Tổng giám đốc VinaCapital: 'Mối quan hệ chiến lược Việt Nam - Ấn Độ vẫn còn rất nhiều tiềm năng để phát triển'

Nhàđầutư
Trong giai đoạn 2016 - 2019, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Ấn Độ đã tăng gần 3 lần, từ 2,6 tỷ USD đến xấp xỉ 6,7 tỷ USD.
NHÂN TÂM
22, Tháng 01, 2021 | 11:27

Nhàđầutư
Trong giai đoạn 2016 - 2019, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Ấn Độ đã tăng gần 3 lần, từ 2,6 tỷ USD đến xấp xỉ 6,7 tỷ USD.

nhadautu - ong Don Lam

Ông Don Lam, Tổng giám đốc Tập đoàn VinaCapital (Ảnh: Nguyên Vũ)

Phát biểu tại Diễn đàn Đầu tư Ấn Độ - Việt Nam (tổ chức sáng 22/1), ông Don Lam - Phó Trưởng Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế Tư nhân (Ban IV thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ), đồng thời là Đồng sáng lập và Tổng Giám đốc của Tập đoàn VinaCapital nhận định, khu vực kinh tế tư nhân đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của Việt Nam và Ấn Độ.

Có thể thấy, Chính phủ Việt Nam đang không ngừng nỗ lực mang đến môi trường phù hợp để các doanh nghiệp tư nhân có thể phát triển mạnh mẽ trong hiện tại và lâu dài. Thủ tướng cũng đã ghi nhận khu vực kinh tế tư nhân là chìa khóa cho sự tăng trưởng kinh tế liên tục của Việt Nam.

Sự tăng trưởng của khu vực kinh tế tư nhân đang thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Năm 2015, khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam đóng góp khoảng 39% vào tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Tỷ lệ đóng góp này liên tục tăng theo thời gian đạt 46% vào năm 2019. Cũng trong năm 2019, khu vực kinh tế tư nhân cũng đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất, 8,9%, cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP cả nước (7%) cũng như khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (8%). Đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng lớn nhất trong GDP, 43,3%.

Mặc dù chịu nhiều tác động của đại dịch COVID-19, khu vực tư nhân của Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng. Tính chung năm 2020, cả nước có gần 135 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là hơn 2.200 nghìn tỷ đồng (94 tỷ đô), tăng 29% về vốn đăng ký so với năm trước. Các doanh nhân đang lãnh đạo các doanh nghiệp lớn và nhỏ - đã sẵn sàng cho giai đoạn phục hồi và phát triển kinh tế của Việt Nam.

“Lĩnh vực với tiềm năng vô cùng to lớn mà các doanh nghiệp Việt Nam đang quan tâm chính là việc giao thương với Ấn Độ. Quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam - Ấn Độ đã được thiết lập hơn 10 năm (từ 2007), Việt Nam và Ấn Độ đã trở thành đối tác chiến lược toàn diện từ năm 2017, kể từ đó đến nay các hoạt động thương mại và đầu tư liên tục gia tăng và phát triển”, ông Don Lam nói.

Năm 2016, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Ấn Độ mới chỉ đạt hơn 2,7 tỷ USD. Chỉ 3 năm sau đó, con số này đạt hơn 4,5 tỷ USD - tăng hơn 65%. Các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ Ấn Độ là sắt thép các loại, máy móc thiết bị, dược phẩm, hàng thủy sản, linh kiện phụ tùng ô tô... Trong khoảng thời gian đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Ấn Độ đã tăng gần ba lần, từ 2,6 tỷ USD đến xấp xỉ 6,7 tỷ USD. Các mặt hàng chủ yếu Việt Nam xuất khẩu sang Ấn Độ bao gồm: Điện thoại các loại và linh kiện; máy tính và linh kiện; máy móc thiết bị; kim loại thường; hóa chất...

Tuy nhiên, mối quan hệ chiến lược giữa hai nước không chỉ dừng lại ở xuất nhập khẩu. Các công ty Ấn Độ coi Việt Nam là điểm đến hấp dẫn để đầu tư trên các lĩnh vực dầu khí, thép, khoáng sản, chè, đường, đào tạo công nghệ thông tin, cũng như là điểm trung chuyển hàng hóa trong khu vực Đông Nam Á.

Ông Don Lam nhận định, mối quan hệ chiến lược này vẫn còn rất nhiều tiềm năng để phát triển. Bởi, doanh nghiệp hai bên vẫn còn rất ít thông tin về thị trường của nhau, cũng như thông tin về các doanh nghiệp hai bên rất hạn chế. Một phần lý do của vấn đề này là do ít hoạt động xúc tiến thương mại.

“Các công ty Việt Nam và Ấn Độ có thể tận dụng thế mạnh của mình cũng như học hỏi lẫn nhau ở nhiều lĩnh vực, chẳng hạn như CNTT, dược phẩm, dệt may, năng lượng tái tạo và chế biến nông sản”, ông nói.

Việt Nam và Ấn Độ đều là hai nền kinh tế đang vươn lên mạnh mẽ, có bề dày lịch sử và nền văn hóa đặc sắc, mỗi quốc gia đều tập trung vào việc cải thiện cuộc sống của người dân và phát huy những tiềm năng to lớn mà mình đang sở hữu. Cả hai quốc gia sẽ phát triển mạnh mẽ hơn khi cùng nhau nỗ lực xóa bỏ các rào cản đối với thương mại và đầu tư đồng thời tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để các doanh nghiệp cả hai nước thành công.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ