Vì sao quí I, số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động ở Đà Nẵng tăng lên tới gần 50%?

Nhàđầutư
Ông Lê Minh Tường, Phó Giám đốc Sở KH&ĐT Đà Nẵng cho biết, sau đại dịch, khả năng chống chịu của doanh nghiệp bị bào mòn, nhiều doanh nghiệp phải lựa chọn giải pháp tạm dừng hoạt động hoặc giải thể. Điều này khiến số lượng doanh nghiệp rút khỏi thị trường có xu hướng gia tăng.
THÀNH VÂN
14, Tháng 04, 2023 | 13:20

Nhàđầutư
Ông Lê Minh Tường, Phó Giám đốc Sở KH&ĐT Đà Nẵng cho biết, sau đại dịch, khả năng chống chịu của doanh nghiệp bị bào mòn, nhiều doanh nghiệp phải lựa chọn giải pháp tạm dừng hoạt động hoặc giải thể. Điều này khiến số lượng doanh nghiệp rút khỏi thị trường có xu hướng gia tăng.

Khả năng chống chịu của doanh nghiệp bị bào mòn

Sáng 14/4, UBND TP. Đà Nẵng tổ chức họp báo quý I/2023.

Theo UBND TP. Đà Nẵng, GRDP trên địa bàn trong quý tăng 7,12% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, khu vực dịch vụ tăng 11,5%, khu vực công nghiệp – xây dựng giảm 4,7%, khu vực nông, lâm, thủy sản giảm 0,01%. Hoạt động du lịch khôi phục tích cực giúp kinh tế Đà Nẵng tăng trưởng tốt, dẫn đầu vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung.

Trong quý I/2023, thành phố đón hơn 1,4 triệu lượt khách, tăng 4,7 lần so với cùng kỳ năm 2022; doanh thu ăn uống dịch vụ lữ hành đạt 5.897 tỷ đồng, tăng 89,6% so với cùng kỳ năm 2022.

Xuất khẩu Đà Nẵng quý I/2023 vẫn duy trì xuất siêu khoảng 193,2 triệu USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu phần mềm tăng trưởng tốt ước đạt 36,5 triệu USD, tăng 32,7% so với cùng kỳ năm 2023.

Đáng chú ý, trong 3 tháng đầu năm, số lượng doanh nghiệp quay trở lại hoạt động giảm 42,2% so với cùng kỳ năm 2022, trong khi số doanh nghiệp tạm dừng hoạt động tăng 47% (khoảng 2.231 doanh nghiệp và đơn vị trực thuộc tạm dừng hoạt động). 

IMG_2599

Ông Lê Minh Tường, Phó Giám đốc Sở KH&ĐT Đà Nẵng trả lời tại họp báo. Ảnh: Thành Vân.

Liên quan đến vấn đề này, ông Lê Minh Tường, Phó Giám đốc Sở KH&ĐT Đà Nẵng cho biết, sau đại dịch, khả năng chống chịu của doanh nghiệp bị bào mòn, nhiều doanh nghiệp phải lựa chọn giải pháp tạm dừng hoạt động hoặc giải thể. Điều này khiến số lượng doanh nghiệp rút khỏi thị trường có xu hướng gia tăng.

"Các doanh nghiệp rút khỏi thị trường chủ yếu là quy mô nhỏ, số lượng lao động từ 5-30 người, không kham nổi chi phí thuê mặt bằng và trả lương nhân viên. Lĩnh vực tạm ngừng hoạt động, giải thể chủ yếu tập trung ở buôn bán, bán lẻ, xây dựng, công nghiệp chế tạo chế biến nhỏ, dịch vụ lưu trú, ăn uống tư vấn thiết kế, quảng cáo…", ông Tường thông tin.

Cũng theo ông Tường, khó khăn tiếp theo là doanh nghiệp gặp khó khăn dòng tiền, dòng vốn cạn kiệt, khó tiếp cận nguồn vốn, lãi suất cho vay tăng và sức ép lạm phát làm tăng chi phí sản xuất.

Ngoài ra, nguồn cung khan hiếm, nguồn cầu sụt giảm làm doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn, nhất là doanh nghiệp phục thuộc vào xuất khẩu hoặc nhập khẩu nguyên liệu.

"Về gói hỗ trợ doanh nghiệp 120.000 tỷ đồng, Sở cũng đang tham mưu UBND thành phố triển khai đến các doanh nghiệp trên địa bàn tiếp cận; đồng thời thực hiện các công tác tuyên truyền đối với gói hỗ trợ để doanh nghiệp sớm tiếp cận", ông Tường nói.

z4096349589973_5d9a0480446c61fa8b9fa2928e4842cd

Trong quý I/2023, số doanh nghiệp tạm dừng hoạt động ở Đà Nẵng tăng 47% (khoảng 2.231 doanh nghiệp và đơn vị trực thuộc tạm dừng hoạt động. Ảnh: Thành Vân.

PCI Đà Nẵng tụt 5 hạng

Liên quan đến Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2022, với 68,52/100 điểm, TP. Đà Nẵng xếp vị trí thứ 9 cả nước. Dù vẫn thuộc nhóm các tỉnh thành "Tốt" nhưng so với PCI 2021, TP. Đà Nẵng tụt 5 hạng. 

Nói về nguyên nhân, ông Tường cho rằng, một số nguyên nhân chính rơi vào các vấn đề tồn tại đầu tư kinh doanh. Trong đó, nhiều năm qua, thành phố đã triển khai nhiều giải pháp để nhanh chóng phục hồi và phát triển kinh tế, tuy nhiên thành phố vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt là nguồn lực của thành phố chưa được khơi thông.

Điều này khiến cho việc thu hút đầu tư vào thành phố còn hạn chế, trong đó có các dự án liên quan đến thanh tra, thành phố đã báo cáo Trung ương xem xét tháo gỡ.

Theo ông Tường, hiện các sở, ban, ngành đang chủ động thực hiện các công việc, trong đó đối với công tác quy hoạch đang được Sở Xây dựng thực hiện; công tác đất đai cũng được Sở TN&MT tích cực triển khai; đối với Sở KH&ĐT, đơn vị đang hỗ trợ thủ tục cho nhà đầu tư, tham mưu các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp.

"Các nguyên nhân, hạn chế ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, kinh doanh thì UBND TP. Đà Nẵng đã yêu cầu các đơn vị rà soát, cải thiện", ông Tường nói.

Cũng tại họp báo, liên quan đến việc cấp chủ trương đầu tư cảng Liên Chiểu, ông Tường thông tin, đây là cảng loại I thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.

"Hiện các thủ tục cấp đầu tư, Thủ tướng sẽ xem xét cấp chủ trương đầu tư đối với dự án này. Đối với an ninh quốc phòng thì thuộc thẩm quyền của Chính phủ và Bộ ngành. Trên cơ sở đó thì TP. Đà Nẵng triển khai các thủ tục đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo đúng Luật đầu tư", ông Tường cho hay.

Theo UBND TP. Đà Nẵng, trong thời gian tới, thành phố sẽ tập trung hỗ trợ, duy trì ổn định sản xuất, kinh doanh. Trong đó, tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến du lịch để mở rộng thị trường cũ, tìm kiếm thị trường mới.

Đặc biệt, thành phố đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023, thực hiện tốt công tác quản lý quy hoạch, đô thị, bảo vệ môi trường; tiếp tục cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh để thu hút đầu tư...  

Trong quý I/2023, TP. Đà Nẵng đã cấp Quyết định chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 4 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư hơn 1.505 tỷ đồng đạt 56,9% so với cùng kỳ năm 202220.

Đồng thời, cấp mới 28 dự án FDI với vốn đăng ký là 4,463 triệu USD, đạt 81,2% so với cùng kỳ năm 202221; có 6 lượt dự án với tổng vốn tăng thêm 1,946 triệu USD, tăng 194,6% so với cùng kỳ năm 202222, 09 lượt góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong tổ chức kinh tế với tổng giá trị 1,504 triệu USD, tăng 335,7% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Tính đến nay, Đà Nẵng có 752 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư hơn 171.305 tỷ đồng và 980 dự án FDI với tổng vốn đầu tư trên 4,062 tỷ USD.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ