Vì sao nhiều bị hại không đến phiên tòa xét xử cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết?

QUANG TUYỀN
06:30 29/07/2024

Dù tòa triệu tập 30.403 nhà đầu tư với tư cách là bị hại đến tòa nhưng ghi nhận của phóng viên Nhadautu.vn cho thấy rất nhiều bị hại vắng mặt. Đến ngày xét xử thứ 3, khu vực rạp ngoài trời dành cho bị hại đã được tháo dỡ vì...không có người.

Tại phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Trịnh Văn Quyết, cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC và 49 bị cáo khác trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn FLC, HĐXX đã triệu tập 30.403 nhà đầu tư đã mua cổ phiếu ROS, với tư cách là bị hại; đồng thời, triệu tập 63.092 nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu ROS với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan để phục vụ xét xử.

Triệu tập cả trăm ngàn bị hại nhưng đến tòa chỉ dăm người

Trong số hơn 30.000 nhà đầu tư, đến nay, cơ quan tố tụng xác định có 133 người đang sở hữu hơn 627.000 cổ phiếu ROS ban đầu (hình thành từ vốn góp khống) nhưng chỉ có 95 bị hại yêu cầu bồi thường thiệt hại do đang sở hữu hơn 381.000 cổ phiếu với giá trị mua gần 1,4 tỷ đồng.

rap

TAND TP. Hà Nội đã dựng rạp có mái che rộng khoảng 1.000m2 và bố trí nhiều ghế ngồi cùng các thiết bị để phục vụ những nhà đầu tư đến dự phiên tòa. Ảnh: Q.T

Với số lượng bị hại và những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan được triệu tập rất đông nên TAND TP. Hà Nội đã dựng rạp có mái che rộng khoảng 1.000m2 và bố trí nhiều ghế ngồi cùng các thiết bị để phục vụ những nhà đầu tư đến dự phiên tòa.

Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên Nhadautu.vn, ngay trong ngày đầu tiên diễn ra phiên tòa đã thấy sự vắng mặt của rất nhiều nhà đầu tư được cho là bị hại trong vụ án này. Đến ngày xét xử thứ 3, khu vực rạp ngoài trời đã được tháo dỡ.

Đặc biệt, trong gần 100.000 nhà đầu tư được triệu tập đến tòa để phục vụ xét xử thì chỉ 5 người có mặt đứng lên trình bày quan điểm trước tòa. Các nhà đầu tư này mong muốn cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC dùng tài sản mua lại cổ phiếu ROS của những người đã mua và đang bị "mắc kẹt".

Là một trong những nhà đầu tư hiếm hoi đến dự phiên tòa trong ngày đầu tiên, anh Quang Phúc (ở Đông Anh, Hà Nội) cho biết, bản thân đầu tư vào một số mã cổ phiếu thuộc "họ FLC" và đang bị "kẹt hàng" nên anh mong muốn đến dự phiên tòa để lấy lại số tiền mà mình đã mua cổ phiếu.

Theo người đàn ông này, biết tin tòa triệu tập số lượng nhà đầu tư rất lớn đến tòa nên anh đã có mặt tại tòa từ rất sớm để "nhận chỗ". Tuy nhiên, lúc anh có mặt tại tòa thì cũng rất bất ngờ với số lượng nhà đầu tư hiếm hoi đến tham dự.

ndt-1420

Hình ảnh chụp tại ngày đầu tiên diễn ra phiên tòa nhưng rất ít bị hại và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến dự theo triệu tập của tòa. Ảnh: Q.T

"Nghe được tin tòa triệu tập hàng chục nghìn nhà đầu tư đến dự nên tôi đã phải dậy từ sớm để đi vì sợ hết chỗ. Nhưng tôi không hiểu tại sao những người được cho là bị hại hầu như không có mặt và tôi là một trong số ít những người có mặt tại tòa.

Theo tôi, trong vụ án này, cơ quan chức năng xác định nhà đầu tư đã mua cổ phiếu ROS là bị hại thì không đúng. Bởi họ mua bán "lướt sóng" rất nhiều nên có thể họ đã kiếm được khoản hời và thanh lý toàn bộ ngay thời điểm đó. Còn tôi do vào sau nên mới bị kẹt hàng nhưng lại không được xác định là bị hại", anh Phúc chia sẻ.

Luật sư đề nghị xem xét lại số lượng bị hại trong vụ án

Trong phiên tòa chiều 26/7, đại diện VKSND TP. Hà Nội đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Trịnh Văn Quyết tổng mức án từ 24 - 26 năm tù cho 2 tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và "Thao túng thị trường chứng khoán".

VKS đánh giá, sai phạm trong vụ án đã ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư chứng khoán, tác động tiêu cực đến tâm lý các nhà đầu tư, gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc thu hút vốn đầu tư, môi trường đầu tư phát triển kinh tế; làm ảnh hưởng xấu trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp, suy giảm niềm tin của các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.

Đặc biệt, trong vụ án này, bị cáo Quyết giữ vai trò chủ mưu đã lợi dụng sơ hở của pháp luật, sử dụng Faros làm công cụ và sàn HoSE làm phương tiện để chiếm đoạt số tiền đặc biệt lớn, hơn 4.300 tỷ đồng, nên cần áp dụng hình phạt cao nhất.

Sau phần luận tội của VKS, luật sư Vũ Đặng Hải Yến, bào chữa cho cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC đã nêu lên quan điểm bảo vệ cho thân chủ của mình. Theo nữ luật này, ông Quyết luôn thể hiện thái độ thành khẩn, ăn năn và tôn trọng tuyệt đối các nội dung quy kết trong cáo trạng. Tuy nhiên, mức án mà VKS đề nghị với bị cáo Quyết là "nghiêm khắc và chưa được xem xét chính sách khoan hồng".

TVQ1

Bị cáo Trịnh Văn Quyết bị đề nghị mức án 24 - 26 năm tù. Ảnh: Q.T

Luật sự của bị cáo Trịnh Văn Quyết mong muốn HĐXX xem xét khách quan trong vấn đề xác định yếu tố thiệt hại và người bị hại. Theo luật sư này, trong vụ án có 2 nhóm người bị hại được phân loại gồm: Nhóm 133 nhà đầu tư mua cổ phiếu ROS ban đầu nhưng hiện chưa bán và nhóm 30.403 nhà đầu tư mua cổ phiếu ROS ban đầu (không phân biệt nhà đầu tư đã bán hay vẫn đang sở hữu cổ phiếu).

Tuy nhiên, nữ luật sư cho rằng, xét quy định thì chỉ có nhóm 133 nhà đầu tư mới đáp ứng các tiêu chí về bị hại. Còn việc xác định nhóm 30.403 nhà đầu tư là người bị hại là không phù hợp với khoa học pháp lý, không đáp ứng các tiêu chí về bị hại theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

"Bởi theo tài liệu của cơ quan điều tra, chúng tôi nhận thấy trong nhóm 30.403 nhà đầu tư, có rất nhiều trường hợp mua cổ phiếu nhưng sau đó đã bán và có lãi. Khả năng nhóm nhà đầu tư trên mua cổ phiếu ROS ban đầu là rất lớn", bà Yến phân tích.

Để chứng minh việc nhà đầu tư mua cổ phiếu bán có lãi, luật sư Yến cho hay, sau giai đoạn bị cáo Trịnh Văn Quyết bán cổ phiếu ROS ban đầu ra thị trường, giá cổ phiếu ROS có xu hướng tăng liên tục trong một thời gian dài sau đó, từ 2.000 đồng/cổ phiếu (giai đoạn tháng 4 - 6/2020) lên 13.600 đồng/cổ phiếu (giai đoạn tháng 7/2020 – 12/2021).

Bên cạnh đó, có nhiều nhà đầu tư từ chối làm việc hoặc khẳng định việc giá trị cổ phiếu lên xuống, lời lỗ là chuyện bình thường và đầu tư mua cổ phiếu là do tự nguyện. Do đó, việc xác định các cá nhân này là người bị hại trong khi bản thân ý thức chủ quan họ cho rằng "không phải là bị hại, không bị thiệt hại" là không thuyết phục.

Từ những phân tích trên, luật sư Yến kính đề nghị HĐXX xem xét người bị hại trong "Vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản" là 133 nhà đầu tư mua cổ phiếu ROS ban đầu (cổ phiếu hình thành từ vốn góp khống) và hiện vẫn còn đang sở hữu cổ phiếu này. Đồng thời, nữ luật sư cho rằng số tiền bị cáo Quyết nộp khắc phục hiện nay đã đủ để hoàn trả lại cho các bị hại.

Ngoài ra, luật sư này cho rằng, số tiền bán cổ phiếu ROS 3.600 tỷ đồng theo xác định tại cáo trạng không thể xem xét đây là khoản tiền bị cáo Trịnh Văn Quyết chiếm đoạt của các nhà đầu tư. Thay vào đó, cần xem xét đây là khoản tiền hưởng lợi không ngay tình từ các hành vi trong vụ án.

"Thân chủ của chúng tôi sẵn sàng và cam kết nộp toàn bộ số tiền này với sự tự nguyện. Tôi cho rằng, cần xem xét việc cam kết như vậy của bị cáo là tình tiết để áp dụng chính sách khoan hồng đặc biệt", nữ luật sư nói.

flc

Toàn cảnh phiên xét xử bị cáo Trịnh Văn Quyết, cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC và 49 bị cáo khác trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn FLC. Ảnh: Q.T

Cùng quan điểm với luật sư Vũ Đặng Hải Yến, một luật sư khác cũng bào chữa cho bị cáo Trịnh Văn Quyết nêu thân chủ của mình đã có ý thức khắc phục hậu quả và thực tế có thể khắc phục hoàn toàn hậu quả nếu được tạo điều kiện.

"Tại tòa, ông Quyết luôn khẳng định nếu được tạo điều kiện mở phong tỏa tài sản sẽ dùng toàn bộ tài sản cá nhân tích lũy trong hơn 20 năm lập nghiệp và huy động thêm nguồn lực khác để khắc phục hậu quả. Do đó, cần sớm tạo điều kiện cho ông Quyết làm việc này.

Dù bị cách ly khỏi xã hội, tài sản bị phong tỏa nhưng ông Quyết liên tục thúc giục gia đình, bạn bè huy động tối đa mọi nguồn lực, vay mượn để khắc phục. Đến phiên tòa hôm nay, thân chủ tôi đã khắc phục gần 240 tỷ đồng", luật sư trình bày.

Cho rằng nỗ lực của thân chủ mình cần được ghi nhận, luật sư đề nghị HĐXX áp dụng chính sách khoan hồng đặc biệt, áp dụng hình phạt tương đương với mức phạt của nhóm bị cáo tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh phạm tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" .

Luật sư của bị cáo Trịnh Văn Quyết cho biết, Tại giai đoạn điều tra và truy tố, bị cáo Quyết được ghi nhận đã khắc phục hơn 189,5 tỷ đồng. Đến thời điểm trước khi phiên tòa diễn ra, bà Lê Thị Ngọc Diệp (vợ ông Trịnh Văn Quyết) thay mặt chồng nộp thêm 23 tỷ đồng để khắc phục hậu quả.

Sau đó, trong ngày thứ 2 diễn ra phiên tòa, bà Diệp tiếp tục có đơn gửi tới HĐXX TAND TP. Hà Nội về việc thay mặt chồng nộp thêm 25,1 tỷ đồng để khắc phục hậu quả. Trong đơn, vợ cựu Chủ tịch FLC cho biết, gia đình đang tiếp tục huy động mọi nguồn lực, vay mượn anh em, họ hàng, bạn bè tối đa để nộp tiền khắc phục hậu quả ở mức cao nhất.

  • Cùng chuyên mục
Bắc Ninh ban hành quyết định 'làm khó' doanh nghiệp

Bắc Ninh ban hành quyết định 'làm khó' doanh nghiệp

Quyết định số 22/2021 của UBND tỉnh Bắc Ninh đã gây khó khăn cho doanh nghiệp khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính, nhưng không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định.

Pháp luật - 19/11/2024 19:30

Vướng mắc pháp lý đối với đầu tư bất động sản và giải pháp khắc phục

Vướng mắc pháp lý đối với đầu tư bất động sản và giải pháp khắc phục

Thị trường bất động sản trong năm 2024 có sự phục hồi nhờ sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô và các chính sách mới liên quan thị trường bất động sản, tài chính…đem lại cho thị trường bất động sản và doanh nghiệp bất động sản những cơ hội đầu tư nhưng cũng còn nhiều thách thức.

Pháp luật - 19/11/2024 14:29

Hà Nội ngừng cung cấp điện, nước cho công trình vi phạm

Hà Nội ngừng cung cấp điện, nước cho công trình vi phạm

HĐND TP. Hà Nội đã thông qua quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn TP. Hà Nội.

Pháp luật - 19/11/2024 14:17

Tất cả cửa hàng trái cây ở Hà Nội phải được đăng ký kinh doanh

Tất cả cửa hàng trái cây ở Hà Nội phải được đăng ký kinh doanh

Trong năm 2024, Hà Nội dự kiến 100% cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn có đăng ký kinh doanh; 100% người kinh doanh trái cây được đào tạo, tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm; 100% cửa hàng kinh doanh thuộc đối tượng của đề án được cấp biển nhận diện "Cửa hàng kinh doanh trái cây an toàn", có biển hiệu và đầy đủ trang thiết bị, phương tiện bảo quản trái cây...

Pháp luật - 19/11/2024 09:37

Khai thác khoáng sản không phép, Công ty Thống Nhất ở Bắc Ninh bị phạt nặng

Khai thác khoáng sản không phép, Công ty Thống Nhất ở Bắc Ninh bị phạt nặng

UBND tỉnh Bắc Ninh xử phạt 120 triệu đồng đối với Công ty Cổ phần Thương mại và Đầu tư phát triển Thống Nhất có địa chỉ tại tầng 3, chung cư Cát Tường New, đường Lý Thái Tổ, phường Ninh Xá, thành phố Bắc Ninh do có hành vi khai thác khoáng sản không đúng quy định.

Pháp luật - 19/11/2024 08:02

Nguyên Bí thư Vĩnh Phúc Phạm Văn Vọng bị đề nghị kỷ luật

Nguyên Bí thư Vĩnh Phúc Phạm Văn Vọng bị đề nghị kỷ luật

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật các ông Phạm Văn Vọng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy; Phùng Quang Hùng, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh; Hà Hòa Bình, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc vì có liên quan tới Tập đoàn Phúc Sơn.

Pháp luật - 18/11/2024 17:59

Cựu Phó Giám đốc Sở KH&ĐT TP.HCM nhận 1 tỷ đồng để tạo điều kiện cho doanh nghiệp trúng thầu

Cựu Phó Giám đốc Sở KH&ĐT TP.HCM nhận 1 tỷ đồng để tạo điều kiện cho doanh nghiệp trúng thầu

Cựu Phó Giám đốc Sở KH&ĐT TP.HCM Trần Thị Bình Minh đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp trúng thầu 2 dự án công nghệ cao và nhận 1 tỷ đồng. 

Pháp luật - 18/11/2024 12:30

Công an TP. Hà Nội tìm bị hại vụ lừa đảo làm sổ tiết kiệm

Công an TP. Hà Nội tìm bị hại vụ lừa đảo làm sổ tiết kiệm

Công an TP. Hà Nội cho biết Man Tiến Long nhận làm sổ tiết kiệm tại một ngân hàng thương mại cổ phần, sau đó chiếm đoạt số tiền lớn.

Pháp luật - 18/11/2024 11:33

Hà Nội tịch thu hàng trăm sản phẩm thuốc lá điện tử

Hà Nội tịch thu hàng trăm sản phẩm thuốc lá điện tử

Đội Quản lý thị trường số 2 (Cục Quản lý thị trường Hà Nội) đã phát hiện, tạm giữ 420 sản phẩm gồm: Máy hút thuốc lá điện tử dùng 1 lần và tinh dầu dùng cho máy hút thuốc lá điện tử, do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn, chứng từ.

Pháp luật - 17/11/2024 09:30

Bắt Giám đốc và nguyên Giám đốc Trung tâm Quan trắc TN&MT tỉnh Quảng Ninh

Bắt Giám đốc và nguyên Giám đốc Trung tâm Quan trắc TN&MT tỉnh Quảng Ninh

Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh đã khởi tố bị can, bắt đối với Giám đốc và nguyên Giám đốc Trung tâm Quan trắc TN&MT tỉnh Quảng Ninh về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Pháp luật - 17/11/2024 07:30

Đà Nẵng: Hàng loạt nhà xưởng biến thành sân pickleball?

Đà Nẵng: Hàng loạt nhà xưởng biến thành sân pickleball?

Sân pickleball đang mọc lên khắp nơi ở TP. Đà Nẵng theo làn sóng bùng nổ của môn thể thao này, nhưng việc này cũng dẫn đến nhiều bất cập, nhất là nhiều sân xây dựng trái quy hoạch sử dụng đất.

Pháp luật - 16/11/2024 10:46

Bắt 'trùm' đất đá thải mỏ ở Quảng Ninh

Bắt 'trùm' đất đá thải mỏ ở Quảng Ninh

Công an tỉnh Quảng Ninh vừa ra quyết định khởi tố, bắt giam Vũ Đình Kiên, Giám đốc Công ty Cổ phần Thiên Nam về tội "Vi phạm các quy định về khai thác tài nguyên".

Pháp luật - 16/11/2024 08:53

Bộ Chính trị cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Ký và ông Bùi Văn Cường

Bộ Chính trị cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Ký và ông Bùi Văn Cường

Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký và nguyên Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Bùi Văn Cường bị kỷ luật cảnh cáo vì liên quan tới vi phạm trong các gói thầu của Tập đoàn Thuận An.

Pháp luật - 15/11/2024 20:06

Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo làm rõ thông tin 'Ngang nhiên quảng cáo cờ bạc ở phố đi bộ hồ Gươm'

Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo làm rõ thông tin 'Ngang nhiên quảng cáo cờ bạc ở phố đi bộ hồ Gươm'

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội chỉ đạo làm rõ thông tin bá chí nêu về việc "Ngang nhiên quảng cáo cờ bạc ở phố đi bộ hồ Gươm".

Pháp luật - 15/11/2024 11:33

Không có căn cứ giảm án tử cho bà Trương Mỹ Lan

Không có căn cứ giảm án tử cho bà Trương Mỹ Lan

Viện KSND cấp cao tại TP.HCM đề nghị giữ nguyên mức án tử hình như tòa cấp sơ thẩm đã tuyên đối với bà Trương Mỹ Lan trong tội danh "Tham ô tài sản", vì không có căn cứ để xem xét giảm nhẹ hình phạt.

Pháp luật - 15/11/2024 10:37

Bí thư Hà Nội yêu cầu giải quyết dứt điểm 19 vụ án tham nhũng, tiêu cực

Bí thư Hà Nội yêu cầu giải quyết dứt điểm 19 vụ án tham nhũng, tiêu cực

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài yêu cầu từ nay đến cuối năm 2024, giải quyết dứt điểm 19 vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực.

Pháp luật - 15/11/2024 07:54