Trung Quốc 'âm thầm' thâu tóm hàng loạt dự án, doanh nghiệp Việt
Trung Quốc đã ký các thỏa thuận trị giá tới 225 tỷ USD để mua lại các công ty ở nước ngoài trong năm 2016, một con số kỷ lục cho thấy các lãnh đạo doanh nghiệp Trung Quốc đang đổ xô đi thâu tóm thế giới.
Bằng công cụ tìm kiếm Google hoặc các công cụ tìm kiếm khác, người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm được các bài viết, thông tin chi tiết về hoạt động thâu tóm của doanh nghiệp Nhật Bản hay Thái Lan tại Việt Nam.
Tuy nhiên, dường như có khá ít kết quả trả về khi tìm kiếm thông tin về hoạt động mua bán, sáp nhập các công ty Việt của doanh nghiệp Trung Quốc. Có vẻ như, các nhà đầu tư Trung Quốc đang thâu tóm các dự án, doanh nghiệp Việt một cách "âm thầm" và kín kẽ.
Thâu tóm từ nhà máy, dự án bất động sản...
Nằm trên đảo Đại Phước - "hòn ngọc phía Đông" giáp ranh Sài Gòn – Đồng Nai, dự án Khu đô thị Đại Phước Lotus do VinaCapital làm chủ đầu tư, vừa được bán phần lớn cổ phần cho China Fortune Land Development (CFLD), Tập đoàn xây dựng và kinh doanh bất động sản của Trung Quốc.

Dự án Khu đô thị Đại Phước Lotus nằm trên đảo Đại Phước, giáp ranh Sài Gòn – Đồng Nai.
Cụ thể, hai quỹ đầu tư do VinaCapital quản lý là VOF cùng VNL đã bán toàn bộ cổ phần tại Đại Phước Lotus - một dự án phát triển nhà ở và khu dân cư tại Đồng Nai cho CFLD. Thương vụ này mang về cho VOF khoản doanh thu thuần 16,5 triệu USD (374 tỷ đồng). Trong khi đó, với tỷ lệ sở hữu cao hơn, phía VNL thu về 48,8 triệu USD (1.105 tỷ đồng).
Dự án Đại Phước Lotus có diện tích 198,5ha được VNL mua vào năm 2007 bao gồm 6 khu vực phát triển, hiện dự án đang trong giai đoạn đầu xây dựng và kinh doanh tại 1 khu.
Đại Phước Lotus nằm ờ vị trí đắc địa, thuận lợi giao thông cả đường bộ lẫn đường thủy, liền kề sông Đồng Nai, tiếp giáp quận 2 và quận 9 TP.HCM, cách trung tâm TP.HCM khoảng 16km, cách sân bay quốc tế Long Thành khoảng 16hm và gần các tuyến giao thông quan trọng gồm Cao tốc Long Thành – Dầu Giây, Quốc lộ 51A, Cao tốc Bến Lức – Long Thành.
Về China Fortune Land Development, tập đoàn này được thành lập từ năm 1998 tại Trung Quốc. CFLD đẩy mạnh phát triển khu vực kinh tế “Bắc Kinh – Thiên Tân - Hà Bắc”, sông Dương Tử với chiến lược “một vành đai, một con đường” và vùng châu thổ sông Châu Giang. CFLD đã hiện diện trên hơn 50 vùng miền trên thế giới trong đó có Indonesia, Ấn Độ, Việt Nam, Hoa Kỳ...
Tính đến tháng 6/2016, CFLD có trên 1.100 đối tác chiến lược trong lĩnh vực thành phố công nghiệp, có khoản đầu tư vốn khoảng 4,1 tỷ USD. Tại Việt Nam, vào tháng 9/2016, CFLD Vietnam đã ký biên bản ghi nhớ (MOU) với Tập đoàn Tín Nghĩa để xây dựng thành phố công nghiệp mới (NIC) với Khu công nghiệp Ông Kèo tại Đồng Nai.
Như vậy, dự án Đại Phước Lotus đã chính thức về tay ông chủ người Trung Quốc sau 10 năm VinaCapital quản lý. Đáng chú ý, theo thông tin từ StoxPlus, VinaCapital - công ty quản lý quỹ lớn nhất Việt Nam từng được Tập đoàn SW Kingsway Capital của tỷ phú người Hồng Kông Jonathan Choi (chủ sở hữu tòa nhà Sunwah, quận 1, TP.HCM) mua lại 10% vốn cổ phần với mức giá khoảng 19 triệu USD.
Tại ĐHCĐ thường niên năm 2017 diễn ra ngày 22/4 của Công ty Cổ phần đầu tư Nam Long (mã CK: NLG), Chủ tịch HĐQT Nguyễn Xuân Quang đã tiết lộ thông tin có nhà đầu tư Trung Quốc ngỏ ý muốn mua đứt dự án "khủng" của doanh nghiệp này - dự án Waterpoint (Long An) quy mô 350 ha. Dự án Waterpoint nằm đối diện với Khu phố thương gia Nam Long, tỉnh Long An, ngay cạnh lối mở đầu tiên của tuyến đường cao tốc Sài Gòn - Trung Lương. Đây là dự án lớn nhất của Nam Long tính đến nay.

Phối cảnh dự án Waterpoint.
Trong nhiều lần Nam Long tiến hành gặp gỡ nhà đầu tư các năm trước, dự án khủng này từng được ước tính có vốn đầu tư lên đến 2 tỷ USD và doanh nghiệp có kế hoạch chia nhỏ để phát triển dần. Hiện nay, dù có nhà đầu tư trong nước và Trung Quốc ngấp nghé muốn mua dự án của Nam Long nhưng Chủ tịch HĐQT công ty cho hay công ty không vội vàng mà sẽ cân nhắc các đề nghị.
Trường hợp nếu Nam Long đồng ý bán siêu dự án này cho nhà đầu tư Trung Quốc thì bất động sản Việt Nam sẽ lại có thêm một ông chủ mới người Trung Quốc.
Thâu tóm C.P Việt Nam cũng là một trong những thương vụ nhận được sự quan tâm lớn từ dư luận. Công ty mẹ CPG ở Thái Lan đã chuyển nhượng toàn bộ cổ phần nắm giữ ở CP Việt Nam (71%) sang cho công ty con - Công ty Pokphand (CPP) trụ sở ở Hong Kong. Thương vụ chuyển nhượng trị giá 609 triệu USD được công bố vào năm 2011.

71% cổ phần C.P Việt Nam thuộc về Công ty Pokphand (CPP) - nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi Trung Quốc.
Sự chuyển đổi cơ cấu sở hữu trong nội bộ một tập đoàn là điều thường thấy trong kinh doanh. Tuy nhiên, CPP hoạt động ở thị trường Trung Quốc và chiếm thị phần nhất định ở thị trường này. Đáng lo ngại hơn, khi Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, hàng năm Việt Nam phải nhập 50% nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi từ nước ngoài, trong đó có Trung Quốc.
Đến thương hiệu tiêu dùng Việt
Một thương vụ thâu tóm khác của nhà đầu tư Trung Quốc cũng nhận được nhiều quan tâm đó là tháng 12/2013, Vinacafe Biên Hòa (mã chứng khoán: VCF) đã bán 62 triệu cổ phiếu, chiếm khoảng 23,3% vốn điêu lệ công ty cho quỹ Gaoling Fund LP - một quỹ của nhà đầu tư kín tiếng Trung Quốc. Ngày 25/12/2013, Gaoling trở thành cổ đông lớn của Vinacafe Biên Hòa và duy trì nắm giữ từ đó tới nay.
Sau khi Tổng công ty Cà phê Việt Nam "sang tay" toàn bộ vốn góp cho Masan Beverage cuối năm 2015, Vinacafe chỉ còn hai cổ đông lớn là Masan Beverage (60,16% vốn) và Gaoling Fund LP (23,3%).
Gaoling Fund có trụ sở tại "thiên đường thuế" Cayman Islands, đây cũng là nơi mà các công ty quản lý quỹ như VinaCapital, Mekong Capital đặt trụ sở.

Quỹ đầu tư Trung Quốc - Gaoling trở thành cổ đông lớn của Vinacafe.
Cho đến nay, vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng từ phía lãnh đạo Vinacafe về quyết định bán cho quỹ Gaoling Fund một tỷ lệ lớn như vậy hay Vinacafe có lo ngại về sự hiện diện của quỹ này sẽ ảnh hưởng hoặc tiến gần đến kiểm soát Vinacafe. Chỉ biết lãnh đạo công ty vẫn khẳng định rằng Vinacafe "mãi mãi là của người Việt".
Và còn nhiều thương vụ M&A có giá trị lớn do công ty Trung Quốc tiến hành, dưới dạng mua cổ phần chi phối có thể kể đến như Tập đoàn China Investment nhận chuyển nhượng 19% cổ phần (96,9 triệu USD) từ một tập đoàn Việt Nam để đồng sở hữu Liên doanh Nhà máy nhiệt điện Mông Dương 2 tại Quảng Ninh. Công ty TNHH Firstland (Trung Quốc) trở thành cổ đông lớn của Tổng công ty Cổ phần Bảo Minh (BMI) với tỷ lệ sở hữu 5,63% một lần nữa khiến giới đầu tư càng khẳng định về xu hướng “thâu tóm” của các doanh nghiệp Trung Quốc. Lượng cổ phiếu Firstland đã mua bằng lượng cổ phiếu VietnamAirlines đăng ký thoái vốn.
Đâu là đích ngắm?
5 năm trở lại đây, nguồn vốn từ Trung Quốc đổ vào Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Nếu năm 2012, Trung Quốc xếp vị trí thứ 13 trong số 100 đối tác đầu tư vào Việt Nam, với hơn 2 tỷ USD thì đến cuối 2016, con số này đã vượt 10,5 tỷ USD.
Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 3 tháng đầu năm 2017, các nhà đầu tư Trung Quốc đổ vào Việt Nam hơn 823 triệu USD, với 58 dự án đăng ký cấp mới và 177 lượt góp vốn mua cổ phần.
Số vốn của Trung Quốc chỉ đứng sau hai đối tác là Singapore (hơn 910 triệu USD), Hàn Quốc (hơn 3,7 tỷ USD), còn lại vượt qua các nhà đầu tư lớn tại Việt Nam như: Đài Loan (hơn 640 triệu USD) Nhật Bản (với số vốn 451 triệu USD), Vương quốc Anh là hơn 200 triệu USD và Mỹ là gần 60 triệu USD.
Vốn Trung Quốc đổ vào Việt Nam qua hình thức góp vốn mua cổ phần, thâu tóm (M&A) doanh nghiệp Việt đã tăng rất mạnh, nhiều hơn bất cứ các đối tác nào và cũng chỉ đứng sau Hàn Quốc.
Cụ thể, về lượt vốn mua cổ phần 3 tháng qua, nếu các nhà đầu tư Hàn Quốc có hơn 287 lượt vốn mua cổ phần doanh nghiệp Việt, thì con số tương tự của Trung Quốc cũng đạt 177 lượt, trong khi Singapore chỉ có hơn 45 lượt góp vốn, Đài Loan là hơn 110 lượt, Nhật Bản gần 100 lượt và Anh là 12 lượt và Mỹ chỉ hơn 40 lượt góp vốn.
Về số vốn mua cổ phần, các nhà đầu tư Trung Quốc cũng đứng vị trí thứ 2, với khoảng 123 triệu USD, chỉ kém 5 triệu USD so với các nhà đầu tư Hàn Quốc (đối tác đứng đầu). So với các đối tác đầu tư khác, Trung Quốc vượt qua khá xa như Nhật Bản (chỉ 80 triệu USD), Mỹ (hơn 30 triệu USD).
Vốn FDI từ Trung Quốc vào Việt Nam chủ yếu tập trung các ngành dệt may, da giày, bất động sản, xây dựng, nhiệt điện và khai khoáng…

Vốn Trung Quốc đổ hàng trăm triệu USD vào dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông
Việc nhà đầu tư Trung Quốc tăng mạnh lượt góp và số vốn vào mua cổ phần doanh nghiệp Việt cho thấy họ tận dụng khá tốt thời cơ, đặc biệt khi nhiều doanh nghiệp lớn của Việt Nam đang trong giai đoạn cổ phần hoá, bán vốn.
Theo tờ New York Times, Trung Quốc đã ký các thỏa thuận trị giá tới 225 tỷ USD để mua lại các công ty ở nước ngoài trong năm 2016, một con số kỷ lục cho thấy các lãnh đạo doanh nghiệp Trung Quốc đang đổ xô đi thâu tóm thế giới.
Trong khi các nước khác có vẻ chưa có phản ứng gì nhiều trước việc doanh nghiệp Trung Quốc ồ ạt thâu tóm doanh nghiệp nước mình thì giới chức Mỹ đã bắt đầu “để mắt” tới các hoạt động này của doanh nghiệp Trung Quốc.
Tháng 2/2016, 45 nghị sỹ Quốc hội Mỹ đã ký vào một lá thư gửi Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Mỹ (CFIUS) thuộc Bộ Tài chính nước này, hối thúc thực hiện một “cuộc điều tra đầy đủ và cặn kẽ” về vụ thâu tóm sàn chứng khoán Chicago. Đây dường như là phản ứng đầu tiên trước làn sóng thâu tóm của doanh nghiệp Trung Quốc.

Mỹ đang lo ngại làn sóng thâu tóm của các doanh nghiệp Trung Quốc
Chính quyền Tổng Thống Trump cũng đang lo ngại các nhà đầu tư từ Trung Quốc sẽ mua được công ty điện hạt nhân Westinghouse Electric tại Mỹ hiện do công ty Toshiba làm chủ và đang muốn bán đi để giảm bớt gánh nặng nợ nần.
Tuy chính quyền Donald Trump không giải thích lý do tại sao không muốn công ty Trung Quốc làm chủ Westinghouse, nhưng theo các chuyên gia, một phần là vấn đề kinh tế khi Trung Quốc có thể cạnh tranh với Mỹ trên đường dài. Bên cạnh đó, an ninh cũng là mối quan tâm lớn của Washington khi Trung Quốc có thể tìm cách sử dụng công nghệ của công ty để cải tiến kho vũ khí hạt nhân, một trong các cột trụ chính của sức mạnh ngày càng gia tăng của Trung Quốc.
Giới phân tích nhận định rằng, bên cạnh các hoạt động chính trị, gia tăng ảnh hưởng ở khu vực biển Đông, trong lĩnh vực kinh tế, Trung Quốc đang đẩy mạnh thâu tóm doanh nghiệp trên quy mô toàn thế giới với mục tiêu sâu xa là gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc trên trường quốc tế.
Ở góc độ khác, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc gần đây bị chững lại, dư địa đầu tư trong nước đang ngày một thu hẹp là những lý do khiến các nhà đầu tư Trung Quốc bắt buộc phải tìm những cơ hội từ bên ngoài. Đây là những cơ sở để các chuyên gia nhận định rằng các thương vụ thâu tóm của nhà đầu tư Trung Quốc sẽ còn được đẩy nhanh trong thời gian tới.
- Cùng chuyên mục
Dự án xây biệt thự lấn sông Hàn đủ điều kiện bán
Dự án bất động sản và bến du thuyền Đà Nẵng được thông báo về điều kiện đưa vào kinh doanh đối với nhà ở hình thành trong tương lai.
Đầu tư - 09/05/2025 10:32
Huế thu hồi đất dự án sân golf 1.800 tỷ đồng
UBND TP. Huế vừa có thông báo thu hồi đất Dự án Khu quần thể sân golf Huế của CTCP Thiên An, tại phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy.
Đầu tư - 09/05/2025 08:54
Bình Định nghiên cứu lấy cát nhiễm mặn để san nền cao tốc Quy Nhơn - Pleiku
Thời gian qua, Bình Định xuất hiện tình trạng thiếu cát xây dựng, vì vậy, địa phương đánh giá việc nghiên cứu vật liệu mới và vật liệu thay thế để san nền phục vụ thi công các công trình là rất cấp thiết.
Đầu tư - 09/05/2025 08:53
RMIT: Thuế quan Mỹ là cú hích cho ngành công nghệ Việt Nam
Theo chuyên gia tại Đại học RMIT Việt Nam, các mức thuế mới của Mỹ có thể trở thành cú hích giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi công nghệ quốc gia của Việt Nam.
Đầu tư - 09/05/2025 07:56
Nhà ở xã hội tại Huế: Nhu cầu vượt khả năng cung ứng của thị trường
Nhu cầu NOXH hiện nay ở Huế đang rất cao, bởi những ưu đãi về giá, đáp ứng được cho đối tượng có thu nhập thấp, công nhân trong các khu công nghiệp chưa có nhà ở.
Đầu tư - 09/05/2025 07:20
Quảng Nam muốn đưa nhà máy bia Heineken hoạt động trở lại
Tỉnh Quảng Nam muốn tiếp tục đưa Nhà máy bia Heineken Quảng Nam đi vào vận hành, hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng hiệu quả máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện có.
Đầu tư - 09/05/2025 07:19
Sẽ có ưu đãi thuế cho Trung tâm Tài chính quốc tế, nhân lực phải đạt chuẩn quốc tế
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, Trung tâm Tài chính quốc tế với ưu đãi thuế kỳ vọng trở thành điểm đến hấp dẫn cho nhà đầu tư toàn cầu. Đồng thời, nhân lực cũng phải đạt chuẩn quốc tế
Đầu tư - 09/05/2025 06:45
Vốn tín dụng giữ vai trò quan trọng tại các dự án PPP
Bên cạnh các giải pháp đa dạng hoá nguồn huy động vốn trong các dự án PPP, vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại vẫn là kênh vốn quan trọng để triển khai khả thi các dự án.
Đầu tư - 08/05/2025 21:26
Mặt bằng TP.HCM giá neo cao, nhiều nhà bán lẻ, chủ nhà hàng 'tháo chạy'
Làn sóng nhà hàng, chuỗi cửa hàng bán lẻ bỏ mặt bằng tháo chạy dù đang làm ăn tốt cho thấy thực trạng giá mặt bằng bán lẻ ở TP.HCM tăng phi mã không có điểm dừng.
Đầu tư - 08/05/2025 15:07
Sáp nhập với Kon Tum, Quảng Ngãi muốn sớm mở đường cao tốc
Tỉnh Quảng Ngãi mong muốn được Trung ương phê duyệt và đầu tư tuyến cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum trong giai đoạn 2025 - 2028 để tạo trục liên kết kinh tế, giao thương và phát triển vùng mạnh mẽ hơn.
Đầu tư - 08/05/2025 15:07
Bình Định đề xuất đưa dự án điện địa nhiệt vào điều chỉnh Quy hoạch điện VIII
Bình Định kiến nghị Bộ Công Thương đưa dự án Nhà máy điện địa nhiệt Hội Vân (công suất 15MW) vào danh mục các dự án triển khai trong Kế hoạch thực hiện Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII.
Đầu tư - 08/05/2025 10:28
35 dự án ở Quảng Nam nợ hơn 2.000 tỷ tiền sử dụng đất, thuê đất
Tỉnh Quảng Nam quyết liệt thu hồi nợ hơn 2.000 tỷ đồng tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của 35 dự án khu dân cư, khu đô thị trên địa bàn.
Đầu tư - 08/05/2025 08:41
Bidiphar lý giải việc chậm tiến độ dự án thuốc vô trùng 840 tỷ
Dự án Nhà máy sản xuất thuốc vô trùng thể tích nhỏ với tổng vốn đầu tư 840 tỷ đồng đang trong quá trình xây dựng, mua sắm trang thiết bị. Lãnh đạo Bidiphar cho rằng, việc dự án đang chậm là cần thiết để đảm bảo chất lượng, tránh thất thoát…
Đầu tư - 08/05/2025 06:10
Nhiều dự án nhà ở xã hội tại Quảng Nam 'mắc cạn' vì mặt bằng
Thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) có đến 14 khu đất và dự án nhà ở xã hội, song phần lớn đang "mắc cạn" ở khâu giải phóng mặt bằng hoặc dở dang.
Đầu tư - 07/05/2025 15:50
Bất động sản Việt Nam vẫn có thể đứng vững ở nhiệm kỳ 2 của ông Trump
Theo chuyên gia, bất chấp những bất ổn đang diễn ra, thị trường bất động sản Việt Nam nói riêng và khu vực Châu Á Thái Bình Dương nói chung vẫn duy trì sự kiên cường.
Đầu tư - 07/05/2025 14:38
Sumitomo được 'bật đèn xanh' xây khu công nghiệp 116 triệu USD
Với dự án sắp được triển khai ở Thanh Hóa, tập đoàn Nhật Bản sẽ mở rộng danh mục bất động sản công nghiệp lên con số 4 trong bối cảnh vốn FDI tiếp tục đổ vào Việt Nam.
Đầu tư - 07/05/2025 09:36
- Đọc nhiều
-
1
Petrolimex làm ăn ra sao dưới thời CEO Đào Nam Hải?
-
2
Cổ phiếu giảm mạnh, điều gì đang diễn ra ở Bảo hiểm PJICO?
-
3
Đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản: Khi đề xuất xa rời thực tế?
-
4
Hà Nội khan hiếm biệt thự, nhà liền kề giá dưới 20 tỷ đồng
-
5
Xem xét trách nhiệm người 'biến' 4,56 ha đất biệt thự nghỉ dưỡng thành đất ở biệt thự tại Cồn Ấu - Cần Thơ
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago