Tín hiệu ngân hàng quay lại thời kỳ tăng trưởng nóng

Tài liệu trình đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) của hàng loạt ngân hàng đều đưa ra kế hoạch lợi nhuận đầy tham vọng, mức tăng trưởng thậm chí lên tới 40-65%.
THUỲ LIÊN
19, Tháng 03, 2018 | 06:36

Tài liệu trình đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) của hàng loạt ngân hàng đều đưa ra kế hoạch lợi nhuận đầy tham vọng, mức tăng trưởng thậm chí lên tới 40-65%.

tin-hieu-ngan-hang-quay-lai-thoi-ky-tang-truong-nong1521137947

Năm 2017, Vietcombank đạt lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng. 

Kế hoạch tăng trưởng siêu lợi nhuận

Chưa bao giờ, kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận của các ngân hàng làm cổ đông phấn khích như hiện nay. Ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch HĐQT Vietcombank cho hay, ngân hàng này dự kiến trình ĐHĐCĐ thông qua kế hoạch lợi nhuận năm 2018 là 13.000 tỷ đồng, tăng trưởng 15% so với năm 2017.

Hai ngân hàng TMCP có vốn nhà nước còn lại là BIDV và VietinBank chưa công bố kế hoạch lợi nhuận năm 2018, song với lợi nhuận trên dưới 9.000 tỷ đồng năm 2017, hầu như chắc chắn cả hai ngân hàng này đều đặt kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận năm 2018 trên 10.000 tỷ đồng. Bám đuổi sát nút là sự trỗi dậy mạnh mẽ của nhiều ngân hàng TMCP, đặc biệt là VPBank và Techcombank. Theo tài liệu chuẩn bị ĐHĐCĐ sắp tới, VPBank đặt kế hoạch lợi nhuận 10.800 tỷ đồng cho năm 2018. Tại Techcombank, con số này là 10.000 tỷ đồng. 

Nếu năm 2017, chỉ duy nhất Vietcombank đạt lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng, thì năm 2018, dự kiến sẽ có 5 ngân hàng đạt con số kỷ lục này.

Chưa đạt con số 10.000 tỷ đồng lợi nhuận, song mức tăng trưởng lợi nhuận mà nhiều ngân hàng công bố cũng làm nức lòng nhà đầu tư. Cụ thể, VIB đặt kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận 43%, HDBank là 65%, LienVietPostBank dự báo là 30-40%... Nhiều ngân hàng còn lại cũng đặt kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận trung bình 20-30% - con số trong mơ với nhiều doanh nghiệp.

Cho vay cắt cổ hay nhà băng lột xác về cơ cấu?

Lãnh đạo các ngân hàng đều khẳng định không tăng trưởng nóng. Vậy lợi nhuận ngân hàng đến từ đâu?

Điểm chung của các ngân hàng lãi ngàn tỷ thời gian qua là tỷ lệ NIM (chênh lệch lãi suất huy động/cho vay) ở mức lý tưởng. Nói cách khác, huy động vốn rẻ, cho vay lãi suất cao khiến ngân hàng thu về siêu lợi nhuận, bởi thu từ tín dụng vẫn chiếm 70-80% tổng thu nhập của các nhà băng. 

Đơn cử, năm 2017, Vietcombank có tới 200.989 tỷ đồng tiền gửi khách hàng không kỳ hạn (lãi suất 0,1%/năm), chiếm 28,4% tổng tiền gửi khách hàng tại ngân hàng này. Tính một cách đơn giản, chỉ cần cho vay ngắn hạn số tiền này ở mức lãi suất thấp nhất là 6%/năm, thì sau khi trừ chi phí, Vietcombank đã có thể thu lãi hàng ngàn tỷ đồng. 

Tuy nhiên, điều này không hàm ý ngân hàng cho vay “cắt cổ” doanh nghiệp như trước đây. Ngược lại, năm 2017, mặt bằng lãi suất cho vay với doanh nghiệp thậm chí còn giảm nhẹ.

Theo giới chuyên gia, sở dĩ lãi suất cho vay doanh nghiệp giảm, nhưng ngân hàng vẫn lãi lớn, NIM vẫn tăng là nhờ có sự chuyển đổi mạnh mẽ về cơ cấu tín dụng. Thay vì tập trung vào bán buôn, các ngân hàng rầm rộ chạy đua bán lẻ. Thay vì “độc canh” tín dụng, các ngân hàng đẩy mạnh phát triển dịch vụ. Bằng chứng là, doanh thu từ mảng dịch vụ và bán lẻ của các ngân hàng tăng vọt. 

Tại Vietcombank, tín dụng bán lẻ năm 2017 chiếm hơn 40% tổng dư nợ và có thể vượt 50% trong năm 2018. Chỉ vài năm trước đó, 70% tín dụng của ngân hàng này vẫn là bán buôn. VietinBank và BIDV chuyển đổi chậm hơn, song doanh thu bán lẻ - đặc biệt là cho vay khách hàng cá nhân - tăng rất mạnh.

Lột xác rõ nhất về cơ cấu tín dụng phải để đến các ngân hàng TMCP. Tại VPBank, bên cạnh lợi nhuận khủng từ mảng cho vay tiêu dùng do “gà đẻ trứng vàng” FE Credit mang lại, ngân hàng này cũng tăng mạnh doanh thu từ mảng bán lẻ, cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa, cho vay tiểu thương. 

Tương tự, tại VIB, tỷ trọng bán lẻ tăng vọt lên 50% tổng dư nợ, đưa lợi nhuận ngân hàng này tăng gấp đôi trong năm 2017 và dự kiến tăng 43% trong năm 2018.

Ngoài ra, các ngân hàng cũng đẩy mạnh nguồn thu từ tín dụng. Năm 2017, thu từ dịch vụ thuần của VPBank tăng 70%. Tại Techcombank, con số này là 95%, đưa lãi thuần từ dịch vụ đạt 3.811 tỷ đồng, vượt cả các ngân hàng lớn…

Tất nhiên, còn rất nhiều nguyên nhân khác khiến ngân hàng tự tin đặt kế hoạch lợi nhuận tham vọng cho năm 2018 như: trích lập dự phòng nợ xấu giảm, các thương vụ thoái vốn, xử lý nợ xấu hiệu quả khiến hoàn nhập dự phòng trở lại lợi nhuận…

Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế, theo đuổi chiến lược bán lẻ, tăng thu từ dịch vụ, giảm độc canh tín dụng là hướng đi đúng của các ngân hàng, phù hợp với chủ trương tái cơ cấu của Ngân hàng Nhà nước.

Sự tăng trưởng hiện nay của các ngân hàng, theo giới chuyên gia là khá “nóng”, song không rủi ro bằng giai đoạn trước, do tập trung vào khách hàng cá nhân, thay vì bất động sản.

Tuy vậy, TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế khuyến cáo, Ngân hàng Nhà nước cần phải giám sát dòng vốn đổ vào lĩnh vực cho vay tiêu dùng. Việc cho vay tiêu dùng quá dễ dãi, đặc biệt là cho vay qua thẻ, dù có thể mang lại lợi nhuận khủng cho các nhà băng, song cũng có thể dẫn đến khủng hoảng như đã từng xảy ra ở Hàn Quốc trước đây.

Theo Báo Đầu tư

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ