Vận hạn của Tập đoàn KIDO

NGỌC ĐIỂM
06:45 15/05/2025

Thực tế lợi nhuận Tập đoàn KIDO vài năm qua nằm ngoài tính toán của lãnh đạo. Thương vụ đầu tư bất động sản và thoái vốn KIDO Foods cũng không xuôi chèo mát mái.

Lợi nhuận KIDO giảm và tiến tới lỗ trong thời gian gần đây. Ảnh minh họa: KDC

Lợi nhuận đi xuống, thực tế rời xa kỳ vọng

Theo BCTC hợp nhất, Công ty cổ phần Tập đoàn KIDO (mã: KDC) ghi nhận doanh thu tăng 18,2% lên 2.146 tỷ đồng. Giá vốn tăng mạnh hơn 23% nên lợi nhuận gộp đi ngang ở mức 356,7 tỷ đồng. Hoạt động tài chính lỗ 19 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi 12,7 tỷ đồng. Tổng chi phí bán hàng và quản lý tăng 16,2% lên hơn 400 tỷ đồng, cao hơn lãi gộp.

Theo đó, doanh nghiệp báo lỗ thuần hoạt động kinh doanh 48 tỷ đồng, lỗ sau thuế 67 tỷ và phần lỗ thuộc về cổ đông công ty mẹ là 75,5 tỷ đồng.

Nhìn lại trong giai đoạn từ 2021 – 2024, kết quả kinh doanh của Tập đoàn KIDO dần đi xuống. Đặc biệt là năm 2024. Doanh thu xuống thấp nhất 4 năm đạt 8.324 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ về 37 tỷ đồng, giảm 74% so với năm 2023 và là mức thấp nhất tính từ 2008.

Kết quả kinh doanh này nằm ngoài dự tính của ban lãnh đạo KIDO. Từ năm 2021 đến nay, HĐQT tập đoàn luôn trình các kế hoạch kinh doanh rất tham vọng, doanh thu 11.500 – 15.000 tỷ và lợi nhuận trước thuế 800 – 900 tỷ đồng cho thấy kỳ vọng lớn của ban lãnh đạo vào hiệu quả các mảng kinh doanh. Nhưng thực tế tỷ lệ thực hiện rất thấp, đặc biệt là chỉ tiêu về lợi nhuận. Trong 2023, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch lợi nhuận của tập đoàn chỉ 36% và năm 2024 là 13%.

Theo báo cáo thường niên, doanh nghiệp tiếp tục kiên định với mục tiêu doanh thu 13.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 800 tỷ đồng cho năm nay.

Ông Trần Kim Thành, Chủ tịch HĐQT chia sẻ để đạt được kế hoạch kinh doanh năm 2025 là bài toán đầy thách thức. Ngoài những thế mạnh và nền tảng hiện hữu, KIDO đã lên kế hoạch tiến hành một cuộc cách mạng lớn, cải tổ vận hành bộ máy bên trong lẫn hoạt động bên ngoài thị trường. “Bằng mọi cách, KIDO phải tồn tại và vượt qua giai đoạn khó khăn này là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi”.

Mảng kinh doanh chính gặp khó

5 năm qua là giai đoạn KIDO có nhiều thay đổi. Vào năm 2020, tập đoàn công bố kế hoạch tái cấu trúc, “quy tụ” tất cả các đơn vị độc lập như KIDO Foods (ngành hàng lạnh), Vocarimex và Dầu thực vật Tường An (dầu ăn) về tập đoàn. Mục tiêu là quy hoạch lại tất cả nguồn lực, tối ưu hóa quy trình sản xuất, cải tổ và thắt chặt mạng lưới phân phối để phản ứng linh hoạt, nhanh chóng trước những thay đổi của thị trường.

Bên cạnh đó, năm này cũng là năm đánh dấu KIDO quay trở lại ngành bánh sau 5 năm bán mảng bánh kẹo cho Mondelez International (Mỹ). Đồng thời, KIDO đặt ra loạt tham vọng trong mảng bán lẻ với chuỗi cửa hàng Chuk Chuk kinh doanh nước giải khát, trà sữa, bánh tươi, hay vị trí số 1 trong ngành nước tươi cùng Vinamilk (mã: VNM) khi lập liên doanh Vibev.

Tuy nhiên, chuỗi Chuk Chuk và liên doanh ra đời đúng đợt dịch nên hiệu quả không như mong đợi. Đến năm 2022, liên doanh Vibev tan rã và KIDO rút vốn khỏi chuỗi trà sữa Chuk Chuk.

Xét theo ngành hàng, KIDO có 2 mảng chính gồm dầu ăn và thực phẩm (kem và bánh). Trong đó, dầu ăn đóng góp doanh thu chủ yếu khoảng 70% - 80%. Với 90% nguyên liệu sản xuất dầu thực vật phải nhập khẩu, nhiều năm gần đây KIDO gặp khó khăn trong khâu kiểm soát đầu vào.

Theo Reuters, giá dầu cọ thế giới trở nên đắt đỏ hơn trong các năm gần đây, các nhà nhập khẩu Ấn Độ đã phải trả 1.185 USD cho mỗi tấn dầu cọ thô, cao hơn gấp đôi so với mức dưới 500 USD vào năm 2019. Nguyên nhân là do sản lượng tăng chậm lại khi Indonesia và Malaysia dừng mở rộng các đồn điền trồng cọ. Mặt khác, Indonesia tăng cường sử dụng loại dầu thực vật này để sản xuất nhiên liệu sinh học. Đồng thời, dầu cọ tăng giá khiến người mua chuyển sang mua dầu đậu nành và dầu hương dương thì giá của loại dầu thực vật này cũng tăng vọt.

Lãnh đạo KIDO từng cho biết phải theo sát, chốt giá dầu cọ theo từng ngày, từng giờ để có giá dầu nhập vào đáp ứng tiêu chuẩn đem đến mức giá bán vừa túi tiền người dân.

Trong năm 2024, mảng dầu ăn với sự đóng góp chính của Tường An, Vocarimex, KIDO Nhà Bè mang về 6.703 tỷ đồng doanh thu, tương đương 2023. Biên lợi nhuận gộp đạt 14,3%, cải thiện đáng kể so với mức dưới 10% năm 2022 và 2023.

Ở mảng thực phẩm với sự đóng góp chính từ KIDO Foods, biên lợi nhuận gộp lên đến 57 – 58% giai đoạn 2020 – 2022. Tuy nhiên, vào năm 2023, tập đoàn rút vốn khỏi ngành hàng lạnh khi bán 24% vốn tại KIDO Foods, chuyển từ công ty con sang công ty liên kết. Ngược lại, KIDO đầu tư mạnh hơn cho mảng bánh khi thâu tóm công ty sở hữu thương hiệu bánh bao Thọ Phát (ngành bánh bao, bánh hấp đông lạnh).

Sau khi thoái vốn KIDO Foods, doanh thu mảng này chủ yếu đóng góp từ mảng bánh tươi, bánh trung thu cùng Thọ Phát (bánh hấp và bánh bao), biên lợi nhuận gộp sụt xuống vùng 33% - 36%. Riêng năm 2024, doanh thu mảng thực phẩm đạt 1.388 tỷ đồng (Thọ Phát ghi nhận 1.127 tỷ đồng), biên lợi nhuận gộp 36%.

Báo cáo của KIDO cho thấy, cả mảng dầu ăn và thực phẩm đều lỗ trước thuế năm 2024 và cứu cánh là các ngành hàng khác và khoản lợi nhuận 150 tỷ liên doanh, liên kết.

Từ cuối 2023, KIDO gia nhập vào ngành hàng gia vị nước mắm, hạt nêm. Trong năm 2024, KIDO đã mua cổ phần để nắm tỷ lệ chi phối 75,39% tại Hùng Vương – chủ sở hữu trung tâm thương mại Hùng Vương Plaza, giúp mở rộng hệ sinh thái bán lẻ của tập đoàn, doanh thu mang về 84 tỷ đồng.

Tập đoàn có 5 đơn vị liên kết gồm Lavenue (bất động sản), Dabaco Food (thịt heo), LG Vina (mỹ phẩm), Tafoco (bất động sản) và KIDO Foods (kem, sữa chua).

Những thương vụ không êm ả

Năm 2023, Tập đoàn KIDO phát sinh một yếu tố bất ngờ là trích lập dự phòng 753 tỷ cho khoản đầu tư tài chính khiến lỗ đậm 544 tỷ đồng trong quý cuối năm, đánh bay thành quả 3 quý trước đó.

Theo tìm hiểu, KIDO đã phải trích lập 772 tỷ đồng cho khoản đầu tư 1.087,5 tỷ đồng vào Công ty cổ phần Đầu tư Lavenue, chủ đầu tư dự án Lavenue Crown tọa lạc tại số 8 – 12, đường Lê Duẩn, quận 1, TP.HCM. Kể từ 2018, việc thực hiện đầu tư của Lavenue đã được các cơ quan có thẩm quyền tiến hành thanh tra toàn diện các vấn đề vi phạm quyết định quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí liên quan đến dự án.

Ngoài ra, cũng trong năm 2023, tập đoàn hoàn tất thương vụ thoái 24% vốn KIDO Foods mang vào khoản lãi 1.053 tỷ đồng và bán 24% vốn Calofic ghi lãi 76 tỷ đồng vào doanh thu tài chính.

Thế nhưng, theo nghị quyết bất thường ngày 24/1/2025, cổ đông tập đoàn đã thống nhất không thông qua giao dịch bán 24,03% vốn KIDO Foods cho Công ty TNHH Đầu tư Nutifood. Theo đó, cổ đông của công ty đã ủy quyền cho Chủ tịch HĐQT quyết định các điều khoản cụ thể, giao dịch, thỏa thuận, hiệp thương với đối tác về các giao dịch và vấn đề liên quan khác.

Trước đó, tập đoàn đã khởi kiện KIDO Foods và Công ty cổ phần Đat Viet Media (Datviet) buộc chấm dứt sử dụng nhãn hiệu Celano. Theo cập nhật tại BCTC kiểm toán 2024 của KIDO, vào ngày 17/1, tòa án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, cấm KIDO Foods và Datviet sử dụng nhãn hiệu Celano. Đến 25/1, tòa án buộc KIDO Foods phải nộp 50 tỷ vào tài sản phong tỏa của KIDO Foods nhằm đảm bảo thi hành nghĩa vụ nếu có với tập đoàn và KIDO Foods đã nộp tiền vào ngày 3/2.

Sau đó, tòa án đã hủy biện pháp khẩn cấp buộc KIDO Foods và Datviet sử dụng nhãn hiệu Celano. Báo cáo cho biết các bên vẫn đang tiến hành các thủ tục cần thiết để xem xét giá trị bồi thường, nếu có.

  • Cùng chuyên mục
Cổ phiếu VPL tăng hết biên độ, vốn hóa đạt gần 6 tỷ USD

Cổ phiếu VPL tăng hết biên độ, vốn hóa đạt gần 6 tỷ USD

Ngay trong ngày giao dịch đầu tiên, mã VPL của CTCP Vinpearl đã tăng hết biên độ (20%) đạt 85.500 đồng/CP. Tính theo mức này, vốn hóa VPL đạt hơn 153.327 tỷ đồng, tương đương khoảng 5,9 tỷ USD.

Tài chính - 13/05/2025 09:43

Thương chiến Mỹ - Trung hạ nhiệt tác động thế nào đến VN-Index?

Thương chiến Mỹ - Trung hạ nhiệt tác động thế nào đến VN-Index?

Cuộc chiến thuế quan Mỹ - Trung với kết cục có hậu, dù chỉ tạm thời đã đem lại nhiều thông tin cực cho giới đầu tư tải chính. Các chuyên gia dự báo lạc về VN-Index.

Tài chính - 13/05/2025 06:45

Hiệu ứng tích cực từ đàm phán Mỹ - Trung, VN-Index tăng gần 15 điểm

Hiệu ứng tích cực từ đàm phán Mỹ - Trung, VN-Index tăng gần 15 điểm

Cổ phiếu TCB là điểm nhấn lớn nhất trên thị trường khi tăng 6,5% đạt 29.400 đồng/CP, đây cũng là mức giá đỉnh của cổ phiếu này.

Tài chính - 12/05/2025 16:15

Nhóm ông Bùi Thành Nhơn bán tiếp cổ phiếu, Novaland khẳng định không có sự tháo chạy

Nhóm ông Bùi Thành Nhơn bán tiếp cổ phiếu, Novaland khẳng định không có sự tháo chạy

Tổ chức và cá nhân liên quan ông Bùi Thành Nhơn đăng ký bán gần 19 triệu cổ phiếu NVL. Novaland khẳng định không có sự tháo chạy mà bán để giúp tập đoàn cơ cấu nợ.

Tài chính - 12/05/2025 14:55

Vietravel trước thềm tăng vốn: Doanh thu càng tăng, lợi nhuận càng ‘teo tóp’

Vietravel trước thềm tăng vốn: Doanh thu càng tăng, lợi nhuận càng ‘teo tóp’

Trong bối cảnh ngành du lịch khởi sắc sau dịch, Vietravel ghi nhận doanh thu tăng trưởng mạnh 3 năm qua, song lợi nhuận ngày càng giảm, biên lợi nhuận chỉ khoảng 0,5%.

Tài chính - 11/05/2025 08:40

Doanh nghiệp tư nhân sắp được hưởng lãi suất ưu đãi sau Nghị quyết 68?

Doanh nghiệp tư nhân sắp được hưởng lãi suất ưu đãi sau Nghị quyết 68?

Hệ thống ngân hàng có vai trò lớn trong giúp khối kinh tế tư nhân phát triển, trở thành động lực quan trọng nhất theo Nghị quyết 68. ACB đã tiên phong tung gói vay ưu đãi lãi suất thấp hơn 2% lãi thông thường.

Tài chính - 11/05/2025 07:50

Chủ tịch Hoàng Quân: Giá cổ phiếu phản ánh đúng thực tế công ty

Chủ tịch Hoàng Quân: Giá cổ phiếu phản ánh đúng thực tế công ty

Chủ tịch Hoàng Quân Trương Anh Tuấn cho rằng dù vốn điều lệ tăng gấp mấy trăm lần kể từ khi thành lập nhưng giá cổ phiếu lại giảm. Điều này phản ánh đúng giá trị thực tại của công ty.

Tài chính - 10/05/2025 16:24

Viconship khởi động kế hoạch chia cổ phiếu tỷ lệ 25%

Viconship khởi động kế hoạch chia cổ phiếu tỷ lệ 25%

Viconship có kế hoạch chia cổ tức và thưởng cổ phiếu 2024 tỷ lệ lên đến 30%, cao nhất tính từ 2018. Trong đó, công ty trả tiền mặt 5% và cổ phiếu 25%.

Tài chính - 10/05/2025 13:07

HAGL ở đâu trong ‘bữa tiệc’ ngành chăn nuôi heo?

HAGL ở đâu trong ‘bữa tiệc’ ngành chăn nuôi heo?

HAGL đã bỏ lỡ sóng tăng ngành chăn nuôi heo suốt từ năm 2024 đến quý I năm nay vì dừng nuôi khi giá xuống thấp. Doanh nghiệp cho biết đã tái đàn trở lại.

Tài chính - 10/05/2025 08:10

Tài chính Hoàng Huy đặt mục tiêu lợi nhuận kỷ lục, nhiều dự án sẽ ghi nhận doanh thu trong năm 2025

Tài chính Hoàng Huy đặt mục tiêu lợi nhuận kỷ lục, nhiều dự án sẽ ghi nhận doanh thu trong năm 2025

Nếu TCH hoàn thành kế hoạch lợi nhuận năm 2025 (1.600 tỷ đồng), đây sẽ là kết quả lãi ròng cao nhất của công ty trong lịch sử hoạt động.

Tài chính - 09/05/2025 16:20

Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân sẽ là động lực quan trọng với thị trường chứng khoán

Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân sẽ là động lực quan trọng với thị trường chứng khoán

Trong bối cảnh thế giới còn nhiều biến động phức tạp, giới chuyên gia kỳ vọng Nghị quyết số 68 về phát triển kinh tế tư nhân sẽ là một trong các động lực quan trọng với thị trường chứng khoán trong nước.

Tài chính - 09/05/2025 13:46

Ông Lương Trí Thìn: Công ty vốn dưới 10.000 tỷ là công ty nhỏ

Ông Lương Trí Thìn: Công ty vốn dưới 10.000 tỷ là công ty nhỏ

Trong 3 năm tới, Đất Xanh sẽ không chào bán cổ phiếu cho cổ đông nữa. Dù vậy, doanh nghiệp còn kế hoạch chào bán riêng lẻ 93 triệu cổ phiếu và phát hành cổ phiếu thưởng.

Tài chính - 09/05/2025 11:08