Top cổ phiếu tăng/giảm tuần 30/5-3/6: Ấn tượng YEG

Nhàđầutư
Với mức tăng 31,69%, YEG là mã cổ phiếu tăng mạnh nhất sàn HoSE giai đoạn 30/5-3/6. Đáng chú ý, diễn biến tích cực của YEG diễn ra trong bối cảnh các cổ đông lớn/sáng lập liên tục triệt thoái vốn.
TẢ PHÙ
05, Tháng 06, 2022 | 16:27

Nhàđầutư
Với mức tăng 31,69%, YEG là mã cổ phiếu tăng mạnh nhất sàn HoSE giai đoạn 30/5-3/6. Đáng chú ý, diễn biến tích cực của YEG diễn ra trong bối cảnh các cổ đông lớn/sáng lập liên tục triệt thoái vốn.

Chung khoan Co phieu 2

Top cổ phiếu tăng/giảm trên 3 sàn ghi nhận có mã tăng đến 112%. Ảnh: Trọng Hiếu.

VN-Index đã có tuần giao dịch (30/5 – 3/6) khá thận trọng khi test lại ngưỡng 1.300 điểm. Riêng phiên cuối tuần, chỉ số chính gần như không có biến động khi giảm nhẹ 0,64 điểm, kết phiên ở mức 1.287,98 điểm; HNX-Index giảm 1,29 điểm, dừng chân ở mức 310,48 điểm. Xét cả tuần, VN-Index tăng 2,53 điểm (+0,2%); HNX-Index giảm 0,69 điểm (-0,22%), UpCOM giảm 1,12 điểm (-1,2%).

Cổ đông đồng loạt triệt thoái vốn, cổ phiếu YEG tăng mạnh nhất sàn HoSE

Cổ phiếu tăng mạnh nhất trong tuần giao dịch vừa qua trên sàn HoSE là YEG của CTCP Tập đoàn Yeah1 (+31,69%). YEG tăng trong bối cảnh đồng loạt các cổ đông lớn thời gian qua đều đồng loạt thoái vốn.

Cụ thể, ngày 1/6 vừa qua, ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống – Chủ tịch HĐQT công ty, đã bán hết hơn 4 triệu cổ phiếu YEG. Phiên giao dịch 1/6 ghi nhận hơn 4 triệu cổ phiếu YEG được giao dịch thỏa thuận (bằng đúng số cổ phiếu mà ông Tống đăng ký bán), với tổng giá trị gàn 70 tỷ đồng, tương ứng thị giá 17.300 đồng/CP. 

Trước đó, vào ngày 26/5, bà Trần Uyên Phương đã bán hơn 4,1 triệu cổ phiếu YEG và giảm sở hữu xuống còn 262.624 cổ phiếu, tỷ lệ theo đó giảm từ 13,98% xuống 0,84%.

Trong tháng 4, một cổ đông lớn lâu năm là DFJ VinaCapital Venture Investment Ltd thông báo đã bán toàn bộ 1,52 triệu cổ phiếu theo phương thức thỏa thuận.

Không chỉ thoái vốn, Chủ tịch HĐQT Nguyễn Ảnh Nhượng Tống đã đề cử 5 ứng viên cho HĐQT YEG nhiệm kỳ 2022 – 2027, mà không tự ứng cử.

Ngoài 3 nhân sự hiện hữu tại YEG gồm ông Đào Phúc Trí (SN 1980 – Tổng Giám đốc YEG), ông Lê Minh Nhật Tín (SN 1979, Phó Tổng Giám đốc phụ trách công nghệ YEG) và bà Lê Phương Thảo (SN 1977, Phó Tổng giám đốc điều hành YEG), 2 “gương mặt” mới là ông Trần Hoài nam (SN 1983) và ông Nguyễn Hoàng Giang (SN 1986).

Theo tìm hiểu, ông Trần Hoài Nam hiện là Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc CTCP Tập đoàn Thái Tuấn (Thái Tuấn Fashion). Ngoài ra, ông Nam cũng từng là trưởng đại diện cho Tập đoàn Jjunjin tại Việt Nam. Ông Nam trở thành CEO Thái Tuấn Fashion kể từ tháng 10/2010, thay thế nhà sáng lập Thái Tuấn Chí (SN 1963).

Trong khi đó, ông Nguyễn Hoàng Giang (SN 1986) được biết tới là Chủ tịch HĐQT CTCP Chứng khoán DNSE; Tổng Giám đốc CTCP Công nghệ Tài chính Encapital. Bên cạnh đó, ông Giang cũng là thành viên HĐQT của CTCP Bất động sản Du lịch Ninh Vân Bay (Mã CK: NVT), CTCP Kinh doanh Khí Miền Nam (Mã CK: PGS), CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (Mã CK: TNG) và CTCP Dịch vụ tổng hợp Sài Gòn (Mã CK: SVC).

Xếp sau YEG là mã TNC của CTCP Cao su Thống Nhất (+21,48%), TMT của CTCP Ô tô TMT (+20,33%), ANV của CTCP Nam Việt (+19,69%)….

Top 10 cổ phiếu tăng cũng ghi nhận nhiều cái tên đáng chú ý như CTD của CTCP Xây dựng Coteccons (+16,6%), KDC của CTCP Tập đoàn Kido (+16,3%), MIG của Tổng CTCP Bảo hiểm Quân Đội (+15,3%) và DCM của CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (+15,3%).

NDT - top tang giam co phieu HoSE

 

Ở chiều ngược lại, NKG của CTCP Thép Nam Kim là mã giảm mạnh nhất HoSE với mức giảm 46,21%. Nhìn chung, nhóm cổ phiếu thép đang trong giai đoạn giao dịch khó khăn sau khi ông Trần Đình Long - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn nhận định ngành thép đang trong giai đoạn không thuận lợi.

Không chỉ NKG, tuần giao dịch vừa qua ghi nhận nhiều mã thép giảm mạnh như: HPG (-5,78%), HSG (-4,7%), TLH (-9,3%), VGS (-6,6%), TVN (-4,2%)….

Ngoài ra, phải kể đến mã TGG của CTCP Louis Capital (-14,77%). Ngày 7/6 tới đây, cổ phiếu TGG sẽ chính thức bị HoSE chuyển từ diện cảnh báo sang diện kiểm soát. Cổ phiếu này sẽ bị hạn chế về thời gian giao dịch và chỉ được giao dịch vào phiên chiều của ngày giao dịch theo phương thức khớp lệnh và thoả thuận.

Riêng trường hợp DGC, mức giá hiện tại hiển thị là giá điều chỉnh sau khi đơn vị này trả cổ tức bằng cổ phiếu, tỷ lệ 117%. Đơn vị sẽ phát hành 200,1 triệu cổ phiếu, tổng giá trị phát hành theo mệnh giá là 2.001 tỷ đồng, qua đó nâng vốn điều lệ lên 3.711 tỷ đồng. Tính theo giá điều chỉnh, DGC tăng 16,7% trong tuần giao dịch vừa qua. Đáng chú ý, tại ngày giao dịch không hưởng quyền (3/6), DGC đã tăng trần.

Tương tự, thị giá hiển thị của ACB cũng là giá điều chỉnh sau khi đơn vị ngày vào ngày 3/6 đã chốt danh sách cổ đông để trả cổ tức tỷ lệ 25%. Tính theo giá điều chỉnh, cổ phiếu ACB tuần 30/5 – 3/6 giảm gần 0,4%.

THD giảm mạnh thứ 2 trên HNX

Top tăng mạnh nhất trên HNX tuần 30/5 – 3/6 là cổ phiếu HPM của CTCP Xây dựng Thương mại và Khoáng sản Hoàng Phúc (+30,46%).

CTCP Xây dựng Thương mại và Khoáng sản Hoàng Phúc được thành lập ngày 18/8/2008. Ngành nghề kinh doanh là khai thác quặng sắt, quặng kim loại, đá, cát, sỏi, đất sét; bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng….

Tính đến hết năm 2021, cơ cấu cổ đông HPM gồm 2 cổ đông lớn là Công ty TNHH Đầu tư và Quản lý Hoàng Phúc (52%) và Công ty TNHH Y học cổ truyền Taytang (25%).  

Trong quý I/2022, HPM không ghi nhận doanh thu thuần và lỗ ròng 941 triệu đồng, trong khi cùng kỳ quý I/2021 lỗ 801 triệu đồng.

Xếp ở các vị trí tiếp theo là mã L61 của CTCP Lilama 69-1 (+25,3%), PSC của CTCP Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Sài Gòn (+21,95%), L14 của CTCP Licogi 14 (+19,23%), SIC của CTCP ANI (+18,81%)….

NDT - HNX

 

Ở chiều ngược lại, 2 mã giảm mạnh nhất trên HoSE là VDL của CTCP Thực phẩm Lâm Đồng (-24,81%) và đáng chú ý là THD của CTCP ThaiHoldings (-22,26%).

Cuối tháng 5/2022, ông Nguyễn Đức Thụy – Chủ tịch HĐQT THD, đã đăng ký bán hết hơn 87,4 triệu cổ phiếu THD nhằm cơ cấu danh mục đầu tư. Thời gian giao dịch diễn ra dự kiến từ ngày 1/6 – 30/6.

Ở diễn biến đáng chú ý khác, vào ngày 17/5, Thaiholdings đã thông qua phương án Tập đoàn Thaigroup (Công ty con của Thaiholdings) hoàn trả số tiền đã giao dịch từ Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh. Được biết, số tiền hoàn trả là 840 tỷ đồng, ngược lại Thaigroup nhận lại cổ phần của Công ty cổ phần Bình Minh Group (Chủ sở hữu dự án 11A Cát Linh) kèm hồ sơ pháp lý, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của dự án.

Trong các mã giảm điểm, còn phải kể đến mã BII của CTCP Louis Land (-12,9%). Louis Land được biết đến là doanh nghiệp có liên hệ đến Louis Holdings của ông Đỗ Thành Nhân – người đang bị tạm giam để điều tra về hành vi thao túng chứng khoán.

Cũng liên quan đến BII, cùng ngày 1/6, cả Chủ tịch HĐQT – ông Hoàng Xuân Hạnh và Tổng Giám đốc BII – bà Nguyễn Giang Quyên, đều nộp đơn xin từ nhiệm.

Mã tăng mạnh nhất trên UPCOM đạt 112%

Top đầu tăng điểm sàn UPCOM là CCV của CTCP Tư vấn Xây dựng Công nghiệp và Đô thị Việt Nam (+112%). Trong tuần 30/5 – 3/6, CCV ghi nhận tăng trần 4/5 phiên giao dịch. Tuy vậy, thanh khoản các phiên này chỉ vỏn vẹn 100 đơn vị với giá trị giao dịch vài tỷ đồng.  

CCV tiền thân là Viện thiết kế Công nghiệp Kiến Trúc thuộc Bộ Xây dựng, được Chính phủ thành lập ngày 9/10/1969 theo Quyết định số 201/CP do Thủ tướng Đỗ Mười ký. Đến ngày 7/2/2007, Bộ Xây dựng ra quyết định về việc chuyển CCV thành CTCP, Nhà nước chiếm 51% vốn điều lệ.

Tính đến hết năm 2021, Nhà nước vẫn duy trì tỷ lệ 51% tại công ty (nắm thông qua Tổng Công ty Tư vấn Xây dựng Việt Nam).

Một số mã tăng điểm tốt khác trên UPCOM gồm: BTG (+60,94%), VET (+42,86%), POB (+38,89%), KTL (+37,5%), VFC (+36,79%)….

NDT - UPCOM

 

Ở chiều ngược lại, các mã giảm mạnh gồm: BMN (-39,9%), XDH (-39,25%), DAR (-38,46%), MA1 (-28,57%), CID (-27,78%)….

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ