Mô hình ‘cánh đồng lớn’ ở ĐBSCL vì sao ngày một teo tóp?

Nhàđầutư
Theo báo cáo của Cục Trồng trọt, trong vụ lúa Đông xuân 2021-2022, diện tích sản xuất theo mô hình ‘cánh đồng mẫu lớn’ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) giảm mạnh và có xu hướng sẽ còn tiếp tục giảm trong các năm tới, vì sao?
AN HÒA
23, Tháng 03, 2022 | 15:29

Nhàđầutư
Theo báo cáo của Cục Trồng trọt, trong vụ lúa Đông xuân 2021-2022, diện tích sản xuất theo mô hình ‘cánh đồng mẫu lớn’ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) giảm mạnh và có xu hướng sẽ còn tiếp tục giảm trong các năm tới, vì sao?

thu hoach lua VS

Đất đai manh mún, sản xuất nhỏ lẻ làm thu nhập của nông dân trồng lúa chưa như kỳ vọng. Ảnh VS

Những ‘khoảng trống’ chính sách

“Cánh đồng mẫu lớn” là cánh đồng lúa được nông dân liên kết hợp tác trồng một loại giống lúa và được doanh nghiệp cung cấp giống, hướng dẫn kỹ thuật canh tác; đồng thời, doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm… Đây được xem là mô hình liên kết bốn nhà (nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà nước, nhà khoa học) trong sản xuất, tiêu thụ lúa gạo.

Trong điều kiện đất đai manh mún, nhỏ lẻ thì mô hình “cánh đồng lớn” được xem là một giải pháp để sản xuất lúa hàng hóa quy mô lớn, tăng khả năng cạnh tranh cho ngành lúa gạo Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Năm thịnh hành nhất (2015), diện tích sản xuất theo mô hình “cánh đồng mẫu lớn” tại vùng đồng bằng sông Cửu Long lên đến 200.000ha.

Tuy nhiên, theo báo cáo của Cục Trồng trọt, vụ Đông xuân 2021-2022, diện tích cánh đồng lớn chỉ khoảng 160.000 ha. Những vùng nông dân chưa liên kết với doanh nghiệp thu mua thì sự phát triển của cánh đồng lớn thiếu ổn định, tiếp tục teo tóp.

Theo ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An (TP. Cần Thơ), mô hình cánh đồng lớn là chủ trương đúng, hữu hiệu nhưng những năm gần đây ít được mở rộng do doanh nghiệp thiếu vốn, ngân hàng không cho vay hoặc cho vay rất ít. Do đó theo ông Bình để có thể mở rộng mô hình này thì Chính phủ cần phải có chính sách khuyến khích doanh nghiệp như tăng hạn mức tín dụng với lãi suất thấp để doanh nghiệp có vốn đầu tư mở rộng “cánh đồng lớn”.

Đồng tình với quan điểm đó, Tổng Giám đốc Tập đoàn Lộc Trời, Nguyễn Duy Thuận cho biết, để đầu tư mở rộng cánh đồng lớn thì đòi hỏi doanh nghiệp phải có nguồn vốn rất lớn, không chỉ đầu tư trước giống, vật tư nông nghiệp cho nông dân mà còn phải đảm bảo có đủ tiền mặt thu mua lúa cho nông dân khi thu hoạch. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải đầu tư hệ thống sấy, bảo quản, xay xát đủ công suất chế biến sản lượng đã hợp đồng liên kết với nông dân.

Chia sẻ với truyền thông, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan cho rằng, thẳng thắn nhìn lại, “cánh đồng lớn” dường như không thực sự “lớn” như mong đợi, mà đây đó đang bị “thu nhỏ dần”, thậm chí rơi vào quên lãng. Doanh nghiệp thì xoay xở bài toán khát vốn trong liên kết thu mua. Người nông dân thì loay hoay tìm kiếm đầu ra ổn định.

san xua tien tien

Cục Trồng trọt cho biết đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất lúa nổi bật khác thay thế dần một số diện tích “cánh đồng lớn” đang sụt giảm. Ảnh TA

Xuất hiện nhiều mô hình liên kết mới

Theo ông Lê Thanh Tùng, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt, mặc dù, diện tích cánh đồng lớn giảm nhưng hiện nay, các tỉnh, thành trong vùng ĐBSCL đã phát triển được trên 22.000 ha tham gia mô hình sản xuất lúa nổi bật khác thay thế dần một số diện tích “cánh đồng lớn” đang sụt giảm.

Điển hình là mô hình sản xuất lúa hữu cơ hơn 7.000ha tập trung ở tỉnh Trà Vinh, Kiên Giang;

Hay như mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP, Global GAP với diện tích hàng ngàn ha tại Tiền Giang, Long An, Hậu Giang, Sóc Trăng…

Ngoài ra còn có gần 14.000ha sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao, sử dụng khoáng tự nhiên không phun thuốc bảo vệ thực vật; sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý rơm rạ trên lúa: giảm đốt rơm rạ…

Hầu hết các mô hình sản xuát lúa tiên tiến đều giảm được công lao động, giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, hạn chế đốt rơm rạ, giảm ô nhiễm môi trường, giúp giảm lượng phân đạm, tăng sức đề kháng cho cây lúa, giảm số lần phun thuốc bảo vệ thực vật.

Sản phẩm làm ra, có đầu ra ổn định, tăng thu nhập cho người dân, tạo được vùng nguyên liệu, đảm bảo sức khỏe người sản xuất, giảm ô nhiễm môi trường, hướng đến sản xuất bền vững.

"Các mô hình sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao đã mang lại thu nhập tăng thêm cho người nông dân từ 3 - 8 triệu đồng/ha", ông Tùng cho hay.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24600.00 24620.00 24940.00
EUR 26373.00 26479.00 27646.00
GBP 30747.00 30933.00 31883.00
HKD 3106.00 3118.00 3220.00
CHF 27080.00 27189.00 28038.00
JPY 159.61 160.25 167.69
AUD 15992.00 16056.00 16544.00
SGD 18111.00 18184.00 18724.00
THB 664.00 667.00 695.00
CAD 17987.00 18059.00 18594.00
NZD   14750.00 15241.00
KRW   17.82 19.46
DKK   3544.00 3676.00
SEK   2323.00 2415.00
NOK   2280.00 2371.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ