Tỷ phú Phạm Nhật Vượng chi 2 tỷ USD tiền túi để bán xe điện sang thị trường Mỹ
Ông chủ dự án khởi nghiệp sản xuất ô tô VinFast mới 6 "tháng tuổi" lên một kế hoạch mà ngay cả Toyota hay Hyundai không thể làm được trong những ngày đầu: bán ô tô tại thị trường Mỹ.
Theo Bloomberg, ông Phạm Nhật Vượng, người đàn ông giàu nhất Đông Nam Á có ý định xuất khẩu xe điện sang thị trường Mỹ "béo bở" vào năm 2021, để đạt được mục tiêu này, Chủ tịch Vingroup dự kiến đầu tư vào khoảng 2 tỷ USD tài sản cá nhân.
Một nửa vốn đầu tư dự án VinFast được tài trợ bằng tiền của ông Phạm Nhật Vượng, công ty đã bắt đầu giao xe cho các khách hàng Việt Nam từ tháng 6 năm nay và có ý định mở rộng sang mảng xe điện.
"Mục tiêu cuối cùng của chúng tôi là tạo nên một thương hiệu quốc tế", vị tỷ phú 51 tuổi nói với Bloomberg trong cuộc phỏng vấn tại trụ sở Vingroup (Hà Nội). "Đây sẽ là con đường khó khăn và chúng tôi sẽ phải nỗ lực rất nhiều. Nhưng đó là con đường duy nhất ở trước mặt chúng tôi".
Những chiếc ô tô VinFast sẽ phải đối mặt với cuộc chiến khốc liệt để có thể thành công ở thị trường nước ngoài. Những nhà sản xuất tên tuổi như Tata Motor của Ấn Độ hay Proton của Malaysia đã gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút được các khách hàng nước ngoài. Kể cả ở Việt Nam, VinFast cũng đối mặt với những thách thức lớn từ những hãng ô tô ngoại lâu năm như Toyota, Ford và Hyundai.
Cũng như VinFast, trong hơn 1 thập kỷ qua nhiều công ty ô tô Trung Quốc đã theo đuổi tham vọng bán ô tô ở thị trường Mỹ. Dù vẫn chưa thực sự hái quả ngọt, Guangzhou Automobile Group Co., Zotye Automobile Co. và một số công ty đã có các điểm bán hàng và bộ phận R&D ở thị trường Mỹ.
Tuy nhiên, người đàn ông với khối tài sản sở hữu lên tới 9,1 tỷ USD (theo dữ liệu từ Bloomberg Billionaires Index) không hề nản lòng. Ông đã bán đi một lượng cổ phần của mình tại Vingroup vào năm ngoái và dự định bán thêm 10% cổ phần nữa để huy động nguồn vốn cho dự án này. VinFast do ông Phạm Nhật Vượng nắm 49%, phần còn lại thuộc về Tập đoàn Vingroup.
Theo Chủ tịch Vingroup, dự tính VinFast sẽ chưa thể có lãi trong khoảng 5 năm tới, bổ sung thêm rằng thị trường nội địa là "quá nhỏ" và doanh số ở nước ngoài sẽ là chìa khóa để công ty có lãi. Hiện ông trực tiếp sở hữu 26% cổ phần của Vingroup và gián tiếp sở hữu 31,6% thông qua Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Việt Nam (ông Vượng sở hữu 92% công ty này).

Công nhân tại nhà máy sản xuất ô tô VinFast (Hải Phòng). Ảnh: Bloomberg
VinFast sẽ phải vượt qua một nhiệm vụ còn nan giải hơn là làm sao thuyết phục được những người tiêu dùng khó tính ở Mỹ và các thị trường phát triển khác, nơi mà các tiêu chuẩn khí thải và an toàn là cực kỳ nghiêm ngặt.
Thêm một thách thức khác là làm sao để có thể sản xuất và bán xe điện thành công. Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư hàng tỷ USD đặt cược vào triển vọng của xe điện tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới, nhưng rất ít trong số đó kiếm được tiền. BAIC BluePark New Energy Technology là một ví dụ, nhà sản xuất ô tô điện lớn nhất Trung Quốc, dự kiến báo lỗ trong năm 2019.
VinFast sẽ không triển khai lắp ráp dây chuyền sản xuất ô tô điện cho đến cuối năm sau, người đứng đầu Tập đoàn Vingroup cho biết ông kế hoạch xuất khẩu những chiếc xe này sang Mỹ, châu Âu và Nga vào năm 2021.

Những robot hàn tại nhà máy VinFast (Hải Phòng). Ảnh: Bloomberg
VinFast phải vượt qua nhiều rào cản lớn để cạnh tranh bên ngoài Việt Nam, Michael Dunne, Giám đốc điều hành của công ty tư vấn ô tô ZoZo Go, phụ trách thị trường Châu Á, nhận định. Sẽ mất một thời gian trước khi công ty này sẵn sàng cạnh tranh ở Mỹ, thị trường khắc nghiệt nhất thế giới. "Để làm được điều đó, bạn cần một thương hiệu vững chắc".
Nhiều người tiêu dùng ưa thích một chiếc xe Honda hoặc một chiếc Toyota cũ hơn là một chiếc xe mới với thương hiệu xa lạ, ông Dunne cho biết. Nhà sản xuất ô tô của Việt Nam sẽ phải sản xuất ít nhất 100.000 xe mỗi năm để có thể cạnh tranh về chi phí, phát triển thương hiệu toàn cầu và thiết lập mạng lưới phụ tùng, dịch vụ. Tuy nhiên, VinFast có cơ hội "bẻ khóa" các thị trường Đông Nam Á nhỏ hơn, ông Dunne cho biết thêm.
Nhà máy VinFast xây dựng trên diện tích 335 ha tại Hải Phòng, hiện bán 3 dòng xe đầu tiên gồm một chiếc hatchback, sedan và SUV với một mức giá ưu đãi và chịu lỗ. VinFast cũng sản xuất xe máy điện và đặt mục tiêu cho ra 500.000 chiếc xe mỗi năm vào 2025.
Trong vài năm tới, Vingroup dự kiến phải chi hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm để bù lỗ cho VinFast, con số ước tính lên tới 18.000 tỷ đồng (khoảng 777 triệu USD), ông Vượng cho biết. Những thiệt hại này bao gồm chi phí tài chính và khấu hao, và 7.000 tỷ đồng mỗi năm do bán xe ở mức thấp hơn giá thành.

Một chiếc VinFast Lux A 2.0. Ảnh: Bloomberg
Vingroup sẽ thoái vốn tại các công ty con để tài trợ cho VinFast, trong khi các doanh nghiệp khác được yêu cầu cắt giảm chi phí. Ngoài ra, VinFast cũng sẽ tìm kiếm các khoản vay bổ sung ngoài 1,95 tỷ USD các khoản vay quốc tế đã huy động được. Chủ tịch Vingroup cũng tiết lộ kế hoạch niêm yết VinFast trên thị trường chứng khoán, có thể tại Việt Nam hoặc thậm chí là nước ngoài.
"Chúng tôi mong muốn xây dựng một thương hiệu Việt Nam có danh tiếng tầm cỡ thế giới", ông Vượng cho biết. Tuy nhiên, tỷ phú số một Đông Nam Á cũng cho rằng thách thức lớn nhất là các sản phẩm Việt Nam không có một thương hiệu quốc tế.
"Đối với nhiều bạn bè quốc tế, Việt Nam vẫn là một nước nghèo, lạc hậu. Chúng tôi sẽ phải tìm cách tiếp thị và chứng minh sản phẩm của chúng tôi đại diện cho một Việt Nam năng động và phát triển đã đạt tiêu chuẩn cao nhất thế giới", ông Phạm Nhật Vượng nói.
(Theo Bloomberg)
- Cùng chuyên mục
Thị trường sôi động – Đâu là cơ hội đầu tư đáng chú ý trong tháng 6?
VN-Index tăng mạnh 8,67% trong tháng 5, đánh dấu mức phục hồi ấn tượng nhất từ đầu năm 2025. Dòng tiền trở lại mạnh mẽ, nhóm ngân hàng, bất động sản, vật liệu xây dựng và xuất khẩu nổi lên là tâm điểm đầu tư trong tháng 6.
Đầu tư thông minh - 09/06/2025 22:29
Cần kết nối doanh nghiệp tư nhân với doanh nghiệp FDI
Sở Tài chính TP. Huế cho rằng, cần tăng cường kết nối doanh nghiệp tư nhân với doanh nghiệp FDI, kết nối các doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp nội địa tại các khu công nghiệp, khu kinh tế.
Đầu tư - 09/06/2025 21:52
Thành Phương QT cùng đối tác làm dự án cụm công nghiệp hơn 385 tỷ ở Quảng Trị
CTCP Bất động sản Thành Phương QT và công ty TNHH Xây dựng Nguyên Hưng vừa được tỉnh Quảng Trị lựa chọn thực hiện dự án Cụm công nghiệp Cam Thành mở rộng.
Đầu tư - 09/06/2025 16:57
Mở rộng cao tốc Bắc - Nam: Cú 'bắt tay' của các ông lớn giao thông
Tới nay đã có ít nhất 4 doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực giao thông đề xuất được tham gia đầu tư mở rộng dự án cao tốc Bắc - Nam phía đông.
Đầu tư - 09/06/2025 07:00
Quảng Nam 'chuyển mình' phát triển khu công nghiệp xanh
Quảng Nam đang đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp (KCN) xanh, nhằm tạo nền tảng phát triển bền vững, góp phần xây dựng tương lai xanh cho tỉnh và khu vực.
Đầu tư - 08/06/2025 16:54
Lộ diện 'ông trùm' cụm công nghiệp ở Bình Định
Công ty TNHH Thiên Hưng Mỹ Thọ đang đầu tư loạt dự án hạ tầng cụm công nghiệp trên địa bàn các huyện, thị xã tại Bình Định. Tổng vốn đầu tư các dự án trên lên đến cả nghìn tỷ đồng.
Đầu tư - 08/06/2025 06:48
Quảng Ninh đặt mục tiêu thu hút dòng vốn Nhật Bản thế hệ mới
Quảng Ninh vừa ghi dấu ấn tại Nhật Bản với Diễn đàn hợp tác đầu tư 2025, thu hút hàng trăm doanh nghiệp và mở ra nhiều cơ hội hợp tác chiến lược.
Đầu tư - 07/06/2025 10:59
Vốn đầu tư nước ngoài tăng vọt nhờ loạt dự án tỷ đô
Bất chấp biến động kinh tế toàn cầu, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam vẫn duy trì đà tăng mạnh trong 5 tháng đầu năm 2025.
Đầu tư - 07/06/2025 09:16
Ai hưởng lợi nếu đánh thuế bất động sản?
Thuế bất động sản có thể góp phần hạn chế tình trạng đầu cơ, từ đó giảm áp lực cầu ảo và hiện tượng tăng giá bất hợp lý. Đồng thời, khuyến khích chủ sở hữu sử dụng tài sản hiệu quả, từ đó tạo ra giá trị thực tiễn cho nền kinh tế.
Đầu tư - 07/06/2025 06:45
HoREA: Thủ tục làm nhà ở xã hội giảm hơn 1.000 ngày
Bộ Xây dựng cho biết giảm được 350 ngày làm thủ tục nhà ở xã hội theo quy định mới, song Chủ tịch HoREA Lê Hoàng Châu cho biết thực tiễn sẽ rút ngắn được hơn 1.000 ngày, tức không dưới 3 năm làm thủ tục.
Đầu tư - 06/06/2025 19:14
Quảng Trị thu hồi dự án khu du lịch sinh thái hồ Ái Tử
Khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng hồ Ái Tử với tổng mức đầu tư 377 tỷ đồng vừa bị tỉnh Quảng Trị thu hồi do nhà đầu tư gặp khó khăn về tài chính.
Đầu tư - 06/06/2025 11:20
Quảng Ninh phê duyệt 2 dự án nhà ở xã hội hơn 1.500 tỷ tại TP. Hạ Long
UBND tỉnh Quảng Ninh chấp thuận chủ trương đầu tư 2 dự án nhà ở xã hội trên địa bàn TP. Hạ Long.
Bất động sản - 06/06/2025 11:18
VSAP LAB làm dự án vi mạch bán dẫn 1.800 tỷ đồng ở Đà Nẵng
CTCP VSAP LAB là nhà đầu tư thực hiện dự án Phòng thí nghiệm phục vụ sản xuất công nghệ đóng gói tiên tiến cho vi mạch bán dẫn tại Đà Nẵng, với tổng vốn đầu tư 1.800 tỷ đồng.
Đầu tư - 06/06/2025 10:50
Khu đô thị Bắc Lục Khẩu 'vướng' pháp lý, Phú Yên xin cơ chế đặc thù
Dự án Khu đô thị mới Bắc Lục Khẩu (khu A, tại Phú Yên) vướng hàng loạt sai phạm. Trước nguy cơ bị thu hồi, UBND tỉnh Phú Yên kiến nghị Thủ tướng cho áp dụng cơ chế đặc thù để gỡ khó.
Đầu tư - 06/06/2025 06:45
THACO 'lấn sân' sang sản xuất và chế biến sâm Ngọc Linh
Tỉnh Quảng Nam thống nhất chủ trương cho phép THACO khảo sát thực địa và lập dự án sản xuất, chế biến sâm Ngọc Linh và các loại dược liệu tại huyện Nam Trà My, Bắc Trà My và Phước Sơn.
Đầu tư - 06/06/2025 06:45
Diễn biến mới tại dự án kéo dài đường cất hạ cánh sân bay Vinh
Bộ Tài chính đề nghị UBND tỉnh Nghệ An làm việc với Bộ Xây dựng đánh giá tính cấp bách để lựa chọn phương án đầu tư và bố trí vốn phù hợp thực hiện dự án kéo dài đường cất hạ cánh tại Cảng hàng không quốc tế Vinh.
Đầu tư - 05/06/2025 17:02
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 3 week ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 3 week ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 month ago