Hàng trăm dự án nhà ở xã hội có nguy cơ truy thu tiền sử dụng đất?

THS NGUYỄN VĂN ĐỈNH
06:30 18/03/2022

Lại một lần nữa sự "xung đột", thiếu thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật bộc lộ ra, lần này là giữa pháp luật đất đai với pháp luật nhà ở, dẫn tới hệ quả khôn lường: Chủ đầu tư nhà ở xã hội không còn được miễn tiền sử dụng đất với 20% diện tích nhà ở thương mại trong dự án.

Screen Shot 2022-03-17 at 2.56.34 PM

Hàng trăm dự án nhà ở xã hội có nguy cơ truy thu tiền sử dụng đất. Ảnh: Trọng Hiếu.

Luật Nhà ở năm 2014, Nghị định số 100/2015/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 49/2021/NĐ-CP) đã có những quy định về cơ chế hỗ trợ, ưu đãi với chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trong trường hợp không sử dụng vốn ngân sách nhà nước.

Cụ thể theo Điều 9 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP, chủ đầu tư được dành 20% tổng diện tích đất để xây dựng nhà ở trong phạm vi dự án để đầu tư xây dựng công trình kinh doanh thương mại (kể cả nhà ở thương mại) nhằm bù đắp chi phí, góp phần giảm giá nhà ở xã hội. Nếu dự án không bố trí quỹ đất xây dựng công trình kinh doanh thương mại thì chủ đầu tư được phép dành 20% tổng diện tích sàn nhà ở để bán, cho thuê, thuê mua theo giá kinh doanh thương mại.

Để hỗ trợ chủ đầu tư và gián tiếp là hỗ trợ người mua nhà, Nghị định số 100/2015/NĐ-CP còn quy định chủ đầu tư được miễn toàn bộ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, kể cả với quỹ đất để xây dựng các công trình kinh doanh thương mại.

Hình thức hỗ trợ, ưu đãi này tiếp tục được duy trì khi Chính phủ ban hành Nghị định số 49/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 100/2015/NĐ-CP (chỉ bãi bỏ ưu đãi dành 20% tổng diện tích sàn kinh doanh theo giá thương mại nếu không bố trí quỹ đất xây dựng công trình kinh doanh thương mại riêng). Chủ đầu tư vẫn được miễn toàn bộ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.

Như vậy theo pháp luật về nhà ở thì chủ đầu tư được miễn toàn bộ tiền sử dụng đất trong dự án nhà ở xã hội, bao gồm cả tiền sử dụng đất đối với phần diện tích kinh doanh thương mại 20%. Theo quy định, chủ đầu tư được hưởng lợi nhuận định mức của toàn dự án không quá 10% tổng chi phí đầu tư và lợi nhuận bao gồm khoản tiền sử dụng đất được miễn này (cơ cấu giá bán căn hộ nhà ở thương mại đã tính cả tiền sử dụng đất nhưng chủ đầu tư không phải nộp cho Nhà nước).

Có thể nói điểm mấu chốt trong chính sách ưu đãi, hỗ trợ nhà ở xã hội chính là việc chủ đầu tư được miễn toàn bộ tiền sử dụng đất và được dành 20% diện tích để kinh doanh.

Tại các văn bản trả lời doanh nghiệp, địa phương, Bộ Xây dựng khẳng định: "Không có quy định hạn chế về đối tượng và thời hạn chuyển nhượng đối với các căn hộ thuộc phần diện tích 20% sàn để bán theo giá thương mại trong dự án nhà ở xã hội. Các căn hộ thuộc phần diện tích sàn kinh doanh theo giá thương mại được thực hiện chuyển nhượng như đối với các căn hộ thương mại. Người mua căn hộ thuộc 20% sàn kinh doanh thương mại trong dự án nhà ở xã hội không phải nộp tiền sử dụng đất khi chuyển nhượng căn hộ".

Khi pháp luật đất đai "vênh" pháp luật nhà ở

Mặc dù các cơ chế ưu đãi về tiền sử dụng đất với chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội đã quy định rõ trong Luật Nhà ở, các Nghị định số 100/2015/NĐ-CP và số 49/2021/NĐ-CP cũng như các Thông tư hướng dẫn (Thông tư số 20/2016/TT-BXD và số 09/2021/TT-BXD) nhưng trong thực tế triển khai, các địa phương bắt gặp vướng mắc khi các Sở, Ngành cùng tham mưu cho UBND tỉnh về việc miễn tiền sử dụng đất.

Lý do là bởi Thông tư số 76/2014/TT-BTC hướng dẫn về thu tiền sử dụng đất, được sửa đổi bởi Thông tư số 10/2018/TT-BTC (Thông tư 76 sửa đổi) lại "siết" các doanh nghiệp đã được miễn, giảm tiền sử dụng đất, nếu chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì Nhà nước sẽ truy thu tiền sử dụng đất đã miễn, giảm.

Cụ thể, khoản 3 Điều 16 Thông tư 76 sửa đổi quy định: "Cơ quan thuế ghi số tiền sử dụng đất được miễn, giảm vào Quyết định miễn, giảm tiền sử dụng đất; đồng thời tại Quyết định miễn, giảm tiền sử dụng đất ghi rõ nội dung: Trường hợp tổ chức kinh tế chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với diện tích đất đã được miễn, giảm tiền sử dụng đất thì phải nộp số tiền sử dụng đất đã được miễn, giảm cho Nhà nước; số tiền sử dụng đất được ghi tại Quyết định này sẽ được tính lại theo quy định của pháp luật tại thời điểm chuyển nhượng".

Mẫu Quyết định miễn giảm tiền sử dụng đất theo Phụ lục Thông tư 76 sửa đổi cũng ghi rõ: "Trường hợp tổ chức kinh tế chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với diện tích đất đã được miễn, giảm tiền sử dụng đất thì phải nộp số tiền sử dụng đất đã được miễn, giảm cho Nhà nước; số tiền sử dụng đất được ghi tại Quyết định này sẽ được tính lại theo quy định của pháp luật tại thời điểm chuyển nhượng".

Như vậy, mặc dù pháp luật nhà ở cho phép chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội được miễn 100% tiền sử dụng đất, gồm tiền sử dụng đất đối với phần diện tích kinh doanh thương mại 20% nhưng chiếu theo pháp luật đất đai thì đến giai đoạn kinh doanh, bán hàng, khi chủ đầu tư bán căn hộ nhà ở thương mại cho khách hàng thì phải nộp tiền sử dụng đất phân bổ cho căn hộ này cho Nhà nước.

Không những vậy, tiền sử dụng đất còn phải được tính lại theo mặt bằng giá tại thời điểm bán căn hộ cho khách hàng và theo thông lệ luôn cao hơn tiền sử dụng đất tại thời điểm chủ đầu tư được miễn. Tức là chủ đầu tư về bản chất không những không được miễn tiền sử dụng đất đối với phần diện tích kinh doanh thương mại 20% mà còn phải chịu lỗ. Bởi Điều 19 Luật Kinh doanh bất động sản đề ra nguyên tắc: "Việc mua bán nhà, công trình xây dựng phải gắn với quyền sử dụng đất".

Giao dịch bán căn hộ nhà ở thương mại (đã được miễn tiền sử dụng đất) gắn với chuyển nhượng quyền sử dụng đất phân bổ cho căn hộ này nên chiếu theo khoản 3 Điều 16 Thông tư 76 sửa đổi, cơ quan thuế, tài chính có quyền (đồng thời là nghĩa vụ) truy thu tiền sử dụng đất trước đó đã miễn cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội.

Có thể thấy rằng nếu nhìn tổng thể quy định của Thông tư 76 sửa đổi thì truy thu, "đòi" lại tiền sử dụng đất đã miễn cho doanh nghiệp đã được miễn tiền sử dụng đất nếu doanh nghiệp chuyển nhượng quyền sử dụng đất là hợp lý và phù hợp với nguyên tắc sử dụng đất đai tiết kiệm, hiệu quả.

Bởi đất đai là một nguồn lực quan trọng, một loại tài nguyên quý giá và Nhà nước cần "siết" để tránh các trường hợp doanh nghiệp nhận ưu đãi về đất nhưng không đầu tư mà tìm cách chuyển nhượng để trục lợi. Và quy định của Thông tư 76 áp dụng cho tất cả các loại hình dự án được hưởng ưu đãi miễn, giảm tiền sử dụng đất, không riêng nhà ở xã hội.

Tuy nhiên nếu soi chiếu vào trường hợp bán căn hộ nhà ở thương mại trong dự án nhà ở xã hội thì đây lại là một quy định hết sức bất hợp lý, thậm chí đã làm "vô hiệu hóa" chính sách nhà ở xã hội. Bởi việc miễn tiền sử dụng đất sẽ chỉ còn mang tính chất danh nghĩa, không thực chất. Khi chính sách ưu đãi quan trọng nhất không còn được thực thi, giá nhà ở xã hội sẽ tăng cao, vượt khả năng chi trả của các đối tượng thụ hưởng.

Screen Shot 2022-03-17 at 2.59.21 PM

Kết quả thực hiện chính sách nhà ở xã hội đạt tỷ lệ rất thấp so với nhu cầu thực tế của người dân mà nguyên nhân quan trọng nhất nằm ở những vướng mắc, bất cập về thể chế. Ảnh: Trọng Hiếu.

Địa phương lúng túng, trung ương đùn đẩy việc

Gần đây, một số địa phương phản ánh đã gặp lúng túng khi xử lý trường hợp "xung đột pháp luật" này. Cục thuế tại một tỉnh miền Trung đã làm việc với các doanh nghiệp là chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội (đã bán hết diện tích 20% căn hộ thương mại) để yêu cầu truy thu tiền sử dụng đất.

Tuy nhiên các chủ đầu tư đều phản đối với lý do: Chủ đầu tư đã bán hết căn hộ thương mại mà theo phương án kinh doanh đã không tính đến việc phải nộp tiền sử dụng đất cho Nhà nước; nếu Nhà nước truy thu, doanh nghiệp sẽ phát sinh khoản chi phí lớn và không có nguồn để nộp; nếu phải nộp thì doanh nghiệp sẽ thua lỗ.

Có thể thấy rằng thời gian qua, kết quả thực hiện chính sách nhà ở xã hội đạt tỷ lệ rất thấp so với nhu cầu thực tế của người dân mà nguyên nhân quan trọng nhất nằm ở những vướng mắc, bất cập về thể chế. Chủ đầu tư bị giới hạn lợi nhuận tối đa 10% trong khi không được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi. Nếu Nhà nước truy thu tiền sử dụng đất đối với diện tích 20% căn hộ thương mại thì chính sách nhà ở xã hội sẽ càng trở nên kém hấp dẫn, khiến nhà đầu tư không còn mặn mà với loại hình này.

Trên thực tế, đã có hàng trăm dự án nhà ở xã hội được triển khai trong cả nước mà ở đại đa số, chủ đầu tư đều thực hiện bán các căn hộ, diện tích thương mại mà không nộp tiền sử dụng đất phân bổ cho Nhà nước. Các chủ đầu tư tuân thủ đúng cơ chế ưu đãi theo pháp luật nhà ở nhưng nếu chiếu theo Thông tư 76 sửa đổi, cơ quan thuế và tài chính có thể yêu cầu truy thu tiền sử dụng đất.

Khi nhận được văn bản đề nghị hướng dẫn, giải đáp từ một số địa phương thì Bộ Xây dựng (cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở xã hội) và Bộ Tài chính (cơ quan quản lý nhà nước về thu ngân sách, thu tiền sử dụng đất) đều chưa có câu trả lời thỏa đáng để giải quyết dứt điểm tình huống "xung đột pháp luật" này.

Cụ thể, tại văn bản hướng dẫn một địa phương, Bộ Tài chính trích dẫn quy định của Thông tư 76 sửa đổi và đề nghị địa phương liên hệ với Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường để được hướng dẫn thực hiện các quy định của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP về nhà ở xã hội.

Trong khi đó, Bộ Xây dựng khi trả lời địa phương cũng chỉ trích dẫn các văn bản do mình chủ trì soạn thảo và đề nghị: "Đối với việc thu tiền sử dụng đất khi chuyển nhượng lại phần diện tích nhà ở nằm trong dự án khu nhà ở xã hội, đề nghị liên hệ với Bộ Tài chính để được hướng dẫn theo thẩm quyền".

Tình huống này một lần nữa minh chứng cho những hạn chế về xây dựng pháp luật ở nước ta: Sự thiếu thống nhất, kết nối, đồng bộ của hệ thống pháp luật; sự rời rạc trong phối hợp của các cơ quan khi soạn thảo văn bản pháp luật cũng như sự hạn chế về khả năng dự báo các nguy cơ tiềm ẩn, các vấn đề nảy sinh khi triển khai.

Trong tình huống cụ thể này, tác giả kiến nghị các cơ quan cần có sự trao đổi, thống nhất để hướng dẫn các địa phương thống nhất thực hiện.

Trước mắt, để xử lý tình huống thì có thể hướng dẫn thống nhất áp dụng nguyên tắc tại Điều 156 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật: "Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn" (do Thông tư 76 "yếu" hơn các Nghị định số 100/2015/NĐ-CP, số 49/2021/NĐ-CP nên áp dụng theo các Nghị định).

Tuy nhiên về lâu dài, để xử lý dứt điểm, Bộ Xây dựng và Bộ Tài chính cần phối hợp, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật có quy định chồng chéo, mâu thuẫn nêu trên.

  • Cùng chuyên mục
Xem xét trách nhiệm người 'biến' 4,56 ha đất biệt thự nghỉ dưỡng thành đất ở biệt thự tại Cồn Ấu- Cần Thơ

Xem xét trách nhiệm người 'biến' 4,56 ha đất biệt thự nghỉ dưỡng thành đất ở biệt thự tại Cồn Ấu- Cần Thơ

UBND TP. Cần Thơ điều chỉnh quy hoạch chi tiết Khu đô thị du lịch sinh thái Cồn Ấu, với nội dung điều chỉnh 4,56 ha từ chức năng Bungalow - biệt thự nghỉ dưỡng sang chức năng đất ở biệt thự. Song, Thanh tra Chính phủ nêu rõ, việc điều chỉnh này làm thay đổi chức năng sử dụng đất, không đảm bảo căn cứ lập quy hoạch, vi phạm quy định Luật Quy hoạch đô thị 2009.

Pháp luật - 07/05/2025 13:22

Đà Nẵng hủy 27 cuộc thanh tra tại nhiều đơn vị trong năm 2025

Đà Nẵng hủy 27 cuộc thanh tra tại nhiều đơn vị trong năm 2025

TP. Đà Nẵng đã hủy 27 cuộc thanh tra tại các sở, ngành, địa phương do chủ trương về sắp xếp bộ máy, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập xã, phường và tránh chồng chéo trong hoạt động kiểm tra, giám sát...

Pháp luật - 07/05/2025 07:30

Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013

Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013

Nhadatu.vn trân trọng giới thiệu toàn văn Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Pháp luật - 06/05/2025 10:28

Cựu Chủ tịch Quảng Ngãi Cao Khoa bị cáo buộc nhận hối lộ 6 tỷ đồng và 20.000 USD

Cựu Chủ tịch Quảng Ngãi Cao Khoa bị cáo buộc nhận hối lộ 6 tỷ đồng và 20.000 USD

Cáo trạng xác định, để được trúng thầu gói thầu số 12 thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường bờ Nam sông Trà Khúc (tỉnh Quảng Ngãi), Nguyễn Văn Hậu đã đưa cho cựu Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi Cao Khoa 6 tỷ đồng và 20.000 USD. Qua đó, Hậu hưởng lợi bất chính 93,7 tỷ đồng từ nguồn tiền chủ đầu tư thanh toán.

Pháp luật - 06/05/2025 06:49

Quốc hội thông qua 2 Nghị quyết về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013

Quốc hội thông qua 2 Nghị quyết về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013

Với 100% đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội thông qua 2 Nghị quyết của Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Pháp luật - 05/05/2025 19:06

Trình Quốc hội sửa, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013

Trình Quốc hội sửa, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa trình đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Pháp luật - 05/05/2025 12:57

Triệt phá băng nhóm tội phạm quốc tế chuyên tống tiền doanh nhân

Triệt phá băng nhóm tội phạm quốc tế chuyên tống tiền doanh nhân

Bằng thủ đoạn cắt ghép hình ảnh nhạy cảm, nhóm tội phạm đe doạ tống tiền cán bộ, doanh nhân. Ước tính số tiền bị băng nhóm tội phạm này chiếm đoạt lên đến 200 tỷ đồng.

Pháp luật - 04/05/2025 18:13

Bộ Công an cảnh báo, 'bóc trần' thủ đoạn thao túng tâm lý của tội phạm công nghệ

Bộ Công an cảnh báo, 'bóc trần' thủ đoạn thao túng tâm lý của tội phạm công nghệ

Bộ Công an vừa phát đi cảnh báo người dân cần nâng cao cảnh giác khi giao tiếp với người lạ trên mạng xã hội, tuyệt đối không chia sẻ thông tin cá nhân, làm theo hướng dẫn khi chưa xác định chính xác nhân thân, lai lịch của người đó.

Pháp luật - 03/05/2025 08:37

Bắt tạm giam Chủ tịch HĐQT Trường Quốc tế Mỹ

Bắt tạm giam Chủ tịch HĐQT Trường Quốc tế Mỹ

Bà Nguyễn Thị Út Em, Chủ tịch HĐQT Trường Quốc tế Mỹ (AISVN) bị khởi tố, bắt tạm giam về hành vi "Gây rối trật tự công cộng".

Pháp luật - 02/05/2025 07:58

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5

Từ đầu tháng 5/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: Chính phủ sửa đổi quy định về nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần tổ chức tín dụng Việt Nam; Quy định mới về chế độ công tác phí, chi hội nghị; Chính sách mới đối với thí sinh thi đại học...

Pháp luật - 01/05/2025 06:00

741 phạm nhân kinh tế được đặc xá

741 phạm nhân kinh tế được đặc xá

Có 8.055 phạm nhân đang chấp hành án phạt tù và 1 người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, có đủ điều kiện được hưởng đặc xá năm 2025.

Pháp luật - 29/04/2025 16:45

Cựu thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng nhận án 6 năm tù

Cựu thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng nhận án 6 năm tù

TAND TP Hà Nội vừa tuyên phạt bị cáo Hoàng Quốc Vượng (cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương) mức án 6 năm tù về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

Pháp luật - 29/04/2025 11:05

Buộc Công ty LDG phải trả hơn 500 tỷ cho khách hàng

Buộc Công ty LDG phải trả hơn 500 tỷ cho khách hàng

Trong vụ án xảy ra tại Khu dân cư Tân Thịnh, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, bị cáo Nguyễn Khánh Hưng, nguyên Chủ tịch HĐQT LDG bị tuyên án 16 tháng tù; Nguyễn Quốc Vy Liêm, nguyên Phó Tổng Giám đốc phụ trách khối kinh doanh - tiếp thị LDG tuyên án 12 tháng tù về tội "Lừa dối khách hàng".

Pháp luật - 28/04/2025 15:13

Khởi tố 2 bị can mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng

Khởi tố 2 bị can mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng

Công an tỉnh Lâm Đồng vừa khởi tố hai bị can về hành vi mua bán trái phép tài khoản ngân hàng. Các đối tượng đã móc nối, bán khoảng 50 tài khoản cho người Trung Quốc, thu lợi bất chính hơn 79 triệu đồng.

Pháp luật - 28/04/2025 13:47

Không nên áp dụng án tử hình đối với các tội phạm về kinh tế

Không nên áp dụng án tử hình đối với các tội phạm về kinh tế

Bà Ung Thị Xuân Hương, Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM cho rằng, án tử hình chỉ nên áp dụng đối với một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thuộc nhóm phạm tội an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người. Không nên áp dụng án tử hình đối với các tội phạm về kinh tế.

Pháp luật - 27/04/2025 08:36

Famimoto Việt Nam 'tuồn' nghìn tấn dầu ăn, mì chính giả ra thị trường

Famimoto Việt Nam 'tuồn' nghìn tấn dầu ăn, mì chính giả ra thị trường

Sau khi mua nguyên liệu từ Hà Nội, Công ty TNHH Famimoto Việt Nam đóng gói mì chính thành 2 loại "Bột ngọt Boat Brand " và "Bột ngọt Famimoto - Công nghệ Nhật Bản".

Pháp luật - 27/04/2025 08:26