Vì sao London lại là điểm đầu tư lý tưởng của các nhà tài phiệt Nga?

London nổi tiếng là một thành phố cởi mở và dễ tiếp cận. Đây là điểm mạnh nhưng đồng thời cũng là lỗ hổng khiến giới tài phiệt trên khắp thế giới, đặc biệt là Nga và các nước Liên Xô cũ, lợi dụng biến thành phố này thành nơi rửa tiền, nhằm che giấu số tài sản bất minh của mình.
AN LE
08, Tháng 03, 2022 | 06:19

London nổi tiếng là một thành phố cởi mở và dễ tiếp cận. Đây là điểm mạnh nhưng đồng thời cũng là lỗ hổng khiến giới tài phiệt trên khắp thế giới, đặc biệt là Nga và các nước Liên Xô cũ, lợi dụng biến thành phố này thành nơi rửa tiền, nhằm che giấu số tài sản bất minh của mình.

1 (2)

Quảng trường Belgrave, nơi đã trở thành một địa điểm phổ biến với các tỷ phú người Nga trong những năm gần đây. Ảnh: Greg Balfour Evans/Alamy

Trong nhiều năm, thị trường bất động sản cao cấp ở London và phía Đông Nam nước Anh đã thu hút các nhà đầu tư từ Nga và các quốc gia thuộc Liên Xô cũ. Dinh thự của các nhà tài phiệt với loạt hệ thống nội thất sang trọng bao gồm hồ bơi, phòng trưng bày nghệ thuật và bộ sưu tập xe hơi cổ điển đã trở thành huyền thoại được nhiều người biết đến.

Các đại lý và công ty bất động sản, luật sư, kế toán, tổ chức tài chính, cơ quan quan hệ công chúng, những nhà thiết kế nội thất và kiến trúc, tất cả đều hoạt động tốt nhờ nguồn tiền dư dả này.

Trong khi đó, các nhà vận động chiến dịch và giới báo chí đã đưa ra hồi chuông cảnh báo đối với tình trạng này. London từ lâu đã bị chỉ tên là thành phố đặc biệt thu hút “số tài sản bất minh” từ khắp nơi trên thế giới và đặc biệt từ Liên bang Xô Viết cũ, theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế chống tham nhũng tại Vương quốc Anh.

Tới bây giờ, hầu hết những lời cảnh báo này vẫn bị bỏ ngoài tai, cho đến khi vấn đề bỗng trở nên phức tạp hơn khi hành động này dường như tiếp tay cho giới tài phiệt, những nhà lãnh đạo đã gây ra cuộc chiến khốc liệt tại châu Âu vào năm 1945.

Lời biện minh duy nhất có thể được đưa ra là dòng tiền chảy vào thành phố này sẽ đem lại lợi ích cho những công dân bình thường, nhưng câu hỏi đặt ra là liệu những người dân này có thực sự nhận được lợi ích từ điều đó hay không.

Bởi lẽ, chúng đã tăng thêm áp lực lên những gia đình không có khả năng chi trả tiền nhà ở London, đồng thời thúc đẩy sự bài xích và phân chia giai cấp ở một thành phố vốn được biết đến với thế mạnh là sự cởi mở và dễ dàng tiếp cận.

Sự giàu có này đã góp phần tạo ra những hiện tượng như “ngôi nhà trên tảng băng”, nơi có những tầng hầm khổng lồ với diện tích tối đa ở những khu vực có giá trị cao, và “những con phố ma”, nơi chủ sở hữu của số bất động sản này trên khắp thế giới chỉ thỉnh thoảng đến cư trú tại đây trong một thời gian ngắn, dẫn đến hiện tượng toàn bộ các khu nhà này phần lớn đều tắt đèn. Điều này đồng thời cũng làm lũng đoạn thị trường, khi những ngôi nhà ma chiếm diện tích quá lớn ở một thành phố luôn thiếu hụt diện tích như London.

Có thể kể đến như căn biệt thự 15 phòng ngủ của Roman Abramovich - một tỷ phú dầu mỏ người Nga, trị giá ít nhất 150 triệu bảng Anh ở Kensington Palace Gardens, một trong những con phố đắt nhất thế giới, hay ngôi nhà ở Quảng trường Belgrave được cho là của Oleg Deripaska, đồng minh của Tống thống Putin. Tại đây, giá trị của ngôi nhà trát vữa theo phong cách cổ điển đã bị thổi phồng lên đến mức không thể tưởng tượng được, tinh thần của chúng đã hoàn toàn bị thay đổi.

2 (2)

Căn biệt thự của tỷ phú Roman Abramovich. Ảnh: Antonio Olmos/The Observer

Những dinh thự tương tự cũng được tìm thấy sở hữu bởi doanh nhân người Nga Mikhail Fridman, tỷ phú khai thác mỏ Alisher Usmanov, đối tác kinh doanh của ông Fridman - Petr Aven, nhà tài phiệt Nga Vladislav Doronin, tỷ phú Ukraina Rinat Akhmetov hay doanh nhân người Ukraine Dmytro Firtash, người cũng thân cận với ông Putin

Tuy nhiên, số bất động sản này không bao gồm các tòa nhà ở khu vực Nine Elms xung quanh đại sứ quán Mỹ. Nơi này dường như không được người Nga đặc biệt ưa thích, tuy nhiên, có thể một số giao dịch ở đây được tài trợ từ những nguồn tiền đáng ngờ.

3 (2)

Những tòa nhà thuộc sở hữu của hai nhà tài phiệt Nga Vladislav Doronin và Rinat Akhmetov. Ảnh: David Levene / The Guardian

Các tỷ phú Fridman, Deripaska và Doronin đã phải đặt câu hỏi về cuộc chiến của Putin ở các mức độ khác nhau, và ông Deripaska đã thách thức các biện pháp trừng phạt áp dụng đối với mình. Tỷ phú Fridman và Aven cũng mô tả những biện pháp trừng phạt này là “sự giả dối có chủ ý và độc hại”.

Tuy nhiên, các cơ quan vẫn chưa thể thể tìm ra nguồn tài chính để mua bất kỳ tài sản nào nói trên, và cũng không thể xác định chắc chắn rằng liệu chúng có phải là từ số tiền tham nhũng hay không.

Tuy nhiên Tổ chức Minh bạch Quốc tế đã nói, 6,7 tỷ bảng Anh trong số các quỹ bất minh đã được đầu tư vào bất động sản của Vương quốc Anh kể từ năm 2016, trong đó số bất động sản trị giá ít nhất 1,5 tỷ bảng Anh “đã được mua bởi những người Nga bị cáo buộc tham nhũng hoặc có liên hệ với Điện Kremlin”. Tổ chức này cũng cho biết, dựa trên tính bí mật của nhiều giao dịch, con số thật sự có thể còn gấp nhiều lần giá trị mà chúng ta biết.

Quyền sở hữu có thể bị che giấu thông qua việc sử dụng “các công ty ma”, những doanh nghiệp này sẽ không phải làm gì cả ngoại trừ việc nắm giữ và di chuyển tài sản qua các quốc gia như Saint Kitts và Nevis, Bermuda, Liechtenstein - những quốc gia với luật lệ khiến nơi đây trở thành “một pháo đài đáng gờm cho bất kỳ ai muốn tìm cách bảo vệ tài sản của mình”.

Điểm hấp dẫn của London bao gồm một thực tế nghịch lý là hệ thống luật pháp ở đây được coi là mạnh mẽ và đáng tin cậy, cùng nền chính trị ổn định. Nhưng nói cách khác, việc thiếu vắng của một số cơ quan ở đây đã giúp giới tài phiệt trong chế độ chuyên quyền ở Nga khai thác của cải từ chính quốc gia của họ. Một khi chiến lợi phẩm của họ đã được chuyển đổi thành đất và được xây dựng, quá trình này rất khó để đảo ngược.

Như Hồ sơ Panama đã tiết lộ, công ty luật Child & Child ở London đã hỗ trợ những người con của tổng thống Azerbaijan theo cách mà “đã giúp họ rửa một lượng tiền lớn”.Trước tình hình này, vào năm 2015, Thủ tướng Anh David Cameron đã hứa sẽ loại bỏ “tiền bẩn” ở nước này.

Vào năm 2016, chính phủ Anh hứa sẽ công khai danh đăng ký tài sản của các chủ sở hữu nước ngoài. Tuy nhiên tới tận 6 năm sau, Thủ tướng Boris Johnson mới hứa hẹn sẽ thúc đẩy việc công bố danh sách này. “Không có chỗ cho tiền bẩn ở Anh”, ông đã nói gần đây. “Những người ủng hộ ông Putin đã bị chú ý, sẽ không còn nơi nào có thể giúp các vị che giấu số tiền bất minh của mình”.

Bộ trưởng Ngoại giao Liz Truss đã nói rằng mình có một “danh sách” các nhà tài phiệt có tài sản sẽ bị nhắm làm mục tiêu cho đợt 'thanh trừng' lần này. Phó thủ tướng Dominic Raab đã gợi ý rằng những ngôi nhà của giới tài phiệt Nga có thể được trao cho những người tị nạn Ukraine.

(Theo The Guardian)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ