Thị trường lúa, gạo diễn biến thế nào trong những tháng cuối năm?

Nhàđầutư
Đợt dịch COVID-19 lần thứ tư đã bùng phát mạnh tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), 'vựa lúa' lớn nhất của Việt Nam. Dịch bệnh đã ảnh hưởng rất lớn đến các khâu gieo trồng, chế biến, tiêu thụ lúa gạo. Trước những khó khăn đó, diễn biến thị trường lúa, gạo trong những tháng cuối năm sẽ ra sao?
AN HÒA
24, Tháng 09, 2021 | 11:37

Nhàđầutư
Đợt dịch COVID-19 lần thứ tư đã bùng phát mạnh tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), 'vựa lúa' lớn nhất của Việt Nam. Dịch bệnh đã ảnh hưởng rất lớn đến các khâu gieo trồng, chế biến, tiêu thụ lúa gạo. Trước những khó khăn đó, diễn biến thị trường lúa, gạo trong những tháng cuối năm sẽ ra sao?

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), dù xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp trong tháng 8 giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhưng lũy kế 8 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản vẫn đạt trên 32 tỷ USD, tăng 21,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu gạo đạt gần 4 triệu tấn, tuy giảm 13% về sản lượng nhưng giá bán tăng trên 9,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là một tín hiệu vui 'vượt qua COVID' của ngành nông nghiệp .

bo doi giup dan thu hoach lau o an giang

Bộ đội giúp dân thu hoạch dứt điểm lúa Hè thu ở  tỉnh An Giang. Ảnh QĐ

Tín hiệu thị trường sáng sủa hơn

Nhận định về thị trường xuất khẩu gạo trong những tháng cuối năm, đại diện Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), cho biết Báo cáo tháng 8 của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) trong niên vụ 2021-2022, dự trữ gạo cuối kỳ toàn cầu được dự báo hơn 170 triệu tấn, giảm 3,2 triệu so với dự báo trước đó và giảm gần 7 triệu tấn so với cùng kỳ, đây là năm thứ hai liên tiếp gạo tồn kho dự trữ cuối kỳ toàn cầu giảm. 

Nguyên nhân chính là do sự sụt giảm trữ gạo tại hai quốc gia đông dân nhất thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ. Hiện nay tồn trữ gạo của Trung Quốc chỉ khoảng 111 triệu tấn, giảm 5,5 triệu tấn; tồn trữ gạo của Ấn Độ cũng chỉ đạt khoảng 23 triệu tấn, giảm 3 triệu tấn.

Cũng theo dự báo của USDA, sản lượng gạo toàn cầu niên vụ 2021-2022 được dự báo trên 507 triệu tấn (xay xát), tăng 1,6 triệu tấn so với cùng kỳ. Trong khi đó, tiêu thụ gạo toàn cầu dự báo tăng đến 7,6 triệu tấn so với cùng kỳ.

Trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, vẫn theo phân tích của USDA, các quốc gia như: Bangladesh, Myanmar, Iraq, Sri Lanka và Đài Loan có xu hướng nhập khẩu gạo  nhiều hơn, nhưng một số quốc gia khác như Brazil, Trung Quốc, Cuba, EU và Mỹ vẫn giữ kế hoạch nhập khẩu gạo như dự kiến từ đầu năm.

Còn theo báo cáo của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), do chi phí nhập khẩu lương thực toàn cầu trong năm 2021 tăng 12% và nhu cầu tăng cao trước tác động của dịch COVID-19, nên dự báo giá lương thực trong những tháng cuối năm sẽ tăng ở mức kỷ lục.

Với mức tồn kho giảm, đồng Rupee giảm giá và sau thời gian giảm giá, xả hàng, gạo Ấn Độ đã bắt đầu tăng giá trở lại.

Còn theo trang tin về giá gạo toàn cầu Oryza.com, giá gạo 5% tấm của Ấn Độ ngày 16/9 giao dịch ở mức 368 - 372 USD/tấn tăng gần 10 USD/tấn so với một tuần trước đó. Nguyên nhân khiến gạo Ấn Độ phải tăng giá trở lại là do chi phí vận chuyển, giao nhận tăng; đồng rupee đã tăng khoảng 0,7% kể từ đầu tháng, làm giảm lợi nhuận của các nhà xuất khẩu tính theo USD nên họ phải tăng giá gạo đề bù đắp đảm bảo lợi nhuận.

Cũng theo Oryza.com , giá gạo xuất khẩu của Thái Lan, Pakistan, Myanmar được giao dịch trong ngày 16/9 đang ở mức từ 367 - 394 USD/tấn, tăng khoảng 5 USD/tấn. Gạo Mỹ 4% tấm giá giao dịch từ 583 - 587 USD/tấn, đây là mức giá ổn định từ đầu tháng 9 đến nay.

Về xuất khẩu gạo của Việt Nam, theo VFA tính đến ngày 8/9, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới (sau Ấn Độ) với sản lượng xuất khẩu đạt trên 4,1 triệu tấn. Giá xuất khẩu gạo thơm Jasmine dao động 573 – 577 USD/tấn, gạo 5% tấm giá 418 – 422 USD/tấn, gạo 25% tấm giá 393 – 397 USD/tấn, gạo 100% tấm giá 328 – 332 USD/tấn.

Philipines là khách hàng truyền thống, chiếm gần 40% thị phần xuất khẩu gạo của Việt Nam hàng năm. Trong 8 tháng đầu năm nay Philipines đã nhập khẩu trên 1,5 triệu tấn gạo từ Việt Nam, trị giá 798,3 triệu USD, chiếm 38% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam.

Do ảnh hưởng thiên tai vào cuối năm 2020, sản lượng lúa của Philipines dự báo chỉ ở mức tương đương năm trước (khoảng 20 triệu tấn), nhu cầu nhập khẩu gạo năm 2021 của quốc gia này được dự báo ít nhất cũng phải 2,3 triệu tấn, tính đến thời điểm này Philipines chỉ mới nhập khẩu được 1,74 triệu tấn.

Trung Quốc là thị trường nhập khẩu gạo Việt Nam đứng thứ 2, sau Philipines với sản lượng nhập khẩu 7 tháng đầu năm nay trên 600.000 tấn, kim ngạch trên 300 triệu USD, giá trung bình 531,4 USD/tấn, tăng 26,9% về lượng, tăng 12,5% về kim ngạch nhưng giảm 11,4% về giá so với cùng kỳ năm 2020.

Từ ngày 01/09 - 16/09, có 9 tàu vào các cảng xếp hàng với số lượng ăn hàng dự kiến 84.100 tấn gạo các loại, trong đó, 4 tàu cảng TP. Hồ Chí Minh và 5 tàu cảng Mỹ Thới (An Giang).

Thị trường gạo nội địa được ghi nhận giá bình ổn trong hơn 2 tháng qua. Mới đây vào 7/9 Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã ký ban hành Nghị quyết số 296/NQ-UBTVQH15 về việc bổ sung kinh phí gần 2.200 tỷ đồng để mua hơn 172.889 tấn gạo bù vào gạo dự trữ quốc gia đã xuất cấp cứu trợ cho người dân gặp khó khăn do dịch bệnh COVID-19. Đây cũng là thông tin tác động đến thị trường lúa gạo trong những ngày tới.

xuat khau gao o cang may thoi an giang

Xuất khẩu gạo tại cảng Mỹ Thới, tỉnh An Giang. Ảnh TT

Nghịch lý giá lúa, gạo

Mặc dù thị trường lúa, gạo đón nhận nhiều thông tin tích cực nhưng giá lúa gạo nội địa vẫn đang ở mức thấp trong nhiều ngày qua, trong khi chí phí vật tư phân bón đầu vào tăng trên 50% so với vụ trước, đó là một nghich lý trong sản xuất lúa gạo hiện nay.

Theo ghi nhận tại các đầu mối thu mua lúa gạo tại ĐBSCL, giá lúa thường trong ngày 22/9 tại An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp dao động từ 4.700 - 5.600 đồngkg, lúa thơm  ở mức 5.600 - 5.800 đồng/kg.

Giá lúa ở một số tỉnh xa hơn như Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang thấp hơn mức giá trên từ 200 - 300 đồng/kg vì vùng này ít nhà máy xay xát, vận chuyển xa và khó khăn hơn. Theo phản ánh của nông dân trồng lúa thì với giá bán 1kg lúa dưới 5.000 đồng, nông dân chỉ từ hòa vốn cho đến lỗ vốn trong vụ sản xuất này.

Trong khi đó giá các loại gạo tại thị trường nội địa được ghi nhận ở mức cao, gạo thường có giá từ 11.000 – 13.000 đồng/kg, gạo thơm hạt dài 16.000 - 20.000 đồng/kg. gạo nguyên liệu từ 8.000-10,000 tùy loại.

Theo nhận định của ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại Phước Thành IV (Vĩnh Long), hiện tại công ty đã nhận được nhiều đơn hàng xuất khẩu gạo với giá không thua cùng kỳ năm trước, thị trường xuất khẩu gạo trong những tháng cuối năm dự báo sẽ có nhiều khởi sắc. Hiện nay nông dân ở ĐBSCL đang thu hoạch dứt điểm vụ lúa Hè thu và bắt đầu thu hoạch lúa Thu đông, đây là thời gian tốt để doanh nghiệp thu mua tồn trữ vì qua vụ Thu đông thì doanh nghiệp phải chờ sang năm sau mới đến thu hoạch vụ lúa Đông xuân.

“Mặc dù dự báo xuất khẩu gạo sẽ tốt hơn trong trong những tháng cuối năm nhưng việc thu mua tồn trữ gạo cần cân nhắc vì với mức dự trữ từ 30.000 - 40.000 tấn gạo thì doanh nghiệp phải có khoảng 400 tỷ đồng. Nếu phần lớn nguồn vốn này từ đi vay thì việc tồn trữ không hiệu quả vì mức tăng giá gạo có thể không đủ bù đắp được chi phí phát sinh”, ông Thành phân tích.

Lý giải nguyên nhân vì sao xuất khẩu gạo đang có chiều hướng tốt, gạo tiêu thụ nội địa giá cao nhưng giá lúa thấp, ông Thành cho biết, do ảnh hưởng dịch COVID-19 chi phí vận chuyển, chế biến tăng đột biến; hiện nay lĩnh vực nông nghiệp đang xuất siêu rất cao, container được xuất đi nhiều mà quay về thì ít, dẫn đến thiếu container rỗng trầm trọng. Cùng với đó tất cả các hãng tàu đồng loạt tăng giá cước vận chuyển làm cho chi phí giá thành xuất khẩu gạo đội lên rất cao. Chính vì phải gánh nhiều chi phí nên mặc dù tình hình xuất khẩu gạo rất khả quan nhưng giá lúa, gạo nội địa không tăng được.

Về việc Tổng cục dự trữ chuẩn bị đấu thầu mua hơn 172.000 tấn gạo, theo ông Thành thì do khối lượng gạo mua tạm trữ không nhiều và còn phải qua thời gian đấu thầu theo quy định nên hiện nay chưa tác động cải thiện giá lúa, gạo của khu vực.

Ông Nguyễn Văn Đôn, Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng (Tiền Giang, cho biết do ảnh hường dịch bệnh COVID-19, hàng loạt chi phí mới phát sinh như test COVID, sản xuất "Ba tại chỗ' cho nên việc đi lại, thu mua lúa cũng gặp rất khó khăn. Hiện nay, gạo trong kho còn nhiều nên doanh nghiệp cũng chưa có kế hoạch thu mua tồn trữ thêm nữa.

Theo số liệu của Cục Trồng trọt – Bộ NN&PTNT, tính đến ngày 16/09,  các  tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL đã thu hoạch được gần 1,4/1,5 triệu ha lúa Hè thu với năng suất 5,7 tấn/ha; vụ Thu đông 2021 xuống giống được 562 ngàn ha/700 ngàn ha, đã thu hoạch được 67.000ha với năng suất 5,2 tấn/ha. Tổng sản lượng lúa của khu vực ĐBSCLđã thu hoạch được tính từ đầu năm đến nay khoảng 18 triệu tấn, tương đương 9 triệu tấn gạo.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25030.00 25048.00 25348.00
EUR 26214.00 26319.00 27471.00
GBP 30655.00 30840.00 31767.00
HKD 3156.00 3169.00 3269.00
CHF 27071.00 27180.00 27992.00
JPY 159.45 160.09 167.24
AUD 15862.00 15926.00 16400.00
SGD 18109.00 18182.00 18699.00
THB 667.00 670.00 696.00
CAD 17920.00 17992.00 18500.00
NZD   14570.00 15049.00
KRW   17.26 18.81
DKK   3520.00 3646.00
SEK   2265.00 2349.00
NOK   2255.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ