TP.HCM đặt mục tiêu hoàn thành 4 dự án trọng điểm trước năm 2025

Nhàđầutư
Đối với những dự án trọng điểm cần hoàn thành trước năm 2025, TP.HCM xác định ưu tiên mọi nguồn lực để khép kín đường Vành đai 2; hoàn thành thủ tục đầu tư dự án Vành đai 3; thực hiện dự án đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa và nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất.
ĐÌNH NGUYÊN
28, Tháng 11, 2021 | 15:04

Nhàđầutư
Đối với những dự án trọng điểm cần hoàn thành trước năm 2025, TP.HCM xác định ưu tiên mọi nguồn lực để khép kín đường Vành đai 2; hoàn thành thủ tục đầu tư dự án Vành đai 3; thực hiện dự án đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa và nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất.

duong-vanh-dai-2-tphcm

1 đoạn đường Vành đai 2 TP.HCM chỉ dài 2,75 km nhưng nhiều năm bỏ hoang, cỏ mọc um tùm, máy móc ngổn ngang, sắt thep hoen gỉ...

UBND TP.HCM xác định trong giai đoạn 2021-2025, dự án đường Vành đai 2, Vành đai 3, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa và xây dựng nhà ga T3 sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất cần phải thực hiện xong. Đồng thời, UBND TP.HCM yêu cầu Sở GTVT TP.HCM và các sở, ban, ngành cần tập trung mọi nguồn lực để đưa những dự án về đích trước năm 2025.

Trong buổi làm việc mới đây, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn mãi đã chỉ đạo Sở GTVT TP.HCM chủ động rà soát, xác định các nhiệm vụ, chiến lược giao thông vận tải trọng tâm, trọng điểm để tập trung thực hiện hoàn thành. Sở cần tăng cường thực hiện các nhóm giải pháp phi công trình, kết hợp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, nghiên cứu ứng dụng hiệu quả giải pháp giao thông thông minh.

Bên cạnh đó, Sở GTVT TP.HCM cần đề xuất danh mục kêu gọi đầu tư các dự án công trình trọng điểm cấp bách; phối hợp với Sở KH&ĐT có phương án đủ vốn ngân sách cho công tác chuẩn bị đầu tư, để vừa sử dụng hiệu quả vốn đầu tư công vừa thu hút được các nguồn vốn khác tham gia thực hiện dự án.

Ngoài ra, UBND TP.HCM giao Sở GTVT TP.HCM thường xuyên rà soát tình hình thực hiện các dự án đầu tư hạ tầng giao thông đang triển khai. Sở chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan giải quyết các vướng mắc phát sinh, đảm bảo tiến độ hoàn thành trước năm 2025...

Đối với dự án đường Vành đai 2, Sở GTVT cho biết đã ký văn bản gửi Sở KH&ĐT đăng ký chuẩn bị lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư các dự án cấp bách. Trong danh sách đề xuất chủ trương đầu tư năm 2022, TP.HCM sẽ ưu tiên đưa 3 đoạn còn lại của tuyến Vành đai 2 vào để đầu tư khép kín.

Trong đó, có đoạn từ cầu Phú Hữu đến Xa lộ Hà Nội và từ Xa lộ Hà Nội đến đường Phạm Văn Đồng. Hai đoạn này được đầu tư, khép nối với đoạn 3 (từ Phạm Văn Đồng đến nút giao Gò Dưa trên QL1 đang được xây dựng) sẽ mở thông cửa ngõ từ cảng Cát Lái đi ra các tỉnh Bình Dương, Bình Phương và lên Tây Nguyên.

Đoạn thứ 4 của Vành đai 2 với chiều dài 5,3 km từ QL1 đến đường Nguyễn Văn Linh quận 7 cũng được đề xuất chủ trương đầu tư ngay trong năm 2022.

“Việc đầu tư đường Vành đai 2, xây dựng cầu Phú Định qua sông Chợ Đệm nhằm khép kín đường Vành đai 2 nhánh phía Tây thành phố, tạo hành lang vận tải hàng hoóa từ các KCN phía Tây, Tây Bắc đi cảng Hiệp Phước, Cát Lái, góp phần giảm ùn tắc giao thông khu vực nội thị, giảm ùn tắc qua cửa ngõ phía Tây”, Sở GTVT TP.HCM thông tin.

Dự án đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, Sở GTVT TP.HCM đang trình UBND TP.HCM để duyệt quy hoạch. Song song, thành phố thực hiện dự án nhà ga T3 Tân Sân Nhất để đảm bảo đồng bộ.

Đối với đường Vành đai 3, dự án này đã được trình Thủ tướng Chính phủ phương án đầu tư. Việc đầu tư khép kín đường Vành đai 3 TP.HCM là điều kiện cần để đầu tư các tuyến cao tốc hướng tâm đảm bảo tính khả thi, tháo gỡ điểm nghẽn và tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của TP.HCM nói riêng và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Do đó, việc đầu tư đường Vành đai 3 TP.HCM giai đoạn 2021-2026 là rất cần thiết.

Tuy nhiên, cả 4 tỉnh TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Long An đều chịu ảnh hưởng lớn trong đợt dịch COVID-19 vừa qua. Do đó, các địa phương này thống nhất kiến nghị Trung ương bố trí ngân sách từ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội để đầu tư dự án.

Tổng nguồn vốn hỗ trợ hơn 83.000 tỷ đồng. Với số vốn này, các địa phương sẽ dùng để đầu tư toàn bộ giai đoạn 1 của dự án, gồm giải phóng mặt bằng theo quy mô hoàn chỉnh, xây 4 làn cao tốc.

Trường hợp vốn ngân sách Trung ương không cân đối đủ toàn bộ kinh phí, đề xuất Trung ương hỗ trợ toàn bộ chi phí giải phóng mặt bằng gần 47.000 tỷ đồng. Đối với phần xây lắp, các địa phương sẽ chủ động nghiên cứu đầu tư phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Thời gian thực hiện từ 2021-2026.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25154.00 25454.00
EUR 26614.00 26721.00 27913.00
GBP 31079.00 31267.00 32238.00
HKD 3175.00 3188.00 3293.00
CHF 27119.00 27228.00 28070.00
JPY 158.64 159.28 166.53
AUD 16228.00 16293.00 16792.00
SGD 18282.00 18355.00 18898.00
THB 667.00 670.00 698.00
CAD 18119.00 18192.00 18728.00
NZD   14762.00 15261.00
KRW   17.57 19.19
DKK   3574.00 3706.00
SEK   2277.00 2364.00
NOK   2253.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ