Vì sao Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn muốn thu hồi Cảng chuyên dụng Công Thanh?

Nhàđầutư
Theo Trưởng BQL KKTNS, lý do thu hồi Cảng chuyên dụng Công Thanh là mỗi nhà máy chỉ được sử dụng một cảng và dự án chậm triển khai nên thu hồi. Trong khi đó, Chủ tịch Xi măng Công Thanh cho rằng, đã bỏ tiền túi để mua đất của người dân xung quanh xây dựng đường vào cảng, làm đường nước.
THỦY TIÊN
07, Tháng 09, 2018 | 20:21

Nhàđầutư
Theo Trưởng BQL KKTNS, lý do thu hồi Cảng chuyên dụng Công Thanh là mỗi nhà máy chỉ được sử dụng một cảng và dự án chậm triển khai nên thu hồi. Trong khi đó, Chủ tịch Xi măng Công Thanh cho rằng, đã bỏ tiền túi để mua đất của người dân xung quanh xây dựng đường vào cảng, làm đường nước.

Mỗi nhà máy một cảng chuyên dụng

Dự án xây dựng Cảng chuyên dùng Công Thanh được phê duyệt từ năm 2011 với quy mô ban đầu là 500m chiều dài cảng. Sau đó, đến tháng 7/2013, tỉnh Thanh Hoá có văn bản số 5277 về việc chấp thuận chủ trương mở rộng Cảng thêm 400m của Công ty cổ phần Xi măng Công Thanh. Như vậy, tổng diện tích Cảng chuyên dụng Công Thanh là 900m chiều dài.

cong-thanh

Cảng chuyên dụng Công Thanh

Tuy nhiên, mới đây, phần bến cảng chuyên dùng Công Thanh (dài khoảng 400m) đã bị Ban Quản lý KKTNS đề xuất thu hồi vì đây là phần mở rộng thêm của Cảng để phục vụ hàng hoá cho Nhà máy sản xuất phân đạm Công Thanh (cũng bị đề xuất thu hồi).

Theo ông Nguyễn Văn Thi, Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn (BQL KKTNS) cho biết, BQL đã kiến nghị và tỉnh Thanh Hóa đã đồng ý chủ trương thu hồi nhà máy phân đạm Công Thanh, và phần mở rộng Cảng chuyên dụng Công Thanh từ năm 2017. Lý do mà Trưởng BQL KKTNS đưa ra việc thu hồi là do dự án này không còn phù hợp chủ trương, mỗi nhà máy chỉ sử dụng một cảng chuyên dụng.

“Mỗi nhà máy chỉ được một cảng chuyên dụng, Xi măng Công Thanh đã có cảng chuyên dụng ở bên 500m rồi. Phần 400m là cảng chuyên dụng cho nhà máy phân đạm. Cảng chuyên dụng phải sử dụng đúng mục đích, thế nên nhà máy phân đạm thu hồi thì cảng đó cũng phải thu hồi. Chúng tôi thấy đúng thì chúng tôi đề xuất thu hồi, còn doanh nghiệp thấy chúng tôi sai thì cứ việc kiện” – Trưởng BQL KKTNS Nguyễn Văn Thi nói.

Tuy nhiên, khi PV đề cập đến việc Tập đoàn Công Thanh còn một nhà máy nhiệt điện trong cảng Nghi Sơn thì ông Nguyễn Văn Thi chỉ cho biết, dự án vẫn đang được Tập đoàn Công Thanh kêu gọi đối tác hợp tác đầu tư và từ chối trả lời thêm.

“Vì trao đổi qua điện thoại nên tôi chỉ nói sơ bộ với anh về việc thu hồi. Còn anh muốn biết chi tiết cứ qua BQL hoặc gửi công văn chúng tôi sẽ trả lời” – ông Thi nói thêm.

Xi măng Công Thanh nói gì?

Hồi tháng 7/2017, Công ty cổ phần Nhiệt điện Công Thanh có văn bản số 23 gửi UBND tỉnh Thanh Hóa về việc xin được tiếp tục sử dụng phần mở rộng chuyên dụng để phục vụ dự án nhà máy nhiệt điện Công Thanh. Sau đó, UBND tỉnh đã có công văn số 9120 giao BQL KKTNS giải quyết.

Ông Nguyễn Công Lý, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Công Thanh cho biết, đơn vị được Bộ Giao thông Vận tải, Cục Hàng hải Việt Nam chấp thuận đầu tư bến cảng chuyên dùng tại Khu cảng chuyên dùng Nghi Sơn (Thanh Hoá).

Theo đó, về quy mô Cảng sẽ xây dựng 2 cầu bến tiếp nhận cỡ tàu từ 30.000-50.000 DWT đầy tải và đến 70.000 DWT giảm tải. Sau khi hoàn thành, 2 bến chuyên dụng sẽ thông qua lượng hàng khoảng 6,8 triệu tấn/năm.

so-do-cang-cong-thanh

Quy hoạch Cảng chuyên dụng Công Thanh

Ngay sau đó, Tập đoàn đã “rót tiền” đầu tư bến cảng rộng lớn đã được kè kiên cố và xây dựng nền xi măng chiếm tới 70-80% toàn diện tích. Phần mặt bằng đang gấp rút hoàn thành để chuẩn bị xây dựng 2 cầu cảng chuyên dùng dài 800m hướng ra phía biển đã lên hình hài.

“Tập đoàn có 2 nhà máy là Xi măng Công Thanh và Nhiệt điện Công Thanh đang hoạt động với lượng hàng Clinker và than nhập về các cảng trong khu vực Nghi Sơn rất lớn. Mỗi năm, Tập đoàn bỏ tới trên 200 tỷ đồng để thuê lại các khu bến cảng trong KKTNS. Như vậy, nhu cầu của Tập đoàn là có thực, vậy tại sao lại thu hẹp cảng bến?,” ông Lý đặt ra câu hỏi.

Chủ tịch HĐQT của Tập đoàn Công Thanh cho biết thêm số tiền doanh nghiệp đầu tư vào khu bến cảng này đã lên tới gần 1.000 tỷ đồng. Ngoài ra, tập đoàn đã phải bỏ tiền riêng để mua đất của người dân xung quanh xây dựng đường vào cảng, làm đường nước. Nhưng hiện nay, Ban quản lý KKTNS chưa giải phóng mặt bằng xong, còn 2 hộ dân vẫn cản trở vì họ cho rằng tiền đền bù chưa thỏa đáng. Vì thế tập đoàn chưa có mặt bằng sạch để lập dự án, làm các thủ tục cấp phép xây dựng.

Theo ông Nguyễn Công Lý, Tập đoàn Công Thanh đã đầu tư khoảng 15.000 tỷ đồng vào các dự án ở KKTNS và tạo công ăn việc làm cho gần 1.000 lao động trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và vùng lân cận.

Lỗ lũy kế hơn 1.600 tỷ đồng

Theo báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2017 của Xi măng Công Thanh, Công ty này đang lỗ lũy kế 1.671 tỷ đồng, tổng tài sản là 13.921 tỷ đồng, nợ phải trả gần 14.700 tỷ đồng, chi phí lãi vay dài hạn hơn 3.000 tỷ đồng, lãi tiền vay là 778,5 tỷ đồng.

Theo Chủ tịch Nguyễn Công Lý, do Tập đoàn bị thua lỗ và chi phí lãi vay cao là do Xi măng Công Thanh mới hoàn thành dây chuyền 2 có tổng mức đầu tư 12.500 tỷ đồng vào tháng 4/2016. Theo dự tính, phải sau 5 năm khi dự án hoàn thành mới bắt đầu có lãi.

Trên thực tế, từ khi dây chuyền 2 của nhà máy Xi măng Công Thanh đi vào hoạt động vào tháng 4/2016, doanh thu năm 2016 của Doanh nghiệp này đạt hơn 2.252 tỷ đồng so với 970 tỷ đồng năm 2015. Và doanh thu năm 2017 là 3.423 tỷ đồng, tăng hơn năm 2016 là 1.171 tỷ đồng.

Hơn nữa, các khoản vay dài hạn, trái phiếu thường và chi phí lãi phát sinh của Xi măng Công Thanh được ngân hàng chấp thuận tái cơ cấu đến năm 2035.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ