Vì sao Khánh Hòa di dời khu nghỉ dưỡng Evason Ana Mandara Nha Trang?

Nhàđầutư
Mặc dù việc di dời đã đến hạn nhưng chủ đầu tư Khu nghỉ mát Evason Ana Mandara Nha Trang tiếp tục “xin” UBND tỉnh Khánh Hòa gia hạn thời gian di dời bất chấp phản ứng từ dư luận.
VIỆT TÙNG - LÊ VĨNH
24, Tháng 12, 2021 | 18:11

Nhàđầutư
Mặc dù việc di dời đã đến hạn nhưng chủ đầu tư Khu nghỉ mát Evason Ana Mandara Nha Trang tiếp tục “xin” UBND tỉnh Khánh Hòa gia hạn thời gian di dời bất chấp phản ứng từ dư luận.

Doanh nghiệp lại xin “khất” di dời khu nghỉ dưỡng

Theo Luật Di sản văn hóa và quy hoạch hiện hành đã được Chính phủ phê duyệt, phía Đông đường Trần Phú – Phạm Văn Đồng nằm trong quần thể Danh thắng Vịnh Nha Trang. Do đó, phần đất khu vực này phải làm công viên công cộng, phục vụ người dân và du khách. Tuy nhiên không hiểu lý do vì sao tỉnh Khánh Hòa lại cho phép nhiều công trình bê tông cốt thép kiên cố như nhà hàng, khu nghỉ dưỡng… mọc lên ở khu vực này.

Cụ thể, tại dải công viên phía Đông đường Trần Phú (TP. Nha Trang), Khu nghỉ mát Evason Ana Mandara Nha Trang là dự án chắn biển Nha Trang có quy mô lớn nhất với diện tích hơn 26.000m2. Thế nhưng từ hơn 10 năm trước tỉnh Khánh Hòa đã có chủ trương di dời khu nghỉ dưỡng này sau phản ứng của dư luận và cử tri địa phương.

Sau nhiều lần gia hạn, UBND tỉnh Khánh Hòa đã ra ‘tối hậu thư’ yêu cầu chủ đầu tư là Công ty TNHH Sovico Khánh Hòa muộn nhất là cuối quý 4/2021 phải di dời khu nghỉ dưỡng này nhưng đến nay chủ doanh nghiệp này vẫn ‘chây ì’, chưa chịu di dời.

z3032036104243_7482c23feaf37df68ab9daf9ac9021eb

Khu nghỉ mát Evason Ana Mandara Nha Trang là dự án chắn biển Nha Trang có quy mô lớn nhất với diện tích hơn 26.000m2. Ảnh: Việt Tùng

Sự chậm trễ trong việc di dời khu nghỉ dưỡng kể trên không những gây bất bình trong dư luận mà kể cả đại biểu HĐND tỉnh Khánh Hòa. Mới đây trong cuộc họp HĐND tỉnh Khánh Hòa vào đầu tháng 12/2021, đại biểu HĐND tỉnh Khánh Hòa đã có văn bản chất vấn Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa liên quan đến tiến độ di dời khu Evason Ana Mandara Nha Trang.

Xung quanh thông tin kể trên, UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết, mới đây ngày 8/12, Công ty TNHH Sovico Khánh Hòa có văn bản giải trình về việc doanh nghiệp này chậm di dời Khu nghỉ mát Evason Ana Mandara Nha Trang tại phía Đông đường Trần Phú.

Theo đó, doanh nghiệp này lý giải rằng do một số lý do khách quan nên chưa thể di dời Khu nghỉ mát Evason Ana Mandara Nha Trang như yêu cầu của tỉnh Khánh Hòa. Trong khi đó, tiến độ di dời khu nghỉ mát này sẽ phụ thuộc rất lớn vào tiến độ thi công dự án Khu phức hợp Ana Mandara Cam Ranh (hơn 29 ha) tại Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh.

Bên cạnh đó, trong thời gian qua do tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp nên đơn vị thi công tại dự án Khu phức hợp Ana Mandara Cam Ranh không chủ động được nhân lực, vật tư, máy móc, thiết bị xây dựng… đã làm chậm tiến độ dự án, thậm chí tạm dừng công trường.

Sau khi tình hình dịch bệnh tạm lắng xuống, hiện nay dự án Khu phức hợp Ana Mandara Cam Ranh đã được khẩn trương thi công trở lại, dự kiến sẽ đi vào hoạt động giai đoạn 1 trong quý 2/2022. Từ đó, Sovico Khánh Hòa đề nghị UBND tỉnh Khánh Hòa cho phép gia hạn thời gian di dời khu Evason Ana Mandara Nha Trang lùi lại vào quý 2/2022.

Trước đề xuất kéo dài việc di dời này, hiện nay UBND tỉnh Khánh Hòa chưa xem xét sau đề xuất gia hạn thời gian di dời khu Evason Ana Mandara Nha Trang bởi vì trước đó tỉnh này cũng đã gia hạn nhiều lần. Trước mắt, UBND tỉnh Khánh Hòa yêu cầu Sovico Khánh Hòa cam kết tiến độ thi công Khu phức hợp Ana Mandara Cam Ranh. Đồng thời, UBND tỉnh Khánh Hòa cũng giao cơ quan chức năng kiểm tra theo dõi tiến độ thi công dự án, cũng như việc di dời khu Evason Ana Mandara Nha Trang đúng như cam kết.

Loạt nhà hàng kiên cố khác vẫn chưa bị di dời

Theo tìm hiểu của Nhadautu.vn, từ tháng 3/2021, UBND tỉnh Khánh Hòa cũng đã giao Sở KH&ĐT tỉnh Khánh Hòa rà soát, tham mưu UBND tỉnh để tiến hành thu hồi gần 22.000m2 đất tại dự án Công viên Phù Đổng (phía Đông đường Trần Phú, TP. Nha Trang) để nhằm phục vụ lợi ích cộng đồng, người dân và du khách. Dự án Công viên Phù Đổng do Công ty TNHH Invest Park Nha Trang làm chủ đầu tư kể từ năm 2012.

Theo đó, chủ đầu tư được UBND tỉnh Khánh Hòa giao đất, cho thuê hơn 2.800m2 đất trả tiền thuê đất hàng năm để xây dựng các hạng mục như: hồ bơi kinh doanh, nhà hàng Nga, sân khấu biểu diễn ngoài trời… Ngoài ra, chủ đầu tư cũng được giao gần 22.000 m2 đất không thu tiền sử dụng đất để xây dựng công viên cây xanh, nhà vệ sinh công cộng, đường sử dụng chung và sẽ bàn giao lại cho chính quyền quản lý.

Ngoài ra hiện nay trên bãi biển phía Đông đường Trần Phú – Phạm Văn Đồng còn có hàng loạt công trình chắn biển quy mô khác như Sailing Club, Louisiane, nhà hàng Eland Four Seasons (khu Bốn Mùa), nhà hàng Yến Sào, nhà hàng Thùy Dương… Mặc dù các nhà hàng này cũng xây dựng kiên cố, che chắn tầm nhìn ra biển Nha Trang nhưng không hiểu sao đến nay tỉnh Khánh Hòa vẫn chưa tổ chức di dời triệt để các công trình kể trên.

Kiến trúc sư Nguyễn Văn Lộc, nguyên Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa cho biết, đến nay quy hoạch chung TP. Nha Trang đến 2025 do Chính phủ phê duyệt vào năm 2012 vẫn còn hiệu lực thi hành. Tuy nhiên, thực tế trong thời gian qua, các công trình khu vực phía Đông đường Trần Phú – Phạm Văn Đồng vi phạm quy hoạch, mật độ xây dựng, kiến trúc cảnh quan. Kiến trúc sư Nguyễn Văn Lộc cho rằng bờ biển là “của chung”, phải phục vụ lợi ích cộng đồng, chứ không có ai được sử dụng riêng, phục vụ chỉ một nhóm người.

Theo tìm hiểu, hiện nay tỉnh Khánh Hòa đang lập Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung TP. Nha Trang đến năm 2040. Ông Trần Nam Bình, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa cho biết, sau khi Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung TP. Nha Trang đến năm 2040 được phê duyệt, Sở Xây dựng sẽ tham mưu UBND tỉnh Khánh Hòa triển khai khu vực công viên ven biển Nha Trang theo hướng giảm bớt các công trình, khu nhà hàng nhằm mở rộng không gian, dải cây xanh công viên bờ biển, cũng như kết nối hài hòa giữa khu dân cư hiện hữu phía Tây và phía Đông đường Trần Phú – Phạm Văn Đồng.

 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ