Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp TP.HCM giảm 4,7% sau 10 tháng năm 2020

Nhàđầutư
Tính chung 10 tháng năm 2020, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp TP.HCM giảm 4,7% so với cùng kỳ năm trước do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Mặt khác, một số nước đối tác của Việt Nam phải đối phó với đợt dịch thứ 2 khiến nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu thiếu hụt, thị trường tiêu thụ hàng hóa thu hẹp.
LÝ TUẤN
31, Tháng 10, 2020 | 06:41

Nhàđầutư
Tính chung 10 tháng năm 2020, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp TP.HCM giảm 4,7% so với cùng kỳ năm trước do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Mặt khác, một số nước đối tác của Việt Nam phải đối phó với đợt dịch thứ 2 khiến nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu thiếu hụt, thị trường tiêu thụ hàng hóa thu hẹp.

Theo số liệu từ Cục Thống kê TP.HCM vừa công bố, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 10/2020 uớc tính tăng 5,8% so với tháng trước, trong đó ngành công nghiệp khai thác giảm 10,1%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,0%; sản xuất và phân phối điện tăng 0,2%; cung cấp nước và xử lý rác thải tăng 4,2%.

Tính chung 10 tháng năm 2020, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp trên địa bàn thành phố giảm 4,7% so với cùng kỳ năm trước do Việt Nam bị ảnh hưởng của dịch COVID-19, một số nước là đối tác quan trọng của Việt Nam đang phải tiếp tục đối phó với đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 2 khiến cho nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu bị thiếu hụt và thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp.

Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 5,5%; sản xuất và phân phối điện giảm 0,4%; cung cấp nước và xử lý rác thải tăng 1,1%.

unnamed

Ảnh minh họa: IPCS

Đối với 4 ngành công nghiệp trọng điểm, Cục Thống kê TP.HCM cho biết, chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng năm 2020 giảm 0,1% so với cùng kỳ năm truớc, cao hơn 4,6 điểm phần trăm so với chỉ số sản xuất chung của ngành công nghiệp. Trong đó, ngành sản xuất hàng điện tử tăng 20,6%; ngành hóa dược tăng 9,4%.

Đối với ngành công nghiệp truyền thống, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10/2020 giảm 17,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành may trang phục giảm 21,7%; ngành sản xuất da và các sản phẩm có liên quan giảm 19,6%; ngành dệt giảm 2,1%.

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 10/2020 ước tính tăng 3,1% so với tháng trước và tăng 1,2% so với cùng kỳ năm trước.

Lũy kế 10 tháng năm 2020, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 2,9% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng cao như: Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 21,3%; sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất tăng 17,0%; sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu tăng 7,1%; sản xuất sản phẩm thuốc lá tăng 5,5%.

Một số ngành có mức tiêu thụ giảm mạnh so với cùng kỳ: chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế) giảm 26,3%; sản xuất kim loại giảm 24,1%; sản xuất máy móc thiết bị chưa biết phân vào đâu giảm 22,1%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) giảm 21,1%; sản xuất trang phục giảm 20,3%.

Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong tháng 10 ước tính tăng 26,2% so cùng thời điểm năm trước, trong đó một số ngành có chỉ số tồn kho cao hơn mức tăng chung của toàn ngành công nghiệp như: sản xuất sản phẩm thuốc lá tăng 113,5%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 106,3%; sản xuất kim loại tăng 66,8%; công nghiệp chế biến chế tạo khác tăng 40,5%; sản phẩm thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 39,2%.

Tuy nhiên, một số ngành có chỉ số tồn kho giảm so với cùng thời điểm năm trước như: Ngành in sao chép, bản ghi các loại giảm 78,2%; sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 59,8%; sản xuất máy móc thiết bị chưa được phân vào đâu giảm 33,1%; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế giảm 28,9%; sản xuất xe có động cơ giảm 12,8%.

Theo Cục Thống kê TP.HCM, nhìn chung, sản xuất công nghiệp 10 tháng năm 2020 so với cùng kỳ năm 2019 đã chuyển sang trạng thái mới khi tình hình chống dịch COVID-19 trong nước đã kiểm soát tốt, tuy nhiên sản xuất công nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn do các đối tác thương mại lớn vẫn chưa kiểm soát tình hình dịch bệnh.

“Doanh nghiệp rất cần các biện pháp hỗ trợ cụ thể, nhanh chóng, mang tính đột phá và dài hạn như: Hỗ trợ tiếp thị, thông tin về thị trường nhập khẩu nguyên, nhiên, vật liệu, phụ tùng, linh kiện thay thế; tìm kiếm thị trường đối tác xuất khẩu mới; thực hiện nhanh việc xem xét miễn, giãn, khoanh nợ, giảm thuế; tăng cường kích cầu tiêu dùng trong nước”, Cục Thống kê TP.HCM cho hay.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ