TS. Huỳnh Thế Du: Ngành hàng không Việt Nam tăng trưởng cao nhất thế giới

Nhàđầutư
Đó là khẳng định của TS. Huỳnh Thế Du, giảng viên Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright, ĐH Fulbright tại Hội thảo “Phát triển hàng không - Chắp cánh du lịch Việt Nam” diễn ra ngày 26/7 tại Sầm Sơn (Thanh Hóa).
26, Tháng 07, 2018 | 17:38

Nhàđầutư
Đó là khẳng định của TS. Huỳnh Thế Du, giảng viên Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright, ĐH Fulbright tại Hội thảo “Phát triển hàng không - Chắp cánh du lịch Việt Nam” diễn ra ngày 26/7 tại Sầm Sơn (Thanh Hóa).

huynh-the-du-1680-1525073204-0942

Tiến sỹ Huỳnh Thế Du - Giảng viên Đại học Fulbright.

Ngành hàng không tăng trưởng ngoạn mục

Ông Huỳnh Thế Du cho rằng, ngành hàng không đã tạo ra 2,7 tỷ nghìn USD trong năm 2014, chiếm 3% GDP toàn cầu. 1.400 hãng hàng không, 26.000 máy bay thương mại, thực hiện trên 32 triệu chuyến bay trên toàn cầu. Năm 2017, ngành hàng không đã tạo ra doanh thu 754 tỷ USD, lợi nhuận ròng là 34,2 tỷ USD.

TS. Du cho biết, trong 20 năm qua, ngành hàng không đã tăng ngoạn mục, 16 lần, đặc biệt từ năm 2010 đến nay đã tăng đáng kể, trong khi đó, nhu cầu đường bộ cũng tăng lên rất nhiều. Đặt trong bức tranh toàn cầu, Việt Nam đang có mức tăng trưởng cao so với thế giới. Việt Nam có thị trường hàng không năng động, mức tăng trưởng ngành hàng không tương đương với Philipines.

“Dự báo toàn cầu đến năm 2036 cho thấy, lượng khách sẽ tăng gấp đôi, là khu vực tăng trưởng năng động nhất trong 20 năm tới là các nước Châu Á Thái Bình Dương, đạt 2,1 tỷ người, mức tăng 4,6%/năm. Đối với Việt Nam, đến năm 2034 dự báo tổng dân số là 105 triệu người, GDP bình quân là 18-22 nghìn USD”, vị này nhận định.

Nếu trung bình các nước có thu nhập 18-24 nghìn USD thì khách hàng không sẽ đạt 58 triệu hành khách/năm. Còn nếu thu nhập tương đương với Thái Lan hiện tại thì khách hàng không có thể lên đến 110 triệu người. Ngành hàng không có tác động lan tỏa đến các hoạt động kinh tế nói chung, đối với ngành du lịch, tạo dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh.

Việt Nam năm đầu tiên tăng trưởng khoảng 30%/năm. So với quy hoạch trước đây, đến năm 2020 mới đạt 10,5 triệu lượt khách quốc tế, nhưng trên thực tế đến 2017 đạt 13 triệu; 2020 sẽ đạt 21 triệu. Tăng trưởng khách quốc tế đến Việt Nam đang rất cần đến lực lượng phương tiện cả đường hàng không, đường sắt, đường bộ, đường thủy, khách đến bằng đường hàng không chiếm tỷ lệ lớn nhất. Mức độ đáp ứng còn thấp, theo ông Huỳnh Thế Du.

TS Huỳnh Thế Du cho rằng, ngành hàng không đã tăng trưởng cao trong thời gian qua, nhờ có sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân vào ngành hàng không, giúp lĩnh vực này phát triển mạnh hơn. Hành khách so với dân số ở mức rất cao so với mức thu nhập hiện tại. Tiềm năng tăng trưởng của ngành hàng không thế giới trong khoảng 10-20 năm tới là ổn định. Nếu Việt Nam có thể đạt được mức khách hàng so với dân số như Thái Lan thì tiềm năng của ngành hàng không còn rất lớn. Thách thức và cách thức phát triển cơ sở hạ tầng, tác động lan tỏa của ngành hàng không là rất lớn.

hang khong

 Phiên thảo luận Tiềm năng phát triển hàng không tại Việt Nam. Ảnh: Phan Chính

Những tiềm năng phát triển ngành hàng không Việt Nam

Theo ông Nguyễn Quý Phương, Vụ trưởng Vụ Lữ hành, Tổng Cục Du lịch, chúng ta đều biết từ trước đến nay, hàng không và du lịch đều cần đến nhau để phát triển, vận tải hàng không là một trong những lĩnh vực vận chuyển nhiều khách du lịch nhất. Việt Nam nằm trong khu vực phát triển năng động nhất của thế giới trong 5 năm qua.

Theo ông Phương, có nhiều đường bay mở ra, chuyến bay nối chuyến mang lượng khách lớn đến Việt Nam, các hãng lữ hành lớn trên thế giới đều có đội máy bay riêng phục vụ cho chuyến bay cho các điểm đến. Sự đầu tư của các nhà đầu tư Việt Nam, trong đó có FLC mang đến sản phẩm nghỉ dưỡng cao cấp, tạo ra hạ tầng phục vụ không chỉ khách nội địa mà còn cả khách quốc tế, tăng sức hấp dẫn, đáp ứng tăng trưởng của lượng khách thời gian qua.

Ông này cho rằng, với sự đầu tư hiện nay, lượng khách sắp tới đến Việt Nam sẽ tăng trưởng tốt hơn, sản phẩm đã hình thành tốt, hạ tầng hình thành tốt, Vân Đồn (Hạ Long) phục vụ cho sự phát triển của phía Bắc, ngoài ra sân bay Cam Ranh, Phú Quốc sẽ tạo ra mức độ tăng trưởng tốt về hàng không và du lịch. Du lịch hàng không là 2 cánh máy bay, sự phát triển của ngành này mang đến sự phát triển của ngành kia.

“Đối với khách quốc tế, sự tăng trưởng ở các nước phát triển như Nhật Bản là khoảng 3 lần số lượng dân số. Hiện thu nhập người dân Việt Nam đã tăng cao, nhu cầu du lịch lớn, các khu như FLC Sầm Sơn đều quá tải vào cuối tuần, điều đó cho thấy sự gia tăng du lịch nội địa là rất cao, những năm qua đều tăng trưởng trên 20%, góp phần lớn vào tăng trưởng của địa phương. Chính vì vậy cùng với phát triển khách quốc tế, chúng tôi cũng hướng các địa phương tăng trưởng vào du lịch nội địa, thu hút khách nội địa”, ông Phương nói.

Đồng tình với những ý kiến được ông Phương nêu ra, bà Vũ Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết, nhờ du lịch mà bộ mặt của Quảng Ninh thay đổi rất đáng kể. Kết thúc năm 2017, Quảng Ninh đã đón trên 9,5 triệu lượt khách. Quảng Ninh giống như các địa phương có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, với chiều dài bờ biển trên 200km và 1200 km tiếp giáp với Trung Quốc. Ngoài ra chúng tôi tiếp giáp cả 3 đường biển, đường bộ và đường không. Từ đầu năm chúng tôi đã đạt con số 7,5 triệu lượt khách với 3,5 triệu lượt khách ngoài Việt Nam.

Năm nay Quảng Ninh được lựa chọn là năm du lịch quốc gia. Vai trò của Tập đoàn FLC với Quảng Ninh là rất lớn với việc đầu tư sân golf đẹp nhất. Ngoài ra chúng tôi còn có Sun Group đầu tư sân bay tư nhân ở Vân Đồn.

“Chúng tôi mong hãng hàng không của FLC và sân bay của Sun Group sẽ giúp Quảng Ninh vừa có thể phát triển vận tải hàng không, vừa đóng góp vào du lịch”, bà Thuỷ nói.

Trước vấn đề được đặt ra là hạ tầng chưa đáp ứng, ông Nguyễn Thiện Tống, Nguyên Chủ nhiệm bộ môn Kỹ thuật hàng không, Đại học Bách Khoa TP.HCM cho biết, cần có chính sách quốc gia về hàng không dân dụng, chúng ta đang thiếu, phải giải quyết từng vấn đề riêng lẻ, Chính phủ, Quốc hội phải có hội thảo để đóng góp ý kiến quốc gia về hàng không dân dụng, trong đó có những vấn đề mà chúng ta đã nêu.

Ông Tống nói: “Hàng không tác động lớn đến nền kinh tế. Tôi đã từng là trưởng nhóm nghiên cứu về việc mở rộng sân bay Thống Nhất, chúng tôi thấy rằng bình quân khách hàng không nội địa đóng góp cho phát triển kinh tế là 100 USD, 1.000 khách nội địa đóng góp 1 tỷ USD cho nền kinh tế còn khách quốc tế là 500 USD, 200 triệu khách quốc tế đóng góp 10 tỷ USD cho kinh tế”.

Ông Tống cho rằng, cần phải có chính sách mạnh, rõ ràng để lôi kéo đầu tư phát triển hàng không. Trước đây, ta nói hàng không là quốc gia, không có tư nhân, nhưng bây giờ tư nhân tham gia rất nhiều. Hiện nay trên thế giới có 14% sân bay là có sự tham gia của tư nhân, và các sân bay tư nhân này chuyên chở đến 41% khách quốc tế. Những chỗ nào đông khách, tạo ra nghẽn hạ tầng thì mới cần đầu tư, như Tân Sơn Nhất, Nội Bài... trong khi cái ta thiếu là cần phát triển hạ tầng ở những nơi thiếu.

"Tôi cho rằng cần tham khảo chính sách như ở Ấn Độ, họ có chủ trương có những sân bay 100% tư nhân đầu tư. Để khai thác tiềm năng, có nhu cầu đến thì hạ tầng cơ sở là điểm nghẽn lớn nhất nên làm sao gắn sự khai thác sân bay và máy bay", ông Tống nói. 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ