Vắng lực cầu từ khối ngoại, VN-Index giảm hơn 23 điểm

Nhàđầutư
Vùng hỗ trợ tiếp theo của VN-Index là 1.050 điểm. Nếu thủng mốc này, nhiều khả năng thị trường sẽ có nhịp điều chỉnh khá sâu.
HỮU BẬT
07, Tháng 02, 2023 | 15:51

Nhàđầutư
Vùng hỗ trợ tiếp theo của VN-Index là 1.050 điểm. Nếu thủng mốc này, nhiều khả năng thị trường sẽ có nhịp điều chỉnh khá sâu.

Empty

VN-Index giảm sâu trong phiên 7/2. Ảnh: Trọng Hiếu.

Pha "ngược dòng" tăng điểm hôm 6/2 phần nào ảnh hưởng tích cực đến diễn biến VN-Index đầu phiên 7/2, khi chỉ số có thời điểm áp sát mốc 1.090. Tuy nhiên, việc “vắng bóng” dòng tiền, đặc biệt là từ khối ngoại đã khiến VN-Index giao dịch trầm lắng trong cả phiên sáng. Thậm chí, lực bán ngày càng dâng cao trong phiên chiều đã đẩy chỉ số chính giảm điểm mạnh.

Chốt phiên 7/2, VN-Index giảm 23,45 điểm (tương đương 2,15%) xuống 1.065,84 điểm. Thanh khoản HoSE đạt hơn 673,2 triệu đơn vị, tương đương tổng GTGD hơn 12.167 tỷ đồng. Độ rộng thị trường nghiêng hoàn toàn về bên bán với 342 mã giảm và chỉ có 77 mã tăng điểm.

Vùng hỗ trợ tiếp theo của VN-Index là 1.050 điểm. Nếu thủng mốc này, nhiều khả năng thị trường sẽ có nhịp điều chỉnh khá sâu.

VN-Index giảm điểm trong bối cảnh một số chỉ số chứng khoán chính trong khu vực Châu Á hôm nay vẫn ghi nhận tăng điểm tốt như IDX Composite (+0,89%), KOSPI (+0,55%), Hang Seng (+0,53%), Shanghai (+0,29%)….

Trở lại diễn biến chính của thị trường chứng khoán trong nước, các cổ phiếu bluechips tác động tiêu cực nhất tới VN-Index với 24 mã giảm điểm và 5 mã tăng điểm. PDR phiên hôm nay giảm kịch sàn, HPG cũng có thời điểm chạm giá sàn, song về cuối phiên đã thu hẹp đà giảm chỉ còn -6,6%.

Trái ngược với phiên giao dịch hôm qua, nhóm ngân hàng phiên 7/2 giảm sâu và là nhân tố chính ảnh hưởng tiêu cực đến chỉ số với VCB (-4,2%), VPB (-3%), BID (-2,7%), CTG (-2,3%), HDB (-2,7%), VIB (-2,5%)….Nhiều cổ phiếu nhà băng vốn hóa vừa và nhỏ cũng đồng loạt giảm điểm như OCB (-4,1%), EIB (-3,1%), SHB (-2,9%), VBB (-2,9%), ABB (-2,4%)…

Thống kê cho thấy, ngân hàng là nhóm ảnh hưởng tiêu cực nhất khi lấy đi hơn 10,5 điểm của chỉ số chính.

5 mã VN30 tăng điểm duy nhất là TPB, PLX, GAS, FPT, STB. Tuy vậy, chừng đó là chưa đủ để “kéo” VN-Index thoát khỏi phiên điều chỉnh giảm mạnh.

Với áp lực bán mạnh, các nhóm ngành chính khác cũng đồng loạt giảm sâu. Theo đó, chứng khoán ghi nhận VND (-5,3%), SSI (-4,7%), TFS (-3,9%), MBS (-3,5%), HCM (-2,1%), VCI (-0,2%)… giảm điểm; thép với NKG, HSG giảm sàn; nhiều cổ phiếu bất động sản ghi nhận mức giảm trên 3% như PDR (giảm sàn), DXG, CEO, G36, HPX, NVL, HHS, QCG….

Ngoài ra, các nhóm xây dựng, bất động sản khu công nghiệp, cảng biển, dệt may… cũng đồng loạt điều chỉnh.

Chiều ngược lại, nhóm dầu khí giao dịch khá tích cực với PLX (+0,5%), GAS (+0,3%), BSR (+0,6%), OIL (+1,1%), PSH (+2,7%)…. Sắc xanh cũng áp đảo ở nhóm thủy sản khi ANV tăng 2,2%; ACL tăng 1,3%; CMX tăng 1%.

Về NĐTNN, họ giao dịch khá ảm đảm khi mua ròng vỏn vẹn 37,26 tỷ đồng. Đây là phiên mua ròng thấp nhất trong 5 phiên trở lại đây. Họ tập trung mua ròng ở các mã STB (+175,7 tỷ đồng), CTG (+34,9 tỷ đồng), VNM (+24,4 tỷ đồng), PLX (+22,4 tỷ đồng)….; và bán ròng HPG (-53,9 tỷ đồng), VCB (-47,7 tỷ đồng), VHM (-31,6 tỷ đồng)….

Trên TTCK phái sinh, cả 4 HĐTL đều giảm điểm với biên độ từ -21,1 điểm đến -25,7 điểm. “Basis” chênh lệch từ -2,2 điểm đến -19,4 điểm.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ