Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh đưa dự án thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé vào sử dụng

Nhàđầutư
Ngày 5/3, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tổ chức khánh thành dự án thủy lợi lớn nhất nước - Cái Lớn, Cái Bé giai đoạn 1. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đến dự và phát lệnh đưa dự án này vào vận hành hiệu quả, an toàn.
PHÚ KHỞI
05, Tháng 03, 2022 | 20:46

Nhàđầutư
Ngày 5/3, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tổ chức khánh thành dự án thủy lợi lớn nhất nước - Cái Lớn, Cái Bé giai đoạn 1. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đến dự và phát lệnh đưa dự án này vào vận hành hiệu quả, an toàn.

TTG 2

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát lệnh đưa dự án thủy lợi Cái Lớn-Cái Bé vào sử dụng. Ảnh Phú Khởi

Dự án đa mục tiêu

Phát biểu tại buổi lễ khánh thành dự án, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã biểu dương Bộ NN&PTNT, Ban Quản lý dự án, người dân địa phương cùng các đơn vị thi công đã có quyết tâm cao, đồng thuận để đưa dự án hoàn thành đúng tiến độ.

Thủ tướng cũng cho biết, Chính phủ vừa phê duyệt quy hoạch của ĐBSCl, đây là bản quy hoạch vùng đầu tiên kể từ trước đến nay. Điều này cho thấy Đảng, Nhà nước rất quan tâm đến sự phát triển của vùng ĐBSCL. Dự án thủy lợi Cái Lớn-Cái Bé là một công trình quan trọng, tuy nhiên thời gian nghiên cứu, đầu tư dự án này đã mất gần 16 năm, do đó điều quan trọng là phải đưa công trình này vào vận hành hiệu quả và tiếp tục đầu tư giai đoạn tiếp theo để công trình phát huy được tác dụng đúng kế hoạch.

Dự án hệ thống thủy lợi Cái Lớn, Cái Bé giai đoạn 1, có tổng mức đầu tư hơn 3.300 tỷ đồng với các hạng mục: cống Cái Lớn có 11 khoang cống mỗi khoang rộng 40m và 1 âu thuyền, tổng chiều rộng thông nước 455m và một âu thuyền rộng 15m.

Cống Cái Bé gồm 2 khoang cống, mỗi khoang rộng 35m, và một âu thuyền rộng 15 m, tổng chiều rộng thông nước 85m và tuyến đê (đã đi vào vận hành từ tháng 2/2021); cống Xẻo Rô gồm 2 cống hở, tổng chiều dài thông nước 41m cùng với tuyến đê nối cống Cái Lớn, Cái Bé với Quốc lộ 61 và 8 cống hở khép kín vùng dự án.

Dự án đa mục tiêu, đó là kiểm soát mặn, giữ ngọt góp phần ổn định sản xuất, phát triển thủy sản; chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, nước biển dâng, tạo nguồn nước ngọt cho vùng ven biển để giải quyết tình trạng thiếu nước ngọt vào mùa khô, phòng chống cháy rừng; tăng cường khả năng thoát lũ, tiêu úng, tiêu chua, cải tạo đất phèn và kết hợp đê biển Tây tạo thành cụm công trình ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng phát triển giao thông thủy, bộ góp phần phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực.

Vùng hưởng lợi từ dự án này có diện tích tự nhiên hơn 384.120 ha thuộc các tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, trong đó phần đất sản xuất nông nghiệp, thủy sản chiếm trên 90%.

Báo cáo quá trình đầu tư dự án này với Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho biết, dự án này được Bộ giao cho Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 10 làm chủ đầu tư. Đây là một dự án có quy mô lớn và điều kiện thi công trên sông nước phức tạp, thông thường thời gian thi công phải từ 40 tháng trở lên.

“Tuy nhiên, với yêu cầu cấp bách từ dự án này nhằm để ứng phó với biến đổi khí hậu, đảm bảo giữ ổn định môi trường sinh thái cho vùng hưởng lợi từ dự án nên ngay từ khi khởi động dự án này, Bộ đã yêu cầu các nhà thầu phải rút ngắn thời gian thi công 20 tháng, để đưa công trình này đi vào sử dụng chỉ sau 24 tháng thi công. Để đạt được tiến độ thi công “thần tốc” như vậy, là nhờ sự hỗ trợ từ các cơ quan bộ, ngành, sự đồng thuận của người dân vùng dự án, đặc biệt là sự quyết tâm của Ban Quản lý dự án cùng các nhà thầu để đưa công trình về đích đúng thời gian cam kết 24 tháng”, Bộ trưởng Hoan cho biết.

anh 1

Dự án có tổng mức đầu tư trên 3.000 tỷ đồng, là dự án thủy lợi có quy mô lớn nhất tính đến thời điểm này. Ảnh BM

Xâm nhập mặn được kiểm soát

Dự án thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé là đề tài cấp Nhà nước được thực hiện từ trước năm 2000. Dự án này được Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 498/QĐ-TTg với tổng mức đầu tư 3.309 tỷ đồng. Dự án được khởi công xây dựng vào tháng 10/2019.

Ngày 5/2/2021 cống Cái Bé được đưa vào vận hành đã giúp người dân trong vùng dự án không phải đắp hàng trăm đập tạm ven sông như mọi năm, tiết kiệm được chi phí lên đến hàng chục tỷ đồng.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lâm Minh Thành, qua thời gian vận hành thủ nghiệm cống Cái Bé đã cho thấy hiệu quả rỏ rệt từ dự án này. Cụ thể là đã giúp người dân tiết kiệm được hàng tỷ đồng do không phải đắp hàng trăm đập tạm vào cao điểm xâm nhập mặn nồng độ cao vào vùng sản xuất. Để phát huy dự án này, địa phương sẽ xúc tiến đẩy nhanh việc xây dựng các đập nhỏ để kiểm soát đồng bộ, hiệu quả xâm nhập mặn, giữ ổn định sinh thái cho các vùng sản xuất, nuôi trồng thủy sản tại địa phương.

anh 2

Dự án kiểm soát nguồn nước, phục vụ cho vùng sản xuất gần 400 ha. Ảnh BM

Theo Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam Đỗ Đức Dũng, đặc điểm của vùng dự án: mùa khô xâm nhập mặn lấn vào rất sâu trong nội địa nhưng mùa mưa thì hơn 90% lượng nước ngọt từ sông Hậu đổ ra cửa Cái Lớn – Cái Bé. Điều đó cho thấy sự mất cân đối về nước ngọt trong năm, gây khó khăn cho sản xuất nên rất cần có công trình thủy lợi hỗ trợ. Mặt khác, biến đổi khí hậu, nước biển dâng và việc các quốc gia ở thượng nguồn đắp đập thủy điện chặn dòng chính sông Mê Kông làm cho mất cân đối mặn - ngọt trầm trọng thêm.

Hệ thống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé đưa vào vận hành sẽ giúp cho việc sử dụng hiệu quả nguồn nước ngọt đang ngày càng khan hiếm, đồng thời kiểm soát mặn để ổn định sinh thái ngọt nhưng không ảnh hưởng đến kinh tế mặn, kiểm soát lũ vào mùa mưa khi nước từ sông Hậu đổ về; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và tạo hạ tầng liên kết các vùng sản xuất bền vững.  

Một số hình ảnh khi dự án đang trong quá trình thi công:

thi cong 4

Điều kiện thi công trên sông nước rất khó khăn. Ảnh BM

thi cong 2

Khối lượng công việc rất lớn, các nhà thầu phải thi công 3 ca để đảm bảo được tiến độ. Ảnh Phú Khởi

Ithi cong 1

Với sự quyết tâm của Ban Quản lý dự án cùng các nhà thầu, dự án đã về đích chỉ sau 24 tháng thi công. Ảnh Phú Khởi

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ