Nhà ở xã hội - ‘đứa con ghẻ' trên thị trường bất động sản

ĐÌNH NGUYÊN
06:54 24/01/2022

Chưa bao giờ phân khúc nhà ở xã hội được quan tâm đúng mức dù quỹ đất, cơ chế, chính sách đều đã có. Các doanh nghiệp hầu như không muốn “lao” vào phân khúc này bởi chi phí bỏ ra quá lớn, lợi nhuận thấp. Trong khi đó, người có nhu cầu lại càng khó tiếp cận hơn với giấc mơ có nhà ở.

Dịch COVID-19 lần thứ 4 đã bộc lộ hàng loạt điểm yếu, trong đó vấn đề được dư luận quan tâm là nhà ở cho công nhân, người thu nhập thấp. Dù các hệ thống chính sách, pháp luật trong lĩnh vực nhà ở đang được hoàn thiện nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển nhà ở, đa dạng hóa các sản phẩm nhà ở, đáp ứng phần lớn nhu cầu nhà ở của người dân.

Tuy nhiên, trên thực tế nguồn cung - cầu các sản phẩm nhà ở tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM trong vài năm trở lại đây có sự chênh lệch đáng kể, đặc biệt phân khúc căn hộ có giá vừa túi tiền, nhà ở xã hội. Trong khi nhu cầu mua nhà ở thực nguời dân rất lớn thì nguồn cung lại thiếu hụt trầm trọng, nguồn cung phân khúc căn hộ hạng sang lại đang dư thừa.

Sự phát triển không đồng đều của thị trường, dẫn đến giấc mơ an cư của người dân tại các thành phố lớn trở nên vô cùng khó khăn bởi mức thu nhập của họ quá thấp không đủ khả năng mua nhà.

nha-o-xa-hoi

Phân khúc nhà ở vừa túi tiền ở Hà Nội, TP.HCM thiếu hụt trầm trọng.

Cơ chế đã có nhưng nguồn cung còn hạn chế

Chia sẻ tại buổi Tọa đàm “Đừng để giá nhà đất xa tầm tay người lao động”, ông Vương Duy Dũng, Trưởng phòng Quản lý thị trường bất động sản, Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết, câu chuyện giải quyết nhà ở thu nhập thấp luôn được Chính phủ quan tâm, được nghiên cứu ban hành từ rất lâu, bắt đầu tư khi có luật Nhà ở từ 2005, sau đó 2009 Thủ tướng cũng ban hành các quyết định 65, 66, 67 để hỗ trợ phát triển nhà ở cho sinh viên, công nhân, người thu nhập thấp ở đô thị. Đến 2013, Chính phủ ban hành nghị định 188, 2014 Chính phủ tiếp tục ban hành nghị định 100…

Theo ông Dũng, các chính sách này đã phát huy những kết quả đáng kể, nhất là sau 2011, khi Chính phủ có chiến lược phát nhà ở quốc gia. Từ năm 2011-2020, chúng ta đã phát triển hàng chục triệu m2 nhà ở xã hội, đáp ứng nhà ở cho một bộ phận người thu nhập thấp ở đô thị.

"Ở đây đặt vấn đề các chính sách về nhà ở xã hội đã đủ chưa, có đủ hấp dẫn chưa, theo tôi chính sách này đã phát huy tác dụng nhưng việc phát triển nhà ở xã hội vẫn còn các điểm hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu, vì nhu cầu nhà ở thu nhập thấp hiện rất nhiều", ông Dũng nói.

Đầu năm 2021, Bộ Xây dựng đã nghiên cứu, trình Chính phủ ban hành nghị định 49, sửa đổi bổ sung nghị định 100, tháo gỡ những vướng mắc, bất cập trong cơ chế phát triển nhà ở xã hội, tiếp tục phát triển cho người có thu nhập thấp.

Bên cạnh đó, nguồn vốn hỗ trợ dành cho phát triển loại hình này cũng đã có nhưng chưa đủ. Còn đối với nguồn cung, để tạo ra nhiều nhà ở xã hội, cần phải có vốn cho các doanh nghiệp, các chủ đầu tư và hỗ trợ tổng thể các chính sách để tạo ra nguồn cung nhà ở xã hội.

Ông Hà Ngọc Phi Hải, Tổng Giám đốc Khải Hùng Group cho rằng để người thu nhập thấp có được nhà ở và các công ty đầu tư nhà ở cho phân khúc này, cần phải có sự hỗ trợ của Nhà nước về thủ tục pháp lý, quỹ đất, chính sách xã hội… mới giúp người dân thu nhập thấp có được nhà ở để an cư.

Còn một doanh nghiệp ở TP.HCM nhận định, để làm nhà ở xã hội doanh nghiệp chỉ cần hỗ trợ về mặt thủ tục pháp lý là có thể hàng năm ra hàng cho thị trường với mức giá dành cho người thu nhập thấp, tức là không quá 25 triệu đồng/m2.

Cần làm gì để thu hút doanh nghiệp?

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) nhận định rất hoan nghênh mục tiêu đầy tham vọng của TP.HCM về phát triển 1 triệu căn nhà trong thời gian tới. Nhưng, theo ông Châu, TP.HCM nên phát triển đồng đều ở tất cả các phân khúc.

Nguyên nhân là, trong vài năm trở lại đây TP.HCM được đánh giá có sự lệch pha về cung cầu, lệch pha về phân khúc nhà ở. Năm 2020 TP.HCM chỉ có 1% nhà ở vừa túi tiền, nhưng qua 2021 thì không có nhà ở vừa túi tiền nào, hiện rất khó để tìm được căn hộ có mức giá dưới 30 triệu đồng/m2.

“Các căn hộ trước đây dự kiến bán dưới 35 triệu đồng/m2 do mất cân đối nguồn cung nên nhiều dự án bị đẩy lên giá cao, trở thành phân khúc nhà bán trung và cao cấp. Tính đến thời điểm này, giấc mơ tạo lập nhà ở của nhiều người càng xa vời", ông Châu nói.

Theo vị Chủ tịch HoREA, trong 2016-2020, TP.HCM chỉ phát triển 15.000 căn nhà ở xã hội, dù mục tiêu đặt ra là 20.000 căn, so với cả nước, TP.HCM vẫn là địa phương đạt kết quả tốt nhất, nhưng cũng chỉ 75% kế hoạch.

Ông Châu cho hay Bộ Xây dựng, cùng với Hiệp hội, đã xây dựng đề án phát triển nhà ở thương mại giá phù hợp. Ngoài ra, việc sửa luật Nhà ở trong năm 2022 được kỳ vọng sẽ tích hợp đề án phát triển nhà ở thương mại có giá phù hợp đi đôi với nhà ở xã hội. Vừa qua, Bộ Xây dựng cũng đã chỉ đạo rà soát lại việc sử dụng quỹ đất 20% trong các nhà ở thương mại để phát triển nhà ở xã hội.

Để có nhiều căn hộ vừa túi tiền, ông Châu đề nghị cần có sự hỗ trợ về cơ chế, chính sách liên quan đến giảm lãi suất ngân hàng, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp… để hút doanh nghiệp đầu tư.

Trong khi đó, ông Lê Hữu Nghĩa, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Lê Thành - doanh nghiệp chuyên làm nhà ở xã hội ở TP.HCM cho rằng, về mặt chính sách, thực tế hiện nay đã có nghị định 100, 49 để làm nhà ở xã hội, trên lý thuyết khá ổn, còn thực tế triển khai lại vướng nhiều cái, có ưu đãi nhưng rất khó hưởng, gần như không có. Cụ thể, trong 5 năm qua làm nhà ở xã hội mà phải vay với lãi suất nhà ở thương mại, dẫn đến không thể có giá nhà rẻ bởi chúng ta không có tiền để tái cấp bù lãi suất ngân hàng.

Bên cạnh đó, có ưu đãi là làm nhà ở xã hội được tăng hệ số sử dụng đất lên 1,5 lần so với quy hoạch, hoặc tăng mật độ xây dựng lên 50%, nhưng trong nghị định 49 không nói về tầng cao và dân số. Do đó, ông Nghĩa đề nghị phải làm rõ nghị định, kèm theo các điều kiện trên.

Về quy trình làm nhà ở xã hội hiện không có quy trình riêng, tiêu chuẩn thiết kế riêng, điều này dẫn đến doanh nghiệp phải dựa theo dự án nhà ở thương mại. Theo ông Nghĩa thông tin TP.HCM hiện đang có dự thảo tách riêng về nhà ở xã hội, nếu ban hành sẽ là điều tuyệt vời khi quy trình xin chỉ 100 ngày. Bởi hiện nay, Lê Thành đã xin 3 năm chưa xong.

Ngoài ra, để thu hút các doanh nghiệp làm nhà ở xã hội thì Nhà nước cũng đề cập cần có những ưu đãi để doanh nghiệp hào hứng làm nhà ở xã hội, trong đó tính toán về giá đất theo giá thị trường…

  • Cùng chuyên mục
Khánh Hòa 'gỡ khó' chỉ tiêu đất để phát triển các khu công nghiệp

Khánh Hòa 'gỡ khó' chỉ tiêu đất để phát triển các khu công nghiệp

Thời gian qua, nhiều "ông lớn" muốn đầu tư vào hạ tầng khu công nghiệp (KCN) ở Khánh Hòa. Tuy nhiên, địa phương gặp khó vì chỉ tiêu sử dụng đất còn khá ít.

Đầu tư - 04/04/2025 07:00

Thuế quan 46%: Trong ‘nguy’ có ‘cơ’

Thuế quan 46%: Trong ‘nguy’ có ‘cơ’

Mức thuế 46% không nên chỉ được nhìn nhận như một rào cản, mà là một lời nhắc quan trọng, buộc Việt Nam phải thay đổi, phải thích nghi, phải chủ động tìm hướng đi mới.

Đầu tư thông minh - 03/04/2025 18:43

AmCham: Nhà đầu tư nước ngoài sẽ không rời Việt Nam vì thuế quan Mỹ

AmCham: Nhà đầu tư nước ngoài sẽ không rời Việt Nam vì thuế quan Mỹ

Đại diện AmCham đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam và tin tưởng lãnh đạo hai nước có thể đạt được thỏa thuận giảm thuế quan trong thời gian tới.

Đầu tư - 03/04/2025 17:50

 Khai phá tiềm năng đầu tư, thương mại Việt Nam - Belarus

Khai phá tiềm năng đầu tư, thương mại Việt Nam - Belarus

Năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Belarus đạt gần 60 triệu USD, tăng 45% so với cùng kỳ. Tuy nhiên 2 bên vẫn còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác hết, nhất lại lợi thế từ Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á – Âu (EAEU), mà Belarus là thành viên…

Đầu tư - 03/04/2025 16:11

Vào viên chức 10 năm vẫn xếp hàng mua nhà ở xã hội?

Vào viên chức 10 năm vẫn xếp hàng mua nhà ở xã hội?

Hiện nay, cơ chế, chính sách dành cho viên chức mua nhà rất khó khăn, phải xếp hàng, thậm chí, có người muốn mua đợi gần thập kỷ chưa tới lượt.

Đầu tư - 03/04/2025 16:06

Giữa bức tranh tươi sáng, khu đô thị sinh thái ở Đà Nẵng vẫn 'ngủ im'

Giữa bức tranh tươi sáng, khu đô thị sinh thái ở Đà Nẵng vẫn 'ngủ im'

Trong bối cảnh nhiều dự án bất động sản ở Đà Nẵng được tháo gỡ và triển khai thi công trở lại, thì dự án Khu đô thị sinh thái Quan Nam - Thủy Tú (Golden Hills City) vẫn "ngủ im" do gặp vướng mắc.

Bất động sản - 03/04/2025 11:25

Đà Nẵng hấp dẫn nguồn vốn công nghệ

Đà Nẵng hấp dẫn nguồn vốn công nghệ

Đà Nẵng đang trở thành điểm sáng thu hút đầu tư trong lĩnh vực công nghệ, chip bán dẫn, với sự hiện diện của các tập đoàn lớn như Synopsys, Marvell, FPT…

Đầu tư - 03/04/2025 06:45

'Ông lớn' FDI muốn 'rót tiền' vào năng lượng tái tạo ở Bình Định

'Ông lớn' FDI muốn 'rót tiền' vào năng lượng tái tạo ở Bình Định

Các dự án năng lượng tái tạo ở Bình Định nhận được sự quan tâm của các "ông lớn" FDI để khai thác tiềm năng to lớn về điện gió ở địa phương này.

Đầu tư - 02/04/2025 18:42

Chuyên gia chứng khoán:   'Rủi ro thuế quan đang bị thổi phồng quá mức'

Chuyên gia chứng khoán: 'Rủi ro thuế quan đang bị thổi phồng quá mức'

Các chuyên gia cho rằng với tâm lý e ngại từ thông tin chính sách Thuế đối ứng, dòng tiền nhiều khả năng sẽ đi ngang và chờ đợi. Thị trường sẽ tích cực hơn trong tuần giao dịch 7-11/4.

Đầu tư - 02/04/2025 15:58

Mua cổ phiếu nào trong tháng 4?

Mua cổ phiếu nào trong tháng 4?

Nhà đầu tư được khuyến nghị nên ưu tiên lựa chọn những cổ phiếu đang có định giá hợp lý và tình hình tài chính lành mạnh, lợi nhuận kỳ vọng tăng trưởng cao trong quý I cũng như cả năm 2025.

Đầu tư thông minh - 02/04/2025 15:26

Bình Định sắp có bệnh viện đa khoa quốc tế hơn 600 tỷ

Bình Định sắp có bệnh viện đa khoa quốc tế hơn 600 tỷ

Dự án Bệnh viện đa khoa quốc tế Nhơn Bình (tại TP. Quy Nhơn, Bình Định) có diện tích khoảng 1,16ha, tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 600 tỷ đồng.

Đầu tư - 02/04/2025 14:40

'Sóng' nhà đất trước thông tin sáp nhập chỉ là nhất thời

'Sóng' nhà đất trước thông tin sáp nhập chỉ là nhất thời

Việc môi giới, giới đầu tư lợi dụng thông tin sáp nhập tỉnh, thành để đẩy giá nhà đất lên cao như trong thời gian qua chỉ là câu chuyện nhất thời, các nhà đầu tư hiện nay rất thông minh, không dễ để "sập bẫy".

Đầu tư - 02/04/2025 14:18

3 thách thức lớn để phổ cập AI trong bất động sản công nghiệp

3 thách thức lớn để phổ cập AI trong bất động sản công nghiệp

Trí tuệ nhân tạo (AI) được đánh giá là yếu tố thiết yếu trong tương lai của thị trường bất động sản công nghiệp. Tuy nhiên, lĩnh vực này còn những thách thức lớn như nguồn điện ở thị trường cấp 1, chi phí đầu tư lớn và nguồn nhân lực ứng dụng được AI còn hạn chế.

Đầu tư - 02/04/2025 12:05

Quảng Bình cho ACV thuê gần 30.000m2 đất để làm loạt dự án

Quảng Bình cho ACV thuê gần 30.000m2 đất để làm loạt dự án

ACV sẽ dùng gần 30.000m2 đất để xây dựng nhà ga hành khách T2, mở rộng sân đỗ máy bay cảng hàng không Đồng Hới, tổng mức đầu tư hai dự án hơn 1.800 tỷ đồng.

Đầu tư - 02/04/2025 10:24

Trước sáp nhập, bức tranh kinh tế của Quảng Nam và Đà Nẵng ra sao?

Trước sáp nhập, bức tranh kinh tế của Quảng Nam và Đà Nẵng ra sao?

Đà Nẵng và Quảng Nam là những điểm đến hấp dẫn của dòng vốn FDI trong những năm qua. Đến nay, Quảng Nam thu hút 201 dự án FDI với 6,36 tỷ USD; còn Đà Nẵng là 1.021 dự án với hơn 4,573 tỷ USD.

Đầu tư - 01/04/2025 14:37

Cần cơ chế thu hút nhân tài cho Trung tâm Tài chính quốc tế TP.HCM

Cần cơ chế thu hút nhân tài cho Trung tâm Tài chính quốc tế TP.HCM

Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng, Trung tâm Tài chính quốc tế TP.HCM cần có bản sắc riêng, pháp lý riêng, tập trung thu hút nhân tài vào các lĩnh vực thế mạnh như AI, fintech...

Đầu tư - 01/04/2025 14:27