Thu phí cảng biển tại TP.HCM: Doanh nghiệp đề xuất lùi thời gian

Nhàđầutư
Kể từ ngày 1/7, TP.HCM chính thức thu phí cảng biển. Tuy nhiên, trước thông tin này các hiệp hội, doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, thủy sản… đề xuất lùi thời gian bởi dịch COVID-19 khiến doanh nghiệp khó khăn và đang “cõng” hàng loạt chi phí hạ tầng khác.
ĐÌNH NGUYÊN
11, Tháng 06, 2021 | 07:00

Nhàđầutư
Kể từ ngày 1/7, TP.HCM chính thức thu phí cảng biển. Tuy nhiên, trước thông tin này các hiệp hội, doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, thủy sản… đề xuất lùi thời gian bởi dịch COVID-19 khiến doanh nghiệp khó khăn và đang “cõng” hàng loạt chi phí hạ tầng khác.

Chính thức thu phí từ đầu tháng 7

Thông tin từ Sở GTVT cho biết, ngay sau khi HĐND TP.HCM ban hành Nghị quyết 10/2020 phía Sở đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị tham mưu UBND thành phố ban hành Quyết định 688/2021 kèm theo kế hoạch triển khai Nghị quyết 10/2020; Giao nhiệm vụ thu phí tại Quyết định 713/2021, thành lập tổ công tác triển khai thực hiện hoạt động thu phí trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, Sở GTVT phối hợp với Sở TT & TT tổ chức tuyên truyền Nghị quyết 10/2020 trên các kênh thông tin, trang mạng xã hội. Đồng thời, chỉ đạo Cảng vụ đường thủy nội địa xây dựng kế hoạch thuê dịch vụ hệ thống thu phí nhằm triển khai thu phí theo đúng tiến độ. Hoàn thành công tác đấu thầu, ký hợp đồng với các nhà thầu cung cấp phần cứng và phần mềm công nghệ phục vụ thu phí.

Ngoài ra, Sở GTVT cũng phối hợp với Cục Hải quan tổ chức họp với các doanh nghiệp cảng, ngân hàng thương mại để hướng dẫn việc kết nối tới hệ thống thu phí. Tất cả đều chuẩn bị cho việc chạy thử nghiệm hệ thống thu phí vào giữa tháng 6 và chính thức thu phí từ 0 giờ ngày 1/7, triển khai trên tất cả cửa khẩu cảng biển thuộc khu vực TP.HCM.

cang-cat-lai (2)

TP.HCM chính thức thu phí cảng biển vào đầu tháng 7. Ảnh: Zing

Đáng chú ý, việc thực hiện thu phí hạ tầng cảng biển được tự động hóa, không phát sinh thủ tục hành chính. Cụ thể, người nộp phí thực hiện kê khai thông tin hàng hóa trên hệ thống thông quan điện tử của cơ quan hải quan. Sau đó, thực hiện kê khai nộp phí bằng cách nhập thông tin số tờ khai hải quan xuất nhập khẩu từ hệ thống đã khai báo của hải quan trên hệ thống thu phí của cảng vụ. Hệ thống thu phí tự động trả ra thông tin về số tiền phải nộp. Người nộp phí sử dụng các ứng dụng thanh toán 24/7 của các ngân hàng thương mại hoặc các ví điện tử để thực hiện nộp phí.

Theo Sở GTVT, việc thu phí nhằm nâng cấp, bảo trì cho các tuyến đường kết nối cảng biển trên địa bàn thành phố. Qua đó, sẽ giảm bớt ùn tắc, rút ngắn thời gian vận chuyển, giảm chi phí logistics, góp phần quan trọng vào việc thuận lợi hóa thương mại, tạo giá trị gia tăng và nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất nhập khẩu.

Doanh nghiệp đề xuất lùi thời gian

Như vậy, chỉ còn chưa đầy 1 tháng nữa TP.HCM sẽ chính thức thu phí hạ tầng cảng biển. Trước thông tin này các hiệp hội, doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, logictics, vận tải hàng hóa… đề xuất lùi thời gian bởi hiện nay tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp khiến doanh nghiệp khó khăn. Đồng thời, hiện nay các doanh nghiệp cũng đang “cõng” thêm hàng loạt chi phí liên quan đến xây dựng cơ sở hạ tầng.

Cụ thể, thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, phía hiệp hội đã có văn bản đề xuất Bộ Tư pháp báo cáo, kiến nghị Chính phủ có ý kiến với TP.HCM xem xét, không thu phí hạ tầng cảng biển trong giai đoạn nền kinh tế đang gặp khó khăn do dịch COVID-19, lùi thời gian đến hết 31/12/2021.

Theo VASEP, hiện nay các doanh nghiệp đang phải nộp nhiều loại phí liên quan đến xây dựng cơ sở hạ tầng. Chỉ tính riêng phí BOT, doanh nghiệp đã phải chịu thêm một khoản lớn tiền phí vận chuyển khi đi qua các trạm BOT.

Đơn cử, trên tuyến đường từ Khánh Hòa vào cảng Cát Lái hiện có tới 7 trạm thu phí BOT. Tổng mức đóng phí qua một trạm khoảng 360.000 đồng/container. Như vậy, một container hàng hóa, đã trả phí cầu đường 2,5 triệu đồng/container qua 7 trạm.

Tính trung bình mỗi năm, một doanh nghiệp thủy sản ở Khánh Hòa xuất khẩu 3.000 container phải trả thêm 7,5 tỷ đồng/năm phí BOT. Nếu chịu thêm khoản phí hạ tầng cảng biển, doanh nghiệp thủy sản quy mô trung bình ở ngoài TP.HCM sẽ phải chi trả thêm khoảng 5,5 tỷ đồng/năm.

“Các doanh nghiệp thủy sản, doanh nghiệp ngành hàng xuất khẩu đều có nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu để chế biến, gia công hàng và tái xuất thành phẩm. Nghĩa là doanh nghiệp sẽ phải chịu 2 lần phí, một lần cho container nhập khẩu, một lần cho container hàng xuất khẩu. Vì vậy, các phí mới như phí hạ tầng cảng biển sẽ làm gia tăng thêm gánh nặng chi phí, giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn do tác động tcủa dịch COVID-19, Vasep nhận định.

Trong khi đó, Hiệp hội Đại lý và Môi giới hàng hải Việt Nam (VISABA) cũng đã có văn bản đề xuất HĐND, UBND thành phố xem xét không thu phí hạ tầng cảng biển đối với hàng chuyển tải đi Campuchia, Hải Phòng.

Theo đó, HĐND TP.HCM khóa IX thông qua nghị quyết ban hành mức thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu, cảng biển trên địa bàn thành phố áp dụng đối với các lô hàng xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, gửi kho ngoại quan, hàng quá cảnh, chuyển khẩu. Nhưng, phía VISABA cho rằng, hàng quá cảnh, chuyển tải chỉ luân chuyển trong khu vực nội bộ cảng và chủ yếu chuyển đi bằng đường thủy, không gây ùn tắc giao thông nên việc hàng quá cảnh, chuyển tải phải đóng thêm phí hạ tầng là không hợp lý.

Hiện nay, tại các cảng biển khu vực TP.HCM, hàng quá cảnh, chuyển tải đi Campuchia và Hải Phòng, Đà Nẵng, Quy nhơn, Đồng bằng sông Cửu Long chiếm tỷ trọng cao. Nếu tăng chi phí, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ mất lợi thế cạnh tranh và thất thoát nguồn thu từ dịch vụ xếp dỡ, logistics để vận chuyển hàng hóa đi nước thứ 3, tăng chi phí logistics cho khách hàng khi các hãng tàu có thể sẽ cho hàng chuyển tải đến địa điểm khác hoặc thay đổi phương thức vận chuyển.

Trước những khó khăn, VISABA kiến nghị các cơ quan chức năng xem xét không thu phí hạ tầng cảng biển đối với hàng quá cảnh, chuyển tải đi Campuchia và các địa phương trong cả nước để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh do tác động của dịch COVID-19.

Mức thu phí hạ tầng cảng biển TP.HCM triển khai từ 1/7/2021, cụ thể như sau:

- Hàng tạm nhập tái xuất, gửi kho ngoại quan, hàng quá cảnh, chuyển khẩu: Container hàng khô: 2,2 triệu đồng/container 20ft, 4,4 triệu đồng/container 40ft; Hàng lỏng, hàng rời không đóng trong container: 50.000 đồng/tấn

- Hàng hóa xuất nhập khẩu mở tờ khai ngoài TP .HCM: Container hàng khô: 500.000 đồng/container 20ft, 1,1 triệu đồng/container 40ft; Hàng lỏng, hàng rời không đóng trong container: 30.000 đồng/tấn

- Hàng hóa xuất nhập khẩu mở tờ khai tại TP.HCM: Container hàng khô: 250.000 đồng/container 20ft, 500.000 đồng/container 40ft; Hàng lỏng, hàng rời không đóng trong container: 15.000 đồng/tấn.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ