TS. Võ Trí Thành: 'Doanh nghiệp và phát triển bền vững - Trách nhiệm to ra, phần thưởng sẽ lớn hơn'

Nhàđầutư
TS. Võ Trí Thành cho rằng, COVID-19 dẫn dắt tới một tư duy mới về thị trường và hiệu quả. Việc của Chính phủ và doanh nghiệp trong thời gian tới là phát triển phải gắn với bền vững, trách nhiệm xã hội; doanh nghiệp cần hiểu rằng "trách nhiệm to ra, phần thưởng sẽ lớn hơn" để cùng phát triển bền vững.
N.THOAN
10, Tháng 11, 2020 | 19:54

Nhàđầutư
TS. Võ Trí Thành cho rằng, COVID-19 dẫn dắt tới một tư duy mới về thị trường và hiệu quả. Việc của Chính phủ và doanh nghiệp trong thời gian tới là phát triển phải gắn với bền vững, trách nhiệm xã hội; doanh nghiệp cần hiểu rằng "trách nhiệm to ra, phần thưởng sẽ lớn hơn" để cùng phát triển bền vững.

Chia sẻ thông tin tại diễn đàn "Cải cách kinh tế hướng tới tăng trưởng bền vững và có tính chống chịu cao sau COVID-19: Từ thích ứng tới quản trị bất định", TS. Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết, trong đại dịch COVID-19 mới thấy doanh nghiệp (DN) Việt Nam, nền kinh tế Việt Nam có sức chống chịu tốt. 

"Xem số liệu của Tổng cục Thống kê có thể thấy, sức chống chịu của DN rất tốt dù chưa tiếp cận được các gói hỗ trợ của Chính phủ. Và hai tác động thấy rõ từ đại dịch, là sức tàn phá và cách tư duy mới về xu hướng thế giới", ông Thành nói.  

Cụ thể, tác động tới tư duy theo xu hướng mới thể hiện ở việc quan tâm nhiều hơn tới biến đổi khí hậu, những bất định, rủi ro, dẫn tới gia tăng các xu hướng phát triển bền vững, xanh, lâu dài và trách nhiệm xã hội.

Ông Thành chia sẻ, nếu như trong quan niệm truyền thống thị trường là tăng trưởng, là hiệu quả. DN chỉ cần tối đa hoá lợi nhuận, tối thiểu hoá chi phí là sẽ có ngay hiệu quả; thì trong tư duy mới, xu hướng mới, thị trường yêu cầu nhiều hơn. "Bên cạnh điều kiện cần là hiệu quả, cạnh tranh thì một điều vô cùng quan trọng là trách nhiệm xã hội để phân bổ lại lợi ích, tăng phúc lợi xã hội", ông Thành nói. 

Theo ông Thành, tư duy truyền thống không giải quyết được 2 vấn đề là phân phối và công bằng xã hội. Có nghĩa là chưa có điều kiện đủ vì chưa đưa chi phí cho môi trường vào sản xuất. Trong khi đó tư duy mới yêu cầu DN phải gắn với trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững.

Một lý do cơ bản để cần thay đổi theo tư duy mới là xu hướng tiêu dùng thay đổi theo hướng xanh hơn, nhân văn hơn. "Các yêu cầu mà hiệp hội tiêu dùng châu Âu đặt ra còn mạnh hơn các cam kết trong EVFTA. Đó là áp lực để DN phải thay đổi vì nếu không đáp ứng điều kiện người tiêu dùng đề ra thì thương hiệu đó sẽ không được sử dụng", ông Thành nói.

vo-tri-thanh

TS. Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương.

Ông Thành cũng cho biết, thực tế cho thấy, người tiêu dùng sẵn sàng bỏ ra nhiều tiền hơn để chi trả cho những sản phẩm, thương hiệu hướng tới phát triển bền vững, trách nhiệm xã hội. Nghiên cứu của CIEM cũng cho thấy, các thương hiệu cam kết xanh và sạch tăng trưởng nhanh hơn các thương hiệu khác. Nhiều mô hình kinh doanh xanh, bền vững tạo nhiều giá trị gia tăng hơn cho thương hiệu đó.

Từ đó, ông Thành khuyến nghị, Chính phủ, chính quyền, các FTA cần luật hoá và có chính sách đột phá để phát triển theo tư duy mới. Đây là cơ hội giải quyết tốt hơn một bên là hiệu quả và một bên đòi hỏi bền vững. Đây cũng là sân chơi để kinh doanh hiệu quả về thị trường, bền vững về tài chính nhưng phải có trách nhiệm xa hội. "Sẽ là sai lầm nếu chúng ta nghĩ trách nhiệm xã hội là đánh đổi và đổ tội cho cơ chế thị trường. Cần hiểu đây là điều kiện quan trọng và tiên quyết để phát triển bền vững, là cách cải cách kinh tế thị trường cho thật thị trường và cạnh tranh cho thật cạnh tranh", ông Thành nói. 

Theo ông Thành, khi trách nhiệm to ra, phần thưởng sẽ lớn hơn. "Chúng ta cần tư duy theo hướng hỗ trợ người thắng cuộc. Đó mới thật là thị trường, cạnh tranh và hiệu quả", ông Thành chia sẻ.

Đồng quan điểm với TS. Võ Trí Thành, ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Chính sách Kinh tế vĩ mô (CIEM) cho rằng, dịch bệnh COVID-19 buộc thế giới phải nghiêm túc hơn với vấn đề phát triển dài hạn, tăng cường sức chống chịu của các chuỗi giá trị thông qua cải thiện kết nối giữ DN FDI và DN trong nước.

Việt Nam còn khá chậm trong thích ứng với các yêu cầu phát triển bền vững. "Các EVFTA, CPTTP đều có các chương về phát triển bền vững, bản thân chúng ta cần chủ động cải thiện để vượt qua cả những cam kết, nhằm tuân thủ các quy định phi thuế quan gắn với phát triển bền vững. Trước đây DN chỉ nhìn các yêu cầu này theo hướng là tăng chi phí chứ không nhìn theo hướng giá sản phẩm sẽ lên mốc mới sau khi tuân thủ các quy định và mang lại nhiều lợi ích khác cho DN", ông Dương nhấn mạnh.

Cuối cùng, ông Dương cho rằng, nếu không cải thiện được tiêu chuẩn chất lượng gắn với phát triển bền vững, rủi ro đối với thương mại sẽ lớn, nhất là trong 2021-2023 khi các nền kinh tế có thể trở lại giai đoạn “tài khóa khắc khổ” - UNCTAD. Vì vậy, Việt Nam cần chủ động phát triển bền vững từ nhận thức và trách nhiệm của doanh nghiệp. Cần hiểu rằng đây sẽ là động lực cho phục hồi kinh tế và ưu tiên nguồn đầu tư công cho những lĩnh vực hướng tới tiêu chí nêu trên.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25157.00 25457.00
EUR 26777.00 26885.00 28090.00
GBP 31177.00 31365.00 32350.00
HKD 3185.00 3198.00 3304.00
CHF 27495.00 27605.00 28476.00
JPY 161.96 162.61 170.17
AUD 16468.00 16534.00 17043.00
SGD 18463.00 18537.00 19095.00
THB 674.00 677.00 705.00
CAD 18207.00 18280.00 18826.00
NZD 0000000 15007.00 15516.00
KRW 0000000 17.91 19.60
       
       
       

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ