Tỷ lệ cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp còn thấp

Nhàđầutư
Tỷ lệ cơ giới hóa trong nông nghiệp thấp, tỷ lệ tổn thất cao, chất lượng sản phẩm giảm, giá thành sản xuất cao, khó cạnh tranh trên thương trường. Thông tin trên vừa được các đại biểu nêu ra tại hội thảo "Cơ giới hóa đồng bộ hướng tới nền nông nghiệp bền vững", diễn ra hôm nay tại TP. Cần Thơ.
AN HÒA
24, Tháng 08, 2022 | 18:15

Nhàđầutư
Tỷ lệ cơ giới hóa trong nông nghiệp thấp, tỷ lệ tổn thất cao, chất lượng sản phẩm giảm, giá thành sản xuất cao, khó cạnh tranh trên thương trường. Thông tin trên vừa được các đại biểu nêu ra tại hội thảo "Cơ giới hóa đồng bộ hướng tới nền nông nghiệp bền vững", diễn ra hôm nay tại TP. Cần Thơ.

hoi thao 1

Sự kiện AGRITECHNICA ASIA năm 2022 do Bộ NN&PTNT Việt Nam đăng cai tổ chức thu hút 4.000 đại biểu tham dự. Ảnh An Hòa

Cơ giới hóa yếu dẫn đến kinh tế nông nghiệp yếu

Chia sẻ tại hội thảo "Cơ giới hóa đồng bộ hướng tới nền nông nghiệp bền vững" trong khuôn khổ hội chợ thương mại quốc tế về máy nông nghiệp AGRITECHNICA ASIA năm 2022 đang diễn ra tại TP. Cần Thơ, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Trần Thanh Nam cho biết, dù năm 2021, cả nước rất khó khăn trong phòng, chống dịch COVID-19 nhưng tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp vẫn đạt 2,9%, giá trị xuất khẩu đạt kỷ lục 48,6 tỷ USD. Trong 6 tháng đầu năm 2022 xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 27,5 tỷ USD; nông sản Việt Nam đã có mặt ở 196 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông lâm thủy sản là yêu cầu quan trọng của ngành nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị gia tăng ngành hàng nông sản, phát triển bền vững, tham gia chuỗi cung ứng nông sản toàn cầu. 

Tuy nhiên, hiện nay, chỉ mới có một số khâu đạt mức độ cơ giới hoá cao như: Trồng trọt đạt từ 70% đến 100%; chăn nuôi đạt từ 55% đến 90%. Trong khi đó, tỷ lệ cơ giới hóa ở một số khâu sản xuất lâm nghiệp, khai thác thủy sản còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; quy mô sản xuất theo chuỗi giá trị còn phân tán; công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ quá trình cơ giới hóa đồng bộ từ sản xuất, chế biến, bảo quản, tiêu thụ chưa được quan tâm đúng mức.

"Nhằm khắc phục điểm yếu trên, trong thời gian qua, Chính phủ và các bộ ngành, địa phương đã có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ phát triển cơ giới hóa trong nông nghiệp như: Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp và hàng loạt các chính sách về tín dụng và hỗ trợ lãi suất cho người mua máy, thiết bị nông nghiệp; miễn thuế VAT đối với việc nhập máy, thiết bị chuyên dụng cho nông nghiệp; hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp. Và ngày 20/7/2022, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 858/QĐ-TTg về Chiến lược phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông lâm thủy sản đến năm 2030. Đặc biệt, Bộ NN&PTNT đang trình Chính phủ Nghị định về cơ giới hoá đồng bộ trong nông nghiệp làm cơ sở pháp lý để triển khai phát triển cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp thời gian tới", Thứ trưởng Nam cho hay.

Theo nghiên cứu của TS. Nguyễn Văn Hùng, Trưởng nhóm Cơ giới hoá & sau thu hoạch cùng ông Ing.Agr.Dip. Martin Gummert, Chuyên gia cao cấp Viện nghiên cứu lúa gạo Quốc tế IRRI, lúa gạo là lương thực chính của gần một nửa thế  giới. Khoảng 500 triệu tấn gạo được sản xuất hàng năm trên thế giới, trong đó 90% là từ các nước châu Á. Việc tăng sản lượng gạo là cần thiết để cung cấp cho các thế hệ tương lai đang đối mặt những thách thức như với tăng dân số, biến đổi khí hậu, giảm diện tích đất trồng lúa, thiếu lao động, không sử dụng tối ưu các đầu vào nông nghiệp như phân bón và hóa chất nông nghiệp, thất thoát sau thu hoạch cao trong chuỗi giá trị, quy mô ruộng nhỏ, và thu nhập từ canh tác lúa còn thấp,... Tất cả yếu tố đó cũng gây những tác động lớn đến môi trường trong quá trình sản xuất lúa gạo.

Việc ứng dụng khoa học công nghệ, đưa cơ giới hóa vào sản xuất là yêu cầu cấp bách hiện nay. Để cụ thể hóa vấn đề nay, Viện lúa Quốc tế IRRI cũng đã triển khai các hoạt động hợp tác trong sản xuất lúa gạo tại Việt Nam như san phẳng mặt ruộng bằng công nghệ laser, cơ giới hóa gieo sạ, bảo quản sau thu hoạch…, bước đầu các mô hình này đã giúp giảm đáng kể chi phí sản xuất, giảm phát thải khí carbon, nâng cao thu nhập cho người nông dân.

Theo TS. Lê Quý Kha, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hợp tác Kinh tế Việt Nam Châu Phi, trong xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xu thế người lao động nông thôn di cư về các khu công nghiệp và đô thị. Hiện nay với tỷ lệ bình quân dân số đô thị của Việt Nam là 44%, dự báo trong 5-10 năm nữa tỷ lệ dân số đô thị của Việt Nam ngang bằng dân số đô thị hiện nay của Thái Lan (51,1%), Indonesia (56,4%) hay Maylaysia (78,4%), thì thiếu lao động nông nghiệp ở nông thôn càng gay gắt.

Theo ngân hành dữ liệu của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAOSTAT), giá thành sản xuất của Mỹ, Braxin, Aghentina chỉ  còn 138 -142 USD cho 1 tấn ngô và 317 - 329 USD cho 1 tấn đỗ tương, trong khi đó giá thành ở Việt Nam là 329 USD cho 1 tấn ngô (năm 2016) và 823 USD cho 1 tấn đỗ tương (2015-2019). Tức giá thành sản xuất ở Việt Nam cao gấp 2,3-2,5 lần so với các nước áp dụng công nghệ  nông nghiệp thông minh. Giá thành cao khiến cho nông sản Việt Nam khó cạnh tranh trên thị trường quốc tế và cũng lý giải nguyên nhân vì sao là nước sản xuất nông nghiệp lớn nhưng Việt Nam phải nhập khẩu nhiều nông sản để phục vụ cho các ngành sản xuất khác.

hoi thao 2

Bộ NN&PTNT đề ra 7 giải pháp nâng cao tỷ lệ cơ giới hóa nông nghiệp. Ảnh An Hòa

7 giải pháp nâng cao tỷ lệ cơ giới hóa nông nghiệp

Theo ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, mục tiêu của cơ giới hoá đồng bộ đến năm 2030 trồng trọt đạt 70%; chăn nuôi đạt 60%; sản xuất thuỷ sản đạt 90% và đánh bắt bảo quản là 95%; lâm nghiệp đạt 50% và diêm nghiệp đạt 90%. Phấn đấu đến năm 2030, đưa Việt Nam trở thành trung tâm chế biến nông sản đứng trong tốp 10 thế giới như Quyết định số 858/QĐ-TTg ngày 20/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN&PTNT đề ra 7 nhiệm vụ.

Thứ nhất, phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ (đất đai, giao thông nội đồng, thủy lợi nội đồng; hạ tầng công nghệ...) và tổ chức sản xuất nông nghiệp phù hợp với máy móc, thiết bị cơ giới hoá.

Thứ hai, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học công nghệ và chuyển giao máy móc sản xuất nông nghiệp. Trong đó, trọng tâm là tạo mối liên kết giữa các cơ quan nghiên cứu với các doanh nghiệp để tiến hành nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ trong lĩnh vực cơ điện nông nghiệp.

Thứ ba, phát triển công nghiệp chế tạo máy móc, thiết bị, công nghệ do trong nước sản xuất và công nghiệp hỗ trợ cho cơ giới hóa nông nghiệp.

Thứ tư, phát triển nguồn nhân lực phục vụ cơ giới hoá nông nghiệp. Trong đó, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho các nhà nghiên cứu, các kỹ sư cơ điện để tạo ra các sản phẩm mới phù hợp với sản xuất nông nghiệp của Việt Nam. Đồng thời, tổ chức đào tạo nâng cao khả năng vận hành máy móc, thiết bị và an toàn lao động cho người sử dụng.

Thứ năm, sử dụng công nghệ 4.0 điều khiển các máy móc, thiết bị vào sản xuất nông nghiệp, như các thiết bị quan trắc môi trường, camera quan sát, hạ tầng công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu và thiết bị đường chuyền số để có thể điều khiển sản xuất từ.

Thứ sáu, tập trung phát triển doanh nghiệp chế biến nông sản quy mô lớn hiện đại, mang tính chất dẫn dắt, định hướng sản xuất. Đồng thời, đầu tư mới và nâng cấp các cơ sở sơ chế, chế biến, bảo quản quy mô vừa và nhỏ, hợp tác xã với thiết bị, công nghệ, quản lý,... phù hợp với khả năng sản xuất và đặc điểm nguyên liệu đối với nhóm sản phẩm chủ lực và đặc sản của địa phương.

Thứ  bảy, đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế, trao đổi kinh nghiệm và thu hút các nguồn lực để  triển khai các dự  án phát triển về lĩnh vực cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông sản.

AGRITECHNICA là hội chợ thương mại lớn nhất thế giới về máy móc nông nghiệp được tổ chức 2 năm một lần. Sự kiện AGRITECHNICA ASIA năm 2022 do Bộ NN&PTNT Việt Nam đăng cai tổ chức, sự kiện này diễn ra từ ngày 24 -26/8 tại Đồng bằng sông Cửu Long - vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp của Việt Nam. Tại sự kiện này, Ban tổ chức đã mời trên 4.000 đại biểu chính thức từ các tổ chức, doanh nghiệp quốc tế và trong nước; đặc biệt trong đó có khoảng 3.500 đại biểu là nông dân đến tham dự các sự kiện.
Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ