TP.HCM làm 35.000 căn nhà ở xã hội trong 5 năm: Khó khả thi
TP.HCM muốn xây 35.000 căn nhà ở xã hội trong giai đoạn 2021-2025 để giải quyết vấn đề nhà ở cho người thu nhập thấp. Đây là mục tiêu ý nghĩa nhưng khó khả thi bởi có nhiều vướng mắc trong quá trình triển khai làm doanh nghiệp nản lòng với phân khúc này.
Khó khả thi
Câu chuyện phát triển nhà ở xã hội ở TP.HCM trong hơn 5 năm qua vẫn là “bài toán” khó chưa có lời giải, dù các cơ quan chức năng, chuyên gia nói quá nhiều trong các buổi tọa đàm, hội thảo. Sự thiếu hụt trầm trọng của phân khúc này khiến giấc mơ có nhà ở của nhiều người dân tỉnh lẻ đến TP.HCM làm ăn, sinh sống ngày càng khó khăn.
Mới đây, UBND TP.HCM đã chính thức phê duyệt kế hoạch phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2021-2025. Cụ thể, TP.HCM đặt chỉ tiêu giai đoạn này phát triển 2,5 triệu m2 sàn xây dựng, tương đương 35.000 căn nhà ở xã hội (nhà lưu trú cho công nhân và ký túc xá sinh viên).
Trong giai đoạn 2021-2025, chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội trong danh mục là 47 dự án, trong đó, 10 dự án nhà ở xã hội sử dụng quỹ đất ở 20%. Nếu chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại tự thực hiện nhà ở xã hội trên quỹ đất 20% thì giao chủ đầu tư đó thực hiện. Trường hợp chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại không thực hiện dự án nhà ở xã hội thì sẽ thu hồi và thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư nhà ở xã hội theo quy định. Còn 37 dự án có nguồn gốc do doanh nghiệp tự đền bù, thực hiện lựa chọn chủ đầu tư và công nhận chủ đầu tư theo quy định.

Một dự án nhà ở xã hội tại TP.HCM của Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Lê Thành. Ảnh: Tr.Giang/SGGP
UBND TP.HCM cho biết, việc phát triển nhà ở xã hội sẽ được phân chia tại nhiều khu vực nội và ngoại thành. Trong đó, khu vực trung tâm hiện hữu (quận 1, 3), nếu có quỹ đất thì để thuận lợi cho việc di dời, tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi cac dự án chỉnh trang đô thị, công ích trên địa bàn.
Khu vực nội thành hiện hữu gồm quận 4, 5, 6, 8, 10, 11, Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận, Tân Bình, Tân Phú tiếp tục thúc đẩy việc phát triển nhà ở xã hội, trong đó kêu gọi đầu tư phát triển 2 dự án nhà ở xã hội phục vụ cho công nhân với tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 29.448 m2, tương ứng khoảng 370 căn hộ.
Khu vực nội thành phát triển gồm quận 7, 12, Bình Tân và TP Thủ Đức khuyến khích, đẩy mạnh phát triển các dự án nhà ở xã hội. Trong đó, khu vực quận 7, 12, Bình Tân kêu gọi đầu tư phát triển 5 dự án nhà ở xã hội cho công nhân với tổng diện tích sàn xây dựng mới khoảng 290.177m2 sàn, tương đương khoảng 3.955 căn hộ.
Tại TP. Thủ Đức kêu gọi đầu tư phát triển 5 dự án nhà ở xã hội cho công nhân với tổng diện tích sàn xây dựng mới khoảng 220.436 m2, tương ứng khoảng 4.352 căn hộ.
Còn khu vực huyện ngoại thành gồm huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè, Củ Chi, Cần Giờ khuyến khích, đẩy mạnh phát triển các dự án nhà ở xã hội, trong đó kêu gọi đầu tư phát triển 8 dự án nhà ở xã hội phục vụ cho công nhân với tổng diện tích sàn xây dựng mới khoảng 546.170m2 sàn, tương ứng khoảng 9.594 căn hộ.
Có thể thấy, việc UBND TP.HCM đặt mục tiêu xây 35.000 căn nhà ở xã hội là việc làm rất ý nghĩa, đặc biệt trong bối cảnh giá bất động sản ở TP.HCM leo thang và không có phân khúc nhà ở vừa túi tiền. Tuy nhiên, đây là con số rất lớn đặt ra thách thức đối với chính quyền TP.HCM.
Trước đây, TP.HCM đã ban hành kế hoạch phát triển nhà ở xã hội giai đoạn 2016-2020 nhưng không thành công. Cụ thể, giai đoạn này TP.HCM phát triển 15.000 căn nhà ở xã hội, nhưng mục tiêu đặt ra là 20.000 căn. So với cả nước, TP.HCM vẫn là địa phương đạt kết quả tốt nhất, nhưng cũng chỉ đạt 75% kế hoạch.
Thậm chí, chương trình phát triển nhà ở xã hội ở TP.HCM vẫn còn nhiều bất cập. Cụ thể, báo cáo của Kiểm toán Nhà nước hồi tháng 8/2021 đã chỉ ra rằng, tại TP.HCM, xuất hiện tình trạng lựa chọn chủ đầu tư, phê duyệt chủ trương đầu tư một số dự án nhà ở xã hội khi chưa có trong kế hoạch; Kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2016-2020 đã gồm 9 dự án được chấp thuận đầu tư từ năm 2014 trở về trước và xây dựng hoàn thành năm 2017. Giai đoạn 2016-2025, có 22 dự án đã được chấp thuận đầu tư trước khi có chương trình phát triển nhà ở xã hội của thành phố.
Các đồ án quy hoạch phân khu xây dựng đô thị, quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 trên địa bàn quận 9, 12 và Bình Tân không xác định cụ thể vị trí khu vực để phát triển nhà ở xã hội.
Không những vậy, một số dự án tại TP.HCM được hoán đổi 20% diện tích đất để phát triển nhà ở xã hội bằng một khu đất khác không có trong quy định. Đơn cử như Khu dân cư và công viên Phước Thiện, khu dân cư Hoàng Nam ở phường An Lạc quận Bình Tân. Đặc biệt, tại 5 dự án được kiểm toán chi tiết có 85 trường hợp người được mua, thuê nhà ở xã hội có dấu hiệu đã có nhà ở, 64 trường hợp người được mua, thuê nhà ở xã hội có giao dịch ủy quyền về nhà ở xã hội.
Doanh nghiệp nản lòng
Trở lại với câu chuyện làm 35.000 căn nhà ở xã hội trong 5 năm, tại cuộc họp hồi đầu tháng 3, ông Trần Hoàng Quân, Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM cho biết, để thực hiện được mục tiêu này, đơn vị kiến nghị UBND TP.HCM thành lập tổ công tác để tập trung chỉ đạo xem xét, tháo gỡ vướng mắc đối với 18 dự án có thể triển khai trong năm nay. Trong đó, gồm 6 dự án chung cư cũ, 2 dự án nhà lưu trú công nhân, 4 dự án nhà ở xã hội độc lập và 6 dự án nhà ở xã hội thuộc 20% quỹ đất trong dự án nhà ở thương mại, với quy mô gần 14.000 căn hộ, trong đó hơn 9.000 căn nhà ở xã hội.

việc xây dựng 35.000 căn nhà ở xã hội hay mục tiêu phát triển 1 triệu căn nhà ở giá rẻ cho công nhân ở TP.HCM là ý tưởng, kế hoạch tốt nhưng để làm được điều này thì không thể tính bằng một vài năm mà cả thập kỷ.
Ông Ngô Quang Phúc, Tổng giám đốc Phú Đông Group
Tiếp theo, đơn vị cũng kiến nghị UBND TP.HCM xem xét, giải quyết kiến nghị về tình hình thực hiện nghĩa vụ dành 20% diện tích đất trong các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại có quy mô sử dụng đất trên 10 ha để xây dựng nhà ở xã hội.
“Nếu sử dụng 20% quỹ đất tại 33 dự án nhà ở thương mại thì thành phố có thêm khoảng 70.000 căn nhà ở xã hội. Trong số này, có 14 dự án với quy mô khoảng 15.000 căn có thể triển khai trong năm nay”, ông Quân nói.
Cũng đề cập về việc phát triển nhà ở xã hội, tháng 10/2021, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hòa Bình cho biết, với sự kỳ vọng rất lớn, chương trình nhà ở xã hội TP.HCM phải thần tốc và không làm theo cách cũ. TP.HCM sẽ kích hoạt chương trình nhà ở xã hội theo Nghị định 49 và Bộ Xây dựng tạo nhiều điều kiện thông thoáng để thực hiện.
Để xây thật nhanh nhà ở xã hội, Phó Chủ tịch Lê Hòa Bình cho rằng, TP.HCM sẽ rút ngắn thời gian thủ tục hành chính. Trước đây một quy trình để lựa chọn, chấp thuận đầu tư một doanh nghiệp làm nhà ở xã hội không dưới 1 năm. Bây giờ thành phố sẽ làm dưới 3 tháng. Và muốn làm được điều này, TP.HCM sẽ thành lập tổ đặc biệt, nộp hồ sơ tại UBND TP.HCM, 1 cửa - 1 dấu.
Dưới góc độ doanh nghiệp, ông Lê Hữu Nghĩa, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Lê Thành - doanh nghiệp chuyên làm nhà ở xã hội ở TP.HCM cho biết, về quy trình làm nhà ở xã hội hiện không có quy trình, tiêu chuẩn thiết kế riêng, điều này dẫn đến doanh nghiệp phải dựa theo dự án nhà ở thương mại. Nếu được tách riêng làm về nhà ở xã hội và được ban hành sẽ là điều tuyệt vời khi quy trình xin chỉ 100 ngày. Bởi hiện nay, Lê Thành đã xin thủ tục pháp lý cho dự án nhà ở xã hội nhưng 3 năm chưa xong.
Còn về mặt chính sách, theo ông Nghĩa, thực tế hiện nay đã có Nghị định 100, 49 để làm nhà ở xã hội, trên lý thuyết khá ổn, còn thực tế triển khai lại vướng nhiều cái, có ưu đãi nhưng rất khó hưởng, gần như không có.
“5 năm qua doanh nghiệp làm nhà ở xã hội mà phải vay với lãi suất nhà ở thương mại, dẫn đến không thể có giá nhà rẻ bởi doanh nghiệp không có tiền để tái cấp bù lãi suất ngân hàng”, ông Nghĩa nói.
Bên cạnh đó, có ưu đãi là làm nhà ở xã hội được tăng hệ số sử dụng đất lên 1,5 lần so với quy hoạch, hoặc tăng mật độ xây dựng lên 50%, nhưng trong Nghị định 49 không nói về tầng cao và dân số. Mặt khác, ông Nghĩa cho rằng, để thu hút các doanh nghiệp làm nhà ở xã hội thì Nhà nước cũng đề cập cần có những ưu đãi để doanh nghiệp hào hứng làm nhà ở xã hội, trong đó tính toán về giá đất theo giá thị trường…
Trong khi đó, chia sẻ với Nhadautu.vn, ông Ngô Quang Phúc, Tổng Giám đốc Phú Đông Group nhận định, việc xây dựng 35.000 căn nhà ở xã hội hay mục tiêu phát triển 1 triệu căn nhà ở giá rẻ cho công nhân ở TP.HCM là ý tưởng, kế hoạch tốt nhưng để làm được điều này thì không thể tính bằng một vài năm mà cả thập kỷ. Đồng thời, chính quyền phải có ý chí rất mạnh mẽ và phải rất quyết tâm.
“Doanh nghiệp làm dự án bất động sản cần nhất 2 điều đó là lấy đất ở đâu để làm và thủ tục pháp lý. Giải quyết được 2 vấn đề này, doanh nghiệp sẽ thực hiện được các mục tiêu mà thành phố đề ra. Tuy vậy, trên thực tế, thủ tục pháp lý làm dự án rất nhiều quy trình, trải qua nhiều bước, trong khi lợi nhuận thấp khiến doanh nghiệp không mặn mà”, ông Phúc cho hay.
Đồng quan điểm, một doanh nghiệp địa ốc ở TP.HCM cho biết, để làm nhà ở xã hội doanh nghiệp chỉ cần hỗ trợ về mặt thủ tục pháp lý là có thể hàng năm ra hàng cho thị trường với mức giá dành cho người thu nhập thấp, tức là không quá 25 triệu đồng/m2.
- Cùng chuyên mục
Khu đô thị ven vịnh Cam Ranh được phép huy động vốn hơn 14.700 tỷ
Khu đô thị ven vịnh Cam Ranh (tại TP. Cam Ranh, Khánh Hòa) do liên danh CTCP Đầu tư Cam Ranh, CTCP Vinhomes, CTCP Giải pháp năng lượng VinES làm chủ đầu tư, đã đủ điều kiện huy động vốn.
Đầu tư - 26/03/2025 14:49
Cầu vượt hơn 1.500 tỷ qua sông Hương được thông xe kỹ thuật
Ngày 26/3, UBND TP. Huế đã tổ chức lễ thông xe kỹ thuật cầu vượt bắc qua sông Hương với tổng vốn đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng.
Đầu tư - 26/03/2025 14:19
Những 'con gà đẻ trứng vàng' của Singapore tại Việt Nam
Tại Việt Nam, những khoản đầu tư trực tiếp và gián tiếp đã và đang đem lại doanh thu lớn cho các doanh nghiệp Singapore.
Đầu tư - 26/03/2025 11:34
Bất động sản thành phố mới Thủ Đức: Hướng tới phân khúc cao cấp
Với định hướng trở thành trung tâm tài chính của cả nước và tương lai sẽ phát triển thành một trung tâm tài chính khu vực, thị trường bất động sản TP. Thủ Đức đang được định hình với những khu chung cư và trung tâm thương mại cao cấp…
Bất động sản - 26/03/2025 11:00
Doanh nghiệp nào đứng sau dự án chế biến cát hơn 2.100 tỷ ở Huế ?
Dự án nhà máy chế biến cát thạch anh công nghệ cao creanza do CTCP vật liệu công nghệ cao Creanza làm chủ đầu tư với quy mô 2.187 tỷ đồng.
Đầu tư - 26/03/2025 09:43
Mỹ mạnh tay về thuế quan thời Trump 2.0, Việt Nam có thể làm gì?
Giới quan sát nhận định Việt Nam có thể trở thành mục tiêu tiếp theo trong chính sách thuế quan của Washington, đồng thời đưa ra các khuyến nghị để tránh kịch bản bị áp thuế.
Đầu tư - 26/03/2025 09:39
Đạt Phương xây dựng nhà máy kính hoa siêu trắng đầu tiên ở Huế
Tập đoàn Đạt Phương khởi công Nhà máy kính hoa siêu trắng đầu tiên ở TP. Huế với có quy mô 12,18ha, tổng mức đầu tư 2.000 tỷ đồng.
Đầu tư - 25/03/2025 20:29
Vĩnh Phúc: Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hướng tới mục tiêu tăng trưởng 2 con số
Để năm 2025 kinh tế tăng trưởng 2 con số, tỉnh Vĩnh Phúc đang tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.
Đầu tư - 25/03/2025 15:46
Thủ tướng chấp thuận dự án khu đô thị hơn 260.000 tỷ ở Khánh Hòa
Dự án Khu đô thị mới Cam Lâm (tại Khánh Hòa) có tổng vốn hơn 260.000 tỷ đồng vừa được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.
Đầu tư - 25/03/2025 15:18
Liên danh Dacinco thi công dự án 280 tỷ ở Đà Nẵng
Liên danh Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Dacinco, Công ty TNHH Xây Dựng và Thương mại Nhất Huy, CTCP Xây dựng Công trình Thủy Hà Nội và CTCP Chiếu sáng công cộng sẽ thi công dự án hơn 280 tỷ ở Đà Nẵng.
Đầu tư - 25/03/2025 10:00
Đề xuất đầu tư hơn 152.000 tỷ đồng mở rộng 1.144km cao tốc Bắc - Nam
Bộ Xây dựng vừa đề xuất Chính phủ cho phép đầu tư hơn 152.000 tỷ đồng mở rộng 1.144km các đoạn tuyến trên cao tốc Bắc – Nam phía Đông.
Đầu tư - 25/03/2025 07:02
Sáp nhập tỉnh thành: Nhà đầu tư muốn đặt cược vào bất động sản?
Sáp nhập các tỉnh thành có thể tạo "cú hích" lớn cho thị trường bất động sản, là cơ hội cho những nhà đầu tư muốn đặt cược vào thị trường. Nhưng, "cuộc chơi" này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, để lại những thiệt hại lớn cho nhà đầu tư.
Đầu tư - 24/03/2025 13:03
Đà Nẵng hoàn thành chung cư xã hội hơn 220 tỷ cho người có công
Chung cư xã hội cho người có công với cách mạng tại đường Vũ Mộng Nguyên có tổng mức đầu tư hơn 223 tỷ đồng, đã hoàn thành và đang thực hiện các thủ tục để bàn giao đưa vào sử dụng.
Đầu tư - 24/03/2025 10:27
Khi Việt Nam là đích đến của các nhà đầu tư nước ngoài
Nhiều nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục coi Việt Nam là "đích đến". Nhưng quan trọng là làm sao để các kế hoạch đó được hiện thực hóa, qua đó tiếp thêm động lực tăng trưởng cho kinh tế Việt Nam.
Đầu tư - 24/03/2025 09:05
3 động lực giúp thị trường bất động sản bước vào chu kỳ tăng trưởng mới
Tiếp nối đà phục hồi từ năm 2024, thị trường bất động sản (BĐS) năm 2025 được dự báo dần thiết lập một chu kỳ tăng trưởng mới nhờ trợ lực từ 3 động lực chính: Kinh tế phục hồi; Môi trường pháp lý được cải thiện; Đầu tư công tăng mạnh...
Bất động sản - 24/03/2025 06:45
Hưng Yên đấu giá 178 suất đất, cao nhất 30 triệu đồng/m2
178 suất đất tại huyện Yên Mỹ và Tiên Lữ sẽ được tổ chức đấu giá quyền sử dụng trong tháng 4 tới. Giá khởi điểm cao nhất 30 triệu đồng/m2 và thấp nhất 10 triệu đồng/m2.
Đầu tư - 23/03/2025 15:06
- Đọc nhiều
-
1
Thủ tướng dự khánh thành đập dâng 'hình chiếc lá' 738 tỷ ở Bình Định
-
2
Loạt cổ phiếu ‘vượt đỉnh’ trong tuần VN-Index điều chỉnh
-
3
Đón ‘sóng’ nâng hạng, loạt công ty chứng khoán đặt mục tiêu tăng vốn trong năm 2025
-
4
FPT lãi gần 1.900 tỷ đồng sau 2 tháng
-
5
'Bơm' tiền vào nền kinh tế, bất động sản liệu có 'nhảy múa'?
Đáng đọc
- Đáng đọc
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 4 day ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 week ago
Điểm tên nhóm ngành hưởng lợi từ thương chiến
Đầu tư thông minh - Update 1 week ago
Khi nào cổ phiếu VNM đảo chiều?
Tài chính - Update 1 month ago