Doanh nghiệp Đà Nẵng 'khát' lao động dịp cuối năm

Nhàđầutư
Ông Nguyễn Thanh Diệp, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm TP. Đà Nẵng cho biết, mỗi phiên giao dịch việc làm tại trung tâm luôn có khoảng 60-70 doanh đăng ký tham gia với 3.000-4.000 vị trí. Tuy nhiên số lượng người đến ứng tuyển không nhiều, có lẽ vẫn còn e ngại dịch, hoặc chờ qua Tết mới xin việc làm.
THÀNH VÂN
12, Tháng 12, 2021 | 14:14

Nhàđầutư
Ông Nguyễn Thanh Diệp, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm TP. Đà Nẵng cho biết, mỗi phiên giao dịch việc làm tại trung tâm luôn có khoảng 60-70 doanh đăng ký tham gia với 3.000-4.000 vị trí. Tuy nhiên số lượng người đến ứng tuyển không nhiều, có lẽ vẫn còn e ngại dịch, hoặc chờ qua Tết mới xin việc làm.

Tìm cách giữ chân người lao động

Là địa phương chịu sự tác động tiêu cực nặng nề của dịch COVID-19, Đà Nẵng đang nỗ lực để khôi phục kinh tế - xã hội sau một thời gian dài áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch nghiêm ngặt. Để duy trì và ổn định sản xuất, các doanh nghiệp đang có nhiều cách làm để chăm lo và giữ chân người lao động.

Ông Huỳnh Văn Chính, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Dệt may 29/3 cho biết, trước đó doanh nghiệp đã từng xuất hiện F0 đang làm việc nên gần 2.000 công nhân phải thực hiện phương châm “3 tại chỗ”. Để tuân thủ các phương án phòng, chống dịch tối đa, lãnh đạo công ty chấp nhận chịu nhiều khoản lỗ lớn chỉ để đảm bảo bữa ăn chất lượng, đủ chất cho công nhân.

“Chúng tôi luôn xác định phải bảo vệ được nguồn lực lao động, sẵn sàng sản xuất trong và ngay sau dịch. Nhờ vào sự động lòng của người lao động và công ty, việc khôi phục sản xuất được diễn ra đúng dự kiến và hoàn thành các đơn hàng theo đúng hợp đồng đã ký”, ông Chính cho hay.

Tương tự, ông Trần Mạnh Huy, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần VBPO cho biết, phía công ty đã phải chịu sút giảm doanh thu khoảng 30% vì ảnh hưởng dịch bệnh cũng như thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện tại người lao động mới là vốn quý nhất của doanh nghiệp.

doanh-nghie-san-xuat-1202

Doanh nghiệp Đà Nẵng 'khát' lao động dịp cuối năm.

“Chúng tôi cố gắng duy trì số lao động, không cắt giảm lương, phụ cấp cho gần 400 nhân viên tại Đà Nẵng xuyên suốt mùa dịch. Để giữ chân người lao động, phía công ty đã nỗ lực để được tiếp cận nguồn vaccine sớm, đồng thời tuyên truyền nội bộ để người lao động yên tâm làm việc cũng góp phần rất quan trọng. Nếu tình hình ổn định, các mức thưởng Tết sẽ được chi trả tương đương các năm trước”, ông Trần Mạnh Huy cho hay.

Theo thống kê của Sở LĐ-TB&XH Đà Nẵng, trên địa bàn thành phố có hơn 27.300 doanh nghiệp hoạt động với hơn 363.000 lao động.

Trong thời gian qua, ngành du lịch Đà Nẵng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19, điều này đã  khiến 295 doanh nghiệp lữ hành, 16 khu điểm du lịch, 931 cơ sở lưu trú, khách sạn, 330 đơn vị xe vận chuyển và 19 đơn vị vận chuyển du lịch đường thủy đang tạm ngưng hoạt động. Việc này đã khiến số lao động trong lĩnh vực du lịch tạm hoãn hợp đồng lao động là hơn 12.030 người, chấm dứt hợp đồng lao động là hơn 27.600 người.

Ngoài ra, đối tượng lao động tự do trên địa bàn TP. Đà Nẵng cũng bị ảnh hưởng nặng nề, hàng chục nghìn người bị mất việc làm, thất nghiệp. Theo ước tính của Sở LĐ-TB&XH Đà Nẵng, có hơn 58.000 người lao động tự do bị mất việc làm, thất nghiệp, đời sống gặp nhiều khó khăn.

Nhu cầu tuyển dụng tăng cao

Khi dịch COVID-19 được kiểm soát, doanh nghiệp Đà Nẵng bắt đầu trở lại hoạt động bình thường. Đặc biệt, sau thời gian phải thu hẹp sản xuất để phòng chống dịch, nhiều doanh nghiệp phải gấp rút hoàn thành tiến độ để giao hàng cho đối tác trong, ngoài nước cho dịp cuối năm. Do đó, nhu cầu tuyển dụng của nhiều doanh nghiệp tại các khu công nghiệp trên địa bàn TP. Đà Nẵng tăng cao.

Ông Nguyễn Thanh Diệp, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm TP. Đà Nẵng cho biết, thời gian qua để giải quyết việc làm cho người lao động ảnh hưởng dịch COVID-19, cũng như tình trạng thiếu hụt lao động của các doanh nghiệp sau giãn cách, trung tâm đã tăng cường mời gọi doanh nghiệp đăng ký tuyển dụng. Đồng thời, phối hợp với phòng LĐ-TB&XH các quận, huyện tổ chức hội nghị chuyên đề tư vấn giới thiệu việc làm học nghề cho người lao động, đem việc làm xuống tận cơ sở.

“Hiện nay, sau thời gian giãn cách xã hội các doanh nghiệp đã đi vào sản xuất cho các đơn hàng cuối năm, vì vậy họ đang rất cần lao động. Mỗi phiên giao dịch việc làm tại trung tâm luôn có khoảng 60-70 doanh đăng ký tham gia với 3.000-4.000 vị trí. Trong đó nhiều nhất là các doanh nghiệp ở lĩnh vực may mặc. Tuy nhiên số lượng người đến ứng tuyển không nhiều, có lẽ người lao động vẫn còn e ngại dịch, hoặc chờ qua Tết mới xin việc làm”, ông Diệp thông tin.

Ông Diệp cho biết, để giải quyết bài toán lao động cho các doanh nghiệp, đơn vị đang tăng cường các phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối với các Trung tâm Dịch vụ việc làm của những tỉnh thành khu vực miền Trung và Tây nguyên. Theo đó, đơn vị sẽ kết nối để tìm nguồn lao động từ miền Nam về quê tránh dịch như Thanh Hóa, Quảng Trị, Quảng Bình, Quảng Nam, Thừa Thiên - Huế cho các doanh nghiệp.

"Bên cạnh việc kết nối với các Trung tâm Dịch vụ việc làm ở các tỉnh thành, chúng tôi sẽ cử cán bộ xuống các phường, xã, tổ dân phố để thu thập, khảo sát nhu cầu tìm kiếm việc làm của người lao động nhằm kết nối việc làm với các doanh nghiệp”, ông Diệp nói.

Theo Sở LĐ-TB&XH Đà Nẵng, dịch COVID-19 kéo dài thời gian qua khiến các doanh nghiệp và người lao động gặp vô vàn khó khăn. Để hỗ trợ người lao động, thời gian đến Sở tiếp tục triển khai kế hoạch, nắm bắt thông tin về tình hình tuyển dụng, nhu cầu sử dụng lao động tại các doanh nghiệp quy mô từ 100 lao động trở lên để cung cấp cho người lao động được biết.

Cùng với đó, đơn vị sẽ thực hiện và nâng cao chất lượng các phiên giao dịch việc làm, định kỳ, tại 3 địa điểm của Trung tâm Dịch vụ việc làm. Đặc biệt, khẩn trương tổ chức các phiên giao dịch việc làm lưu động tại các quận, huyện, các trường cao đẳng, đại học, các cơ sở đào tạo nghề.

Ngoài ra, tổ chức các phiên giao dịch việc làm online với các tỉnh khu vực miền Trung - Tây Nguyên vào cùng các phiên giao dịch việc làm định kỳ. Giải quyết tốt các chính sách bảo hiểm thất nghiệp, chú trọng tiêu chí đào tạo lại để đưa lao động sớm trở lại thị trường lao động. Tiếp tục phát huy và nâng cao chất lượng hệ thống dịch vụ việc làm có đủ năng lực và điều kiện tư vấn cho 25.000 - 30.000 lao động/năm.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25180.00 25185.00 25485.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30846.00 31032.00 32001.00
HKD 3185.00 3198.00 3302.00
CHF 27415.00 27525.00 28378.00
JPY 160.64 161.29 168.67
AUD 16085.00 16150.00 16648.00
SGD 18346.00 18420.00 18964.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 18198.00 18271.00 18809.00
NZD   14807.00 15308.00
KRW   17.63 19.26
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2290.00 2378.00
NOK   2269.00 2358.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ