TP.HCM kiến nghị 3 giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn ODA

Nhàđầutư
3 giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn ODA mà TP.HCM kiến nghị với Chính phủ gồm: Sớm xác định vốn ODA bằng Việt Nam đồng cho dự án tuyến Metro số 1 và 2, gia hạn Hiệp định vay VN11-P7 dự án tuyến độ thị đường sắt số 1; Sớm ký kết Hiệp đinh vay cuối cùng cho tuyến Metro số 1.
NGUYÊN VŨ
03, Tháng 11, 2020 | 13:35

Nhàđầutư
3 giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn ODA mà TP.HCM kiến nghị với Chính phủ gồm: Sớm xác định vốn ODA bằng Việt Nam đồng cho dự án tuyến Metro số 1 và 2, gia hạn Hiệp định vay VN11-P7 dự án tuyến độ thị đường sắt số 1; Sớm ký kết Hiệp đinh vay cuối cùng cho tuyến Metro số 1.

123543215_3024467034320765_357103779126502586_n

TP.HCM kiến nghị 3 giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn ODA (Ảnh: Internet)

Báo cáo với Chính phủ về tình hình giải ngân vốn đầu tư công, dự án ODA tại Hội nghị trực tuyến vào cuối tháng 10, lãnh đạo TP.HCM cho biết, từ đầu năm đến nay UBND TP.HCM đã có nhiều nỗ lực để triển khai các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Trên cơ sở chỉ đạo của Thủ tướng trong Hội nghị giao ban lần trước (ngày 26/9), UBND TP.HCM đã bổ sung thêm một số chuyên mục chỉ đạo của thành phố để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.

Theo đó, Chủ tịch UBND TP.HCM đã phân công thường trực UBND thành phố phụ trách một số dự án cụ thể để xem xét đánh giá giải quyết những vướng mắc kho khăn và có kế hoạch tháo gỡ cụ thể. Đồng thời phân công lãnh đạo các sở ngành, chủ tịch các UBND quận huyện và trưởng các ban quản lý dự án có trách nhiệm cụ thể đối với tầng dự án một.

Thành phố lựa chọn một số dự án có quy mô lớn, dự án trọng điểm để tìm ra những giải pháp, khắc phục những khó khăn vướng mắc cho từng dự án cụ thể; tổ chức giao ban chung để xem kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công, vốn ODA một tháng một lần; Phân công các lãnh đạo thành phố, các sở ngành thường xuyên liên hệ một cách chủ động với các Bộ ngành của Trung ương để tháo gỡ khó khăn.

Thực hiện thí điểm Nghị quyết 27 của Chính phủ về quy trình rút gọn giải phóng mặt bằng, đặc biệt áp dụng cụ thể vào tuyến Metro số 2, đẩy nhanh tiến độ giải ngân, để giải phóng mặt bằng và bồi thường.

Hiện nay, thành phố đang triển khai thực hiện 9 dự án ODA, trong đó có 6 dự án nhóm A, 3 dự án nhóm B với tổng vốn 123 nghìn tỷ đồng. Đồng thời, thực hiện kế hoạch phân bổ chi tiến vốn năm 2020 đạt 100% dự toán của HĐND thành phố và Thủ tướng Chính phủ giao.

Đối với vốn ODA cấp phát từ ngân sách Trung ương, TP.HCM đã phân bổ hơn 5.000 tỷ đồng cho 6 dự án. Tính đến ngày 23/10, thành phố đã giải ngân được 1.510 tỷ đồng và đạt 30% vốn so với kế hoạch vốn được giao. Dự kiến ước giải ngân của năm 2020 là 2.058 tỷ đồng, đạt 40,8% so với dự toán kế hoạch.

Còn nguồn vốn ODA vay lãi nước ngoài của Chính phủ, TP.HCM đã phân bổ chi tiết 10.487 tỷ đồng cho 5 dự án. Tính đến ngày 23/10 đã gải ngân được 5.087 tỷ đồng, đạt 40, 8% so với kế hoạch TP được giao. Dự kiến giải ngân trong năm 2020 8.632 tỷ đạt 82,3% so với kế hoạch mà Bộ tài chính đã giao cho TP.

Lãnh đạo TP.HCM nhấn mạnh tại hội nghị, tỷ lệ giải ngân các dự án ODA thấp hơn so với tỷ lệ bình quân giải ngân của các dự án đầu tư công của thành phố. Hiện nay tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của thành đạt 60% kế hoạch vốn và tăng 1,7 lần so với cùng kỳ năm 2019.

Ngoài những nguyên nhân được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu ra tại hội nghị, ông Võ Văn Hoan cho rằng, nguyên nhân khiến việc giải ngân vốn ODA của TP.HCM chỉ đạt 30% so là do kế hoạch vốn ODA cấp phát bố trí cho tuyến Metro số 1 và số 2 chiếm 30% tổng kế hoạch vốn của cả thành phố nhưng lại chậm giải ngân, do vướng mắc về tỷ giá đồng Yên Nhật và giá Việt Nam đồng

Bên cạnh đó, một số thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư, điều chỉnh dự án theo quy định mới, cụ thể là Nghị định 56/2020 thay thế Nghị định 16/2006 về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài, đòi hỏi phải thêm thủ tục điều chỉnh chủ trường đầu tư hoặc dự án phải thông qua HĐND thành phố trước khi trình Thủ tướng Chính phủ. Ngoài ra, xử lý các tình huống trong đấu thấu, do có sự khác biệt giữa pháp luật Việt Nam và quy định của nhà tài trợ nên phần nào cũng ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án.

Để đẩy nhánh tiến độ dự án ODA từ nay đến cuối năm 2020, lãnh đạo thành phố kiến nghị Thủ tướng Chính phủ 3 giải pháp quan trọng.

Thứ nhất, kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm xác định vốn ODA cấp phát từ ngân sách Trung ương bằng Việt Nam đồng cho dự án tuyến Metro số 1 và số 2, điều này quan trọng trong tỷ lệ giải ngân chung của thành phố. Nếu trường hợp không giải ngân kịp trong 2 tháng cuối năm 2020, kiến nghị Thủ tướng cho phép điều chuyển và tiếp tục giải ngân vào đầu năm 2021.

Thứ hai, Bộ Tài chính xem xét thực hiện gia hạn Hiệp định vay VN11-P7 của dự án tuyến độ thị đường sắt số 1 đến ngày 31/10/2021, để làn cơ sở giải ngân hết số vốn vay còn lại của Hiệp định này, đảm bảo đủ nguồn vốn ODA, tránh ảnh hưởng đến triển khai các hợp đồng vay lại vừa ký kết giữa Bộ Tài chính và UBND TP. Hồ Chí Minh.

Thứ ba, TP.HCM đang phối hợp với Cơ quan hợp tác quốc (JICA) tại Việt Nam để sớm triển khai ký kết Hiệp định vay thứ 4, đây là Hiệp đinh vay cuối cùng cho Dự án tuyến Metro số 1. Dự kiến khoản vay này khoảng 33 tỷ Yên. TP.HCM kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan hỗ trợ thành phố trong việc xúc tiến làm việc với Nhật Bản sớm hoàn thành các thủ tục và hoàn thành ký kết trước 30/6/2021 để đảm bảm đủ vốn cho công tác giải ngân.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ