tâm cho rằng, thực trạng tăng kinh phí đền bù ở các dự án trong thời gian qua nguyên nhân do điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án, chủ yếu là việc tăng giá trị đền bù giải tỏa.

Việc tăng kinh phí đền bù do trước đây một số dự án do các Ban quản lý và đơn vị giải phóng mặt bằng đã không có sự phối hợp chặt chẽ trong việc xác định dự toán kinh phí đền bù và phương án tái định cư, dẫn đến việc khi triển khai thực hiện đã phát sinh kinh phí đền bù rất lớn. Thậm chí nhiều dự án còn thiếu quỹ đất để bố trí tái định cư cho người dân.

Mặt khác, khi thực hiện chủ trương đầu tư dự án, các đơn vị chỉ đi kiểm tra và rà soát rồi lên dự toán kinh phí đền bù, không tiến hành kiểm đếm, đo đạc và chưa có hồ sơ cụ thể để xác định chính xác khối lượng giá trị đền bù thực tế cho nên thiếu chính xác về dự toán kinh phí.

Theo bà Tâm, hiện nay có dự án công tác chuẩn bị đầu tư kéo dài dẫn đến việc thay đổi mức giá trị đền bù, gây chênh lệch quá lớn. Trong khi đó, giá đất thị trường trong thời gian qua tăng rất nhanh, chênh lệch cao so với giá đền bù nên việc giải phóng mặt bằng gặp rất nhiều khó khăn, kéo dài thời gian triển khai dự án nên buộc phải điều chỉnh lại phương án tái định cư và phương án đền bù cho người dân. Việc điều chỉnh này phải tính theo giá đất tại thời điểm điều chỉnh, dẫn đến phát sinh kinh phí đền bù cao.

“Công tác phối hợp giữa các ban quản lý và UBND các quận, huyện trong công tác giải phóng mặt bằng chưa thực sự chặt chẽ, thậm chí chưa đề xuất được kế hoạch giải phóng mặt bằng hợp lý theo tiến độ thi công công trình. Bên cạnh đó, việc phát sinh kinh phí giải phóng mặt bằng là do công tác quản lý đô thị ở một số địa phương còn chưa chặt, dẫn đến tình trạng xây dựng các công trình trái phép trên đất nông nghiệp”, bà Tâm nói.  

Về giải pháp khắc phục, bà Tâm cho rằng, trước hết các chủ đầu tư dự án, Ban quản lý dự án cần tính toán lại giá trị đền bù của từng dự án sát đúng cũng như dự toán xây lắp cho phù hợp, nhằm tránh việc điều chỉnh chủ trương đầu tư quá nhiều ở mỗi dự án. Cùng với đó, đề nghị thành phố giao cho các quận, huyện chủ trì và chịu trách nhiệm về công tác đền bù giải tỏa đối với các dự án được triển khai trên địa bàn.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ