TS. Nguyễn Đình Cung: Việt Nam cần đẩy mạnh năng lực nội tại, không chỉ phụ thuộc vào các doanh nghiệp FDI

Nhàđầutư
Theo TS Nguyễn Đình Cung, để hướng tới những mối liên kết xa hơn, cao hơn trong các chuỗi giá trị toàn cầu thì Việt Nam cần đẩy mạnh năng lực nội tại, làm nguồn cung ứng cho tất cả, không chỉ phụ thuộc vào các doanh nghiệp FDI.
QUANG TUYỀN
06, Tháng 12, 2023 | 06:32

Nhàđầutư
Theo TS Nguyễn Đình Cung, để hướng tới những mối liên kết xa hơn, cao hơn trong các chuỗi giá trị toàn cầu thì Việt Nam cần đẩy mạnh năng lực nội tại, làm nguồn cung ứng cho tất cả, không chỉ phụ thuộc vào các doanh nghiệp FDI.

Ngày 5/12, Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), trường Đại học Kinh tế (đại học Quốc gia Hà Nội) phối hợp với Viện KAS tại Việt Nam tổ chức tọa đàm "Liên kết doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp FDI để tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu".

Nguồn nhân lực chất lượng cao và khoa học công nghệ là cốt lõi

Tại buổi tọa đàm, GS-TSKH. Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN cho biết, từ những năm 1960, Hàn Quốc cũng giống Việt Nam với bình quân thu nhập đầu người khoảng 200 USD/người/tháng. Sau đó, quốc gia này đã chọn công nghệ là hướng đi tập trung.

"Ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển kinh tế, các doanh nghiệp Hàn Quốc đã có được những công nghệ hoàn thiện từ các nước phát triển thông qua việc tiếp thu công nghệ nước ngoài "trọn gói" để sản xuất các sản phẩm tiêu chuẩn và được chuẩn hóa.

Empty

Toàn cảnh tọa đàm "Liên kết doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp FDI để tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu".

Việc đổi mới công nghệ ở giai đoạn này chủ yếu là bắt chước sao chép thông qua giải mã các thiết bị nhập khẩu, sự di chuyển của nhân lực hoặc học hỏi thông qua sản xuất với các liên kết cùng với các công ty đa quốc gia dọc theo chuỗi cung ứng, trong đó hàng hóa tư bản nhập khẩu vượt xa các hàng hóa khác về mặt giá trị", GS-TSKH. Nguyễn Đình Đức cho hay.

Theo GS-TSKH. Nguyễn Đình Đức, các doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam hầu hết ở lĩnh vực chế biến, chế tạo, bất động sản và họ tận dụng lợi thế cạnh tranh về cơ sở vật chất, chính sách ưu đãi, đặc biệt là nguồn nhân công giá rẻ ở Việt Nam.

Thời gian đầu, sự đầu tư này đóng góp tích cực trong GDP và tạo ra công ăn việc làm cho người dân nhưng để phát triển về lâu dài thì phải có công nghệ cao. 

"Khoảng 40-50 năm trước, những nước như Nhật Bản, Trung Quốc đều có xuất phát điểm không hơn nhiều chúng ta. Tuy nhiên, hiện họ đã trở thành cường quốc nhờ chính nguồn nhân lực và khoa học công nghệ. Do đó, Việt Nam muốn cất cánh cần phải xem nguồn nhân lực chất lượng cao và khoa học công nghệ là "chiếc đũa thần" thì mới tạo ra những động lực để thúc đẩy phát triển trong thời gian tới", ông Đức nói.

GS-TSKH. Nguyễn Đình Đức cho rằng, Việt Nam có rất nhiều tiềm năng để phát triển công nghệ cao. Đầu tiên là sự đầu tư vào các chính sách, tiếp đó là nguồn nhân lực và cuối cùng là cơ sở hạ tầng. Đặc biệt, nguồn đất hiếm của Việt Nam đứng thứ 2 thế giới, phục vụ cho ngành sản xuất bán dẫn. Trong chuyến thăm Việt Nam mới đây, tổng thống Mỹ tuyên bố sẽ hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực này, và đây chính là cơ hội "bứt phá".

Không chỉ phụ thuộc vào các doanh nghiệp FDI

Nói về vấn đề công nghiệp phụ trợ, TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) nhận định, Việt Nam cần thay đổi cách tiếp cận khi nói đến phát triển công nghiệp phụ trợ, tham gia vào chuỗi liên kết với doanh nghiệp FDI. 

"Không chỉ đặt vấn đề liên kết giữa doanh nghiệp nội địa với các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam mà phải nhìn vào bức tranh chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị toàn cầu lớn hơn nữa. Các doanh nghiệp Việt Nam phải hướng tới những mối liên kết xa hơn, cao hơn trong các chuỗi giá trị toàn cầu. Ví dụ như Thái Lan sản xuất phụ tùng ô tô quy mô lớn và các quốc gia đều phải mua của họ", ông Cung nói.

Do đó, TS. Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh, Việt Nam cần đẩy mạnh năng lực nội tại, làm nguồn cung ứng cho tất cả, không chỉ phụ thuộc vào các doanh nghiệp FDI.

Cũng nói về công nghiệp phụ trợ mà cụ thể là ngành sản xuất lắp ráp ô tô, TS. Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho biết, hiện tỷ lệ nội địa hoá của Việt Nam chỉ chiếm khoảng từ 10-20% đối với sản phẩm ô tô, thấp hơn nhiều so với mức 45% của Thái Lan.

nguyen-dinh-cung20230920002432

Nhập khẩu đầu vào để gia công, lắp ráp của Việt Nam có giá trị gia tăng thấp, lan tỏa công nghệ yếu.

"Việt Nam hiện có 20 doanh nghiệp lắp ráp ô tô lớn đang hoạt động nhưng chỉ có 81 nhà cung ứng cấp 1 và 145 nhà cung ứng cấp 2 và cấp 3. Trong khi đó, Thái Lan chỉ có 16 nhà lắp ráp ô tô lớn nhưng quốc gia này có tới 690 nhà cung ứng cấp 1 và 1.700 nhà cung ứng cấp 2 và cấp 3", TS. Nguyễn Quốc Việt cho hay.

Theo Phó Viện trưởng VEPR, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam tham gia chủ yếu vào phân khúc thấp của chuỗi giá trị, phụ thuộc lớn vào sự phân công sản xuất của các tập đoàn ô tô toàn cầu; chưa làm chủ được các công nghệ cốt lõi. Do đó, phần lớn doanh nghiệp sản xuất phụ tùng ô tô ở Việt Nam đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ với năng lực sản xuất và công nghệ thấp.

Ngoài ra, các chính sách ưu đãi về thuế tại Việt Nam còn chưa đủ hấp dẫn để thực sự khuyến khích doanh nghiệp mở rộng đầu tư sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ