Từ vụ 100 container điều xuất khẩu sang Ý: ‘Chọn đối tác xuất khẩu là câu chuyện hàng đầu’

NGUYÊN VŨ
07:17 17/03/2022

Trao đổi với Nhadautu.vn, Luật sư Trần Hữu Huỳnh cho biết, thông qua vụ việc 100 container điều xuất khẩu sang Ý chúng ta cũng phải nhìn rõ gốc rễ của vấn đề là khâu lựa chọn đối tác có ý nghĩa quyết định đối với doanh nghiệp xuất khẩu, bởi trên thực tế đã có nhiều vụ lừa đảo.

Đối tác có ý nghĩa sống còn với doanh nghiệp xuất khẩu

Xoay quanh vụ việc 100 container hạt điều xuất khẩu sang Ý đứng trước nguy cơ “bốc hơi” hàng trăm triệu USD được xã hội quan tâm và cơ quan chức năng cũng đang nhanh chóng vào cuộc để làm rõ vấn đề. Từ đó, rút ra được những bài học cho các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và doanh nghiệp xuất khẩu hạt điều nói riêng.

Nhưng, thông qua câu chuyện này, ngoài câu chuyện về hình thức thanh toán dẫn đến những rủi ro thì câu chuyện tìm hiểu đối tác xuất khẩu là khâu đặc biệt quan trọng.

Chia sẻ với Nhadatu.vn, Luật sư Trần Hữu Huỳnh, nguyên Trưởng Ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Thành viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) cho biết, VIAC và VCCI đều đã có nhiều buổi học để cảnh báo rủi ro trong xuất, nhập khẩu.

Riêng VIAC cùng Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) trong suốt nhiều năm qua thường xuyên tổ chức các lớp học để cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đi học, đồng thời, tại các buổi học này cũng đã có cảnh báo về câu chuyện xuất khẩu. Vì vậy, các doanh nghiệp họ cũng đã có ý thức về những việc này.

xuat-khau-hat-dieu

Trước khi xuất khẩu, doanh nghiệp trong nước cần phải tìm hiểu rõ đối tác. Ảnh minh họa/Công thương

Dĩ nhiên, từ vụ việc này còn có nhiều băn khoăn ở khâu giao - nhận. Nhưng quan trọng hơn hết, theo Luật sư Huỳnh là trước khi xuất khẩu cần phải hiểu rõ đối tác của mình, phải hiểu được người chơi với mình là ai. Bởi, trên thực tế, ở khắp các châu lục câu chuyện lừa đảo cũng diễn ra rất nhiều, không riêng ở Việt Nam.

Luật sư Huỳnh nhận định, chúng ta cần phải nhìn rõ cái gốc của vấn đề nằm ở đâu. Từ vụ việc 100 container điều xuất khẩu sang Ý, có thể thấy, dù có buôn bán bằng thương mại điện tử thì việc đi tìm đối tác là câu chuyện hàng đầu.

“Lựa chọn đối tác gần như là khâu quyết định của các doanh nghiệp xuất khẩu. Đối tác có uy tín, thương hiệu làm ăn lâu năm thì dù giá có tăng, giảm thì họ vẫn mua hàng của mình. Chứ không phải câu chuyện, có người mua trả giá cao hơn thì bỏ đối tác cũ, chọn đối tác mới. Đã có nhiều sự việc tương tự về các mặt hàng nông sản Việt Nam. Điều này gây ảnh hưởng, rủi ro đến thị trường, ngành hàng”, Luật sư Huỳnh cho hay.

Trong tất cả các quan hệ hợp đồng thì điều quan trọng nhất là quan hệ bền vững. Muốn có quan hệ bền vững thì cần có đối tác bền vững, mà muốn bền vững thì cần có sự hợp tác của cả 2 bên (người mua, người bán). Việc bội ước hợp đồng để đạt được cái lợi trước mắt của bên bán sẽ dẫn đến nhiều rủi ro, ảnh hưởng cho cả thị trường, ngành hàng và thậm chí cả quốc gia. Chính vì vậy, nước ngoài đưa chỉ số thực hiện hợp đồng là yếu tố để các quốc gia nước ngoài đánh giá chỉ số cạnh tranh của một quốc gia. Tức là chỉ số thực hiện hợp đồng mà thấp, chứng tỏ chi phí quốc gia đó cao, uy tín quốc gia giảm, dẫn đến đối tác sẽ ít tìm đến.

35DBFF24-227B-4419-9C43-D1705955456D

Lựa chọn đối tác gần như là khâu quyết định của các doanh nghiệp xuất khẩu. Đối tác có uy tín, thương hiệu làm ăn lâu năm thì dù giá có tăng, giảm thì họ vẫn mua hàng của mình. Chứ không phải câu chuyện, có người mua trả giá cao hơn thì bỏ đối tác cũ, chọn đối tác mới. Đã có nhiều sự việc tương tự về các mặt hàng nông sản Việt Nam. Điều này gây ảnh hưởng, rủi ro đến thị trường, ngành hàng.

Luật sư Trần Hữu Huỳnh-nguyên Trưởng Ban Pháp chế VCCI

Bên cạnh đó, Luật sư Huỳnh cho rằng, qua vụ việc vừa rồi cần phải có sự phối hợp giữa doanh nghiệp xuất nhập khẩu với các tổ chức có liên quan như hãng tàu, cơ quan có thẩm quyền nước sở tại, Tham tán Thương mại của Việt Nam…

Vì sao doanh nghiệp lại chọn phương thức thanh toán D/P?

Theo Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương Trần Thanh Hải, trong thương mại quốc tế có 3 phương thức thanh toán chủ yếu. Thứ nhất, phương thức điện chuyển tiền (T/T), nôm na giống như việc chuyển khoản giữa 2 cá nhân với nhau. Phương thức này có ưu điểm là thực hiện nhanh chóng, dễ dàng, không có nhiều điều kiện, thủ tục, không phải chuyển bộ chứng từ gốc thông qua ngân hàng, không phải ký quỹ (và do đó không bị đọng vốn).

Tuy nhiên, nhược điểm của phương thức này nằm ở thời điểm chuyển tiền. Nếu chuyển tiền trước khi nhận được hàng thì rủi ro sẽ nằm ở người mua vì có thể hàng hóa không đủ số lượng, không đạt chất lượng yêu cầu. Nếu để người mua nhận được hàng rồi mới chuyển tiền thì rủi ro chuyển sang người bán vì việc thanh toán lúc đó phụ thuộc thiện chí của người mua, nếu người mua không thanh toán hoặc nại lý do để trừ tiền thì người bán rơi vào thế khó xử.

Để tăng sự tin tưởng và chia sẻ rủi ro, hai bên có thể thỏa thuận người mua chuyển tiền trước 20-30%, số tiền còn lại chuyển sau khi scan bộ chứng từ và trước khi hàng tới cảng người mua. Thường phương thức này được áp dụng với những đối tác đã làm lâu năm, có độ tin cậy cao.

Thứ hai, phương thức trả tiền nhận chứng từ (D/P - Documents against Payment), người bán và người mua sử dụng ngân hàng như một đơn vị trung gian, đảm bảo. Sau khi giao hàng, người bán gửi bộ chứng từ đến ngân hàng người mua. Ngân hàng chỉ giao chứng từ cho người mua sau khi người mua đã thanh toán tiền hàng.

Với phương thức này, khả năng rủi ro của người bán sẽ thấp hơn vì nếu người mua không trả tiền thì sẽ không thể lấy được hàng. Trong trường hợp đó, người bán không mất hàng, những sẽ mất thêm công sức, chi phí để đưa hàng về hoặc tìm khách hàng khác để bán lại lô hàng đó.

Ngoài ra, còn có phương thức khác cũng tương tự như phương thức D/P là phương thức CAD - Cash against Documents.

Thứ ba, phương thức thư tín dụng (L/C - Letter of Credit), ngân hàng người mua phát hành L/C, với các nội dung chi tiết tương ứng với các điều khoản trong hợp đồng, như một văn bản cam kết trả tiền cho bên bán. Khi ngân hàng nhận được bộ chứng từ do người bán gửi đến và kiểm tra bộ chứng từ đó phù hợp với quy định trong L/C thì ngân hàng sẽ trả tiền cho người bán.

Để đảm bảo việc thanh toán thì ngân hàng thường yêu cầu người mua phải ký quỹ trước một số tiền nào đó, thậm chí là 100% giá trị của hợp đồng. Do vậy, người mua trong trường hợp này sẽ bị chôn vốn ở ngân hàng. Như vậy, L/C là phương thức thanh toán đảm bảo nhất cho người bán, nhưng đồng thời cũng bất lợi nhất cho người mua.

Phó Cục trưởng Trần Thanh Hải cho rằng, L/C là một phương thức thanh toán ít rủi ro nhất, nhưng lại không phải là phương thức thanh toán phổ biến nhất trong thương mại nông sản.

Lý giải vấn đề này, một doanh nhân hiện đang có container điều mắc kẹt ở Ý cho biết, các doanh nghiệp thường dùng phương thức T/T, D/P và CAD hơn là L/C mặc dù biết là có rủi ro, nhưng cả thị trường đều như vậy. Đây gọi là thông lệ quốc tế trong kinh doanh. Khi lựa chọn các phương thức này, mình cũng phải có thêm một số biện pháp để tăng thêm độ tin cậy của giao dịch.

Mặt khác, hàng nông sản giá trị thấp, mỗi lô hàng có trị giá vài trăm nghìn USD. Người mua thì không mua nhiều một lúc, mà họ mua gối đầu, từng lô nhỏ. Nếu lô hàng nào cũng mở L/C thì mỗi tháng có khi đến vài chục L/C. Mở L/C thì phải ký quỹ ngân hàng, không 100% thì cũng phải một tỷ lệ nào đó. Như vậy, người mua sẽ bị đọng vốn ở ngân hàng trong suốt thời gian chờ nhận hàng, lên đến cả tháng. Không người mua nào muốn như thế cả. Nếu mình cứ khăng khăng đòi L/C thì họ sẽ đi tìm người bán khác.

Đó là chưa kể thời gian để nhận được L/C của ngân hàng người mua cũng khá dài, ít nhất phải một tuần mà giá thị trường thì biến động từng ngày. Trong khi phải nhận được L/C thì người bán mới có thể giao hàng. Đã mua bán thì ai cũng muốn kết thúc thương vụ nhanh. Do đó, L/C chỉ chiếm khoảng 5% tỷ lệ thanh toán trên thực tế đối với hàng nông sản.

Đồng quan điểm, Luật sư Trần Hữu Huỳnh cho biết, phương thức L/C thường có thủ tục phức tạp và tốn kém. Do vậy, đối với các hợp đồng mua bán nông sản thường quy mô nhỏ nên không ưu tiên lựa chọn. Thay vào đó, các doanh nghiệp sẽ chọn phương thức thanh toán như D/P.

“Trong trường hợp này, nếu trách doanh nghiệp không chọn phương thức thanh toán để giảm bớt rủi ro như phương thức L/C là không thỏa đáng và không phù hợp thực tế. Bởi hơn ai hết, doanh nghiệp sẽ nắm rõ điều gì tốt cho chính họ”, Luật sư Huỳnh nhấn mạnh.

Để góc nhìn đa chiều, phóng viên Nhadautu.vn cũng đã có cuộc trò chuyện với ông Trần Văn Sơn, Tổng Giám đốc Công ty CP Hạt điều Gia Bảo - doanh nghiệp điều nổi tiếng của Bình Phước để hiểu rõ hơn về tình hình xuất, nhập khẩu điều.

Theo ông Sơn, ở thị trường châu Âu có đặc thù thanh toán đối với các doanh nghiệp xuất khẩu là theo hình thức D/P, tức là phải chuyển được hàng sang đến nơi, nhận được hàng bằng chứng từ gốc rồi sau đó ngân hàng mới giải ngân.

“Bên mua treo sẵn tiền trên ngân hàng nhưng chưa chuyển tiền ngay cho đơn vị xuất khẩu. Ví dụ như họ treo số tiền 10 tỷ đồng ở ngân hàng A cho 2 container hàng hóa nhưng lại chưa cho mình rút tiền khi chưa nhận được hàng. Họ rất rành về các thủ tục và biết doanh nghiệp xuất khẩu điều nước ta còn yếu về thủ tục pháp lý. Tiếp đến, họ thành lập các công ty thương mại để thuận tiện trong việc thay tên, đổi chủ. Thêm vào đó, dựa vào sự hiểu biết về thị trường châu Âu, họ sẽ thực hiện việc đàm phán dễ hơn và tiến hành thực hiện các thương vụ có tổ chức”, ông Sơn nhận định.

Nói thêm về cách thức hoạt động, ông Sơn cho rằng, kể từ khi có chứng từ gốc thì bên mua đến nhận hàng và thông báo với ngân hàng xác nhận đã nhận được hàng đầy đủ rồi sau đó yêu cầu mở tài khoản để doanh nghiệp xuất khẩu trong nước rút tiền.

Nhưng, ở đây, phương thức mà bên mua thực hiện có thể là vẫn thông báo nhận được hàng nhưng sau đó thông báo với ngân hàng là hàng hóa chưa đảm bảo chất lượng như mong muốn thì ngân hàng họ sẽ không mở tài khoản. Tiếp theo là họ dựng chuyện gây cản trở, khó khăn, rồi yêu cầu hủy hợp đồng, thu lại số tiền đã treo trên ngân hàng.

  • Cùng chuyên mục
Diễn biến mới tại dự án gần 13.000 tỷ ở Thanh Hóa

Diễn biến mới tại dự án gần 13.000 tỷ ở Thanh Hóa

Nhà đầu tư dự án Khu đô thị mới tại xã Hoằng Quang và xã Hoằng Long, TP. Thanh Hóa đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa giải quyết dứt điểm việc giao đất để triển khai dự án theo đúng tiến độ phê duyệt.

Đầu tư - 19/11/2024 11:21

Tỷ phú muốn 'rót' tiền vào dự án của bà Trương Mỹ Lan là ai?

Tỷ phú muốn 'rót' tiền vào dự án của bà Trương Mỹ Lan là ai?

Tỷ phú người Malaysia Vincent Tan được cho là muốn đầu tư vào dự án 6A tại huyện Bình Chánh, TP.HCM của bà Trương Mỹ Lan. Trước đó, Tập đoàn Berjaya của vị tỷ phú này đã định đầu tư Khu đô thị đại học quốc tế Việt Nam tại huyện Hóc Môn nhưng đến nay vẫn chỉ là bãi đất trống.

Đầu tư - 19/11/2024 06:30

Động thái mới tại dự án khu công nghiệp 1.800 tỷ của Viglacera Yên Mỹ

Động thái mới tại dự án khu công nghiệp 1.800 tỷ của Viglacera Yên Mỹ

Mức giá đền bù để thực hiện dự án Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng vừa được phê duyệt. Bên cạnh đó, HĐND tỉnh Khánh Hòa cũng đã thông qua Đồ án quy hoạch phân khu xây dựng (tỷ lệ 1/2.000) của khu công nghiệp này.

Đầu tư - 19/11/2024 06:00

4 dự án PPP cao tốc lựa chọn nhà đầu tư

4 dự án PPP cao tốc lựa chọn nhà đầu tư

Sau một thời gian chuẩn bị, 4 dự án PPP đầu tư 4 tuyến đường cao tốc đã đồng loạt thông báo mời thầu trong nửa đầu tháng 11. Với hình thức lựa chọn nhà đầu tư là đấu thầu rộng rãi, cuộc chơi đang mở cho nhiều doanh nghiệp tham gia vào các dự án PPP mới.

Đầu tư - 18/11/2024 18:22

VinFuture công bố Tuần lễ Khoa học công nghệ 2024

VinFuture công bố Tuần lễ Khoa học công nghệ 2024

Quỹ VinFuture chính thức công bố lịch trình Tuần lễ Khoa học công nghệ và lễ trao giải VinFuture 2024 diễn ra từ ngày 4-7/12/2024 tại Hà Nội.

Đầu tư - 18/11/2024 18:21

Đầu tư hơn 38.600 tỷ đồng mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận

Đầu tư hơn 38.600 tỷ đồng mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận

Dự án đầu tư xây dựng mở rộng đường bộ cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận có tổng mức đầu tư sơ bộ là 38.693 tỷ đồng. Dự kiến, 100% vốn thực hiện dự án sẽ do nhà đầu tư thu xếp, trong đó, vốn chủ sở hữu là 5.804 tỷ đồng (chiếm 15%), vốn vay và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác 32.889 tỷ đồng (chiếm 85%).

Đầu tư - 18/11/2024 15:43

Doanh nghiệp địa ốc toan tính gì dịp cuối năm?

Doanh nghiệp địa ốc toan tính gì dịp cuối năm?

Dù đã tung nhiều chính sách ưu đãi, kích cầu mùa bán hàng dịp cuối năm, nhưng, dường như trên thị trường sức mua vẫn không nhiều cải thiện, trái ngược với kỳ vọng của nhiều doanh nghiệp địa ốc. Trên thị trường, cá biệt một vài dự án ra mắt nhận được lượng đặt cọc, giữ chỗ ấn tượng.

Đầu tư - 18/11/2024 14:49

Hà Nội sắp có thêm gần 6.000 căn nhà ở xã hội đưa vào sử dụng

Hà Nội sắp có thêm gần 6.000 căn nhà ở xã hội đưa vào sử dụng

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, dự kiến, trong giai đoạn 2024 - 2025, sẽ hoàn thành khoảng 5.923 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội.

Bất động sản - 18/11/2024 14:26

Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để thu hút vốn FDI

Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để thu hút vốn FDI

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã có những trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và giữ chân nhà đầu tư.

Đầu tư - 18/11/2024 10:32

Dưới thời Trump 2.0, các tập đoàn đa quốc gia có thể tiếp tục chuyển dịch sản xuất sang Việt Nam

Dưới thời Trump 2.0, các tập đoàn đa quốc gia có thể tiếp tục chuyển dịch sản xuất sang Việt Nam

(ĐTCK) Theo KBSV, căng thẳng từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sẽ tạo thêm động lực cho các công ty lớn chuyển dịch sản xuất ra khỏi Trung Quốc để giảm rủi ro.

Đầu tư - 18/11/2024 10:27

Thừa Thiên Huế ra tiêu chí cho các dự án đầu tư có sử dụng đất

Thừa Thiên Huế ra tiêu chí cho các dự án đầu tư có sử dụng đất

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có tờ trình gửi HĐND về quy định các tiêu chí để quyết định thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh.

Đầu tư - 18/11/2024 09:59

Quảng Ninh nỗ lực phục hồi kinh tế sau siêu bão

Quảng Ninh nỗ lực phục hồi kinh tế sau siêu bão

Bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại nặng nề cho tỉnh Quảng Ninh với con số ước tính lên tới 28.000 tỷ đồng, tương đương một nửa ngân sách thu được của toàn tỉnh năm 2023. Tuy nhiên, Quảng Ninh đã và đang thực hiện hàng loạt giải pháp đồng bộ để vượt qua khó khăn, duy trì tốc độ tăng trưởng trên 10% trong năm 2024.

Đầu tư - 18/11/2024 07:00

Vì sao Thừa Thiên Huế giải thể Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa?

Vì sao Thừa Thiên Huế giải thể Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa?

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có tờ trình gửi HĐND tỉnh thông qua phương án giải thể Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa do hoạt động không hiệu quả.

Đầu tư - 17/11/2024 15:25

Quỹ Vì tầm vóc Việt: Kết nối triệu 'cánh én' làm nên mùa xuân mới cho tầm vóc Việt

Quỹ Vì tầm vóc Việt: Kết nối triệu 'cánh én' làm nên mùa xuân mới cho tầm vóc Việt

Trong một thập kỷ qua, Quỹ Vì tầm vóc Việt (Quỹ VTVV - tên viết tắt tiếng Anh là VSF) đã chứng minh khả năng kết nối và huy động sức mạnh cộng đồng để tạo nên những thay đổi tích cực, bền vững cho xã hội.

Đầu tư - 17/11/2024 13:22

Giá thuê văn phòng tại Hà Nội tiếp tục giảm

Giá thuê văn phòng tại Hà Nội tiếp tục giảm

Sau nửa năm tương đối im ắng, thị trường văn phòng quý 3/2024 có những chuyển biến tích cực cả về nhu cầu, nguồn cung và công suất, tuy nhiên giá thuê vẫn giảm nhẹ.

Đầu tư - 17/11/2024 13:20

Bình Định có thêm dự án nhà máy may mặc gần 500 tỷ từ Singapore

Bình Định có thêm dự án nhà máy may mặc gần 500 tỷ từ Singapore

Nhà máy sản xuất sản phẩm thời trang TnB Việt Nam có vốn đầu tư gần 500 tỷ đồng. Sau khi hoàn thành, nhà máy sẽ cho ra thị trường 7 triệu sản phẩm/năm.

Đầu tư - 17/11/2024 08:52