Thị trường được dẫn dắt bởi 'lòng tham và nỗi sợ hãi'

Thị trường chứng khoán vừa có một giai đoạn phát triển đầy thăng hoa. Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều chuyên gia, thị trường không được tạo lập bởi 2 yếu tố nền tảng là cung - cầu mà được dẫn dắt bởi 'lòng tham và nỗi sợ hãi'.
TS. LÊ XUÂN NGHĨA
31, Tháng 01, 2022 | 07:00

Thị trường chứng khoán vừa có một giai đoạn phát triển đầy thăng hoa. Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều chuyên gia, thị trường không được tạo lập bởi 2 yếu tố nền tảng là cung - cầu mà được dẫn dắt bởi 'lòng tham và nỗi sợ hãi'.

chung-khoan

Ảnh minh hoạ (nguồn Internet).

Năm 2021 là năm mà thị trường chứng khoán (TTCK) phát triển vượt bậc. Thanh khoản thị trường đạt khá cao, bình quân là từ 20.000-25.000 tỷ đồng,

cá biệt có những ngày lên tới trên 50.000 tỷ đồng. Tổng quy mô TTCK (bao gồm tổng giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu và dư nợ thị trường trái phiếu) trong 2 năm đã tăng gấp đôi, từ mức tương đương 70% GDP lên tới 140% GDP. Số lượng tài khoản mở mới tăng bình quân 40%/năm, đặc biệt năm 2021 số lượng tài khoản cá nhân tăng đột biến; chỉ số chứng khoán năm 2021 đã tăng hơn 30%, với biên độ dao động của chỉ số không quá lớn và không có những cú sốc tâm lý đáng lo ngại. Điều đó cho thấy thặng dư vốn mang lại từ TTCK đã tạo động lực khá vững chắc cho các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.

Năm 2021 cũng là năm chứng kiến mức bán ròng của các nhà đầu tư nước ngoài khá cao nhưng có vẻ như dòng vốn này không rút ra bên ngoài mà một phần chuyển sang đầu tư trái phiếu, một phần khác thì đang trong tình trạng chờ đợi cơ hội. Điều này thể hiện ở việc tỷ giá hối đoái trên thị trường khá ổn định trong năm qua. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, do khối

lượng các nhà đầu tư nhỏ lẻ (F0) rất lớn, đây thường là nhà đầu tư không có thông tin hay không có hiểu biết vềcáccôngtycómãcổphiếumànhàđầutưmuanên tâm lý mua theo bán theo “bầy đàn” đang tăng nhanh, thậm chí là có hàng chục công ty bị lỗ liên tục trong 5 quý liền mà giá cổ phiếu vẫn tăng, có khi tăng gấp đôi, gấp 3; có doanh nghiệp Chủ tịch, Tổng Giám đốc bị bắt do vi phạm pháp luật kinh doanh nhưng giá cổ phiếu vẫn tăng. Đây là điều mà các nhà quản lý cần phải đưa ra cảnh báo.

Nhiều chuyên gia cho rằng thị trường chứng khoán vào thời điểm hiện tại không phải được chi phối bởi 2 yếu tố nền tảng là cung và cầu mà là bằng “lòng tham và nỗi sợ hãi”, hay nói cách khác là lòng tham và nỗ sợ hãi đang dắt tay nhau tiến về phía trước. Đấy là bí ẩn về sức hút của đồng tiền mà nhiều nhà kinh tế hành vi đã khẳng định “tiền thực sự là một loại năng lượng không cưỡng được”.

Tiền đề thị trường năm 2022!

Năm 2022 thị trường chứng khoán vẫn tiếp tục có được những tiền đề kinh tế vĩ mô thuận lợi, tăng trưởng kinh tế có thể phục hồi nhanh với tốc độ tăng vào khoảng 5-6% trong khi lạm phát ở mức thấp. Ở Việt Nam chủ yếu là lạm phát chi phí đẩy do nguồn cung giảm và nhập khẩu lạm phát từ bên ngoài vào. Trên thực tế nguồn cung đang tăng lên do chuỗi cung ứng dần được phục hồi và chi phí nhiên liệu, vật liệu cơ bản đang có dấu hiệu giảm nhiệt.

Mặt khác ở Việt Nam không có lạm phát tiền tệ hay lạm phát cầu kéo, do Ngân hàng Nhà nước kiểm soát tốt lượng cung tiền và tăng trưởng tín dụng. Đồng thời chúng ta cũng không có một gói kích thích kinh tế nào đáng kể, các gói tài trợ tiền tươi thóc thật không vượt quá 2% GDP. Trong thời gian tới Chính phủ có thể áp dụng gói cứu trợ mới theo hướng bù lãi suất, cho vay nhưng không thay đổi các điều kiện tín dụng. Vì vậy, cũng sẽ không tác động đáng kể tới lượng cung tiền mà chủ yếu nhằm giảm chi phí tài chính cho các doanh nghiệp có đủ điều kiện vay vốn ngân hàng nên lạm phát năm 2022 dự kiến chỉ dưới 3%. Lạm phát thấp và gói hỗ trợ lãi suất khiến lãi suất trên thị trường cũng không có áp lực tăng mạnh nhưng với xu thế thắt chặt tiền tệ của các Ngân hàng Trung ương trên thế giới thì lãi suất ở Việt Nam có thể biến động trong khoảng 1%.

Tỷ giá hối đoái là kết quả của lạm phát và lãi suất, vì vậy cũng sẽ ít biến động. Mức độ biến động của tỷ giá còn tuỳ thuộc vào lãi suất của các đồng tiền khác, do quá trình thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Trung ương nhưng về cơ bản chúng tôi dự báo mức biến động cũng không quá 2%.

Trên đây được coi là những tiền đề căn bản để thị trường chứng khoán có thể duy trì quy mô, khối lượng giao dịch và chỉ số như hiện nay với mức độ biến động không quá lớn trong năm 2022. Nhịp tăng có thể chậm lại do tác động của một vài yếu tố như dòng tiền đầu tư chảy vào các lĩnh vực khác đang dần được phục hồi như sản xuất kinh doanh, dịch vụ, bất động sản; Có thể sẽ có một vài thay đổi về cấu trúc như đầu tư nước ngoài trở lại mua ròng, trong khi đầu tư khối nội giảm chút ít, đặc biệt là đầu tư của các cá nhân nhỏ lẻ. Họ có thể sẽ cẩn trọng hơn sau Tết Nguyên đán; Thị trường trái phiếu cũng đang có điều chỉnh do có những quy định mới của Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính theo hướng cẩn trọng, minh bạch và an toàn cho nhà đầu tư. Trái phiếu khu vực bất động sản có thể giảm dần, trái phiếu khu vực sản xuất kinh doanh tăng lên. Trái phiếu khu vực ngân hàng vẫn ổn định và đặc biệt trái phiếu không có tài sản bảo đảm giảm mạnh. Điều này cho thấy trên toàn bộ thị trường tài chính (tiền tệ, chứng khoán, bảo hiểm) khá ổn định và có triển vọng tích cực.

Rủi ro lớn nhất của thị trường trong năm 2022 chủ yếu là đến từ dạng mua theo bán theo của các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Vì vậy, các cơ quan chức năng nên có những hướng dẫn và cảnh báo để giữ an toàn thị trường, dần thay đổi tư duy và hành vi đầu tư của các nhà đầu tư theo hướng tích cực.

Cụ thể, các biện pháp quan trọng gồm:

1. Cần khuyến nghị nhà đầu tư nên đa dạng hoá danh mục đầu tư theo hướng vừa có cổ phiếu thuận theo chu kỳ tăng trưởng, vừa có cổ phiếu trung tính trong chu kỳ tăng trưởng (nghĩa là, nhóm cổ phiếu tăng trưởng khi thị trường tăng, nhóm nhu cầu thiết yếu dù kinh tế lên hay xuống nó cũng lên như thiết bị y tế, dược phẩm, dịch vụ ngân hàng, giáo dục hay thực phẩm...).

2. Cần có chính sách khuyến khích nhà đầu tư đầu tư vào các quỹ ETF. Đây là khu vục đầu tư rủi ro thấp nhất thị trường vì danh mục đầu tư đã được các nhà đầu tư chuyên nghiệp lựa chọn, các nhà đầu tư vào quỹ ETF không cần phải có nhiều thông tin hay hiểu biết gì về công ty mà mình lựa chọn mua cổ phiếu. Tuy nhiên, hiện phí hoạt động của quỹ ETF ở Việt Nam còn khá cao, 1 phần do quy mô còn bé và quan trọng hơn cả là không có chiến lược quảng bá rộng rãi trong công chúng nên các quỹ ETF phát triển chậm, tỷ trọng chưa tới 1% trong tổng dung lượng thị trường. Điều này làm giảm tính chuyên nghiệp của TTCK.

3. Các nhà đầu tư có thể tự thành lập nhóm rồi thuê 1 nhà tư vấn chuyên nghiệp để cung cấp thông tin cho cả nhóm về tình trạng tài chính của các mã cổ phiếu mà nhóm quan tâm, tạo điều kiện cho nhà đầu tư lựa chọn mã cổ phiếu có hiệu quả. Hoặc nhà tư vấn có thể mời các công ty mà nhóm đầu tư quan tâm tới báo cáo về tình trạng quản trị, tài chính của công ty, tạo mối quan hệ đúng nghĩa giữa cộng động đầu tư và các công ty, trên cơ sở đó các công ty vừa dễ dàng huy động vốn, lại không bị rơi vào tình trạng “cá mè một lứa” với các công ty xấu mã cổ phiếu độc. Nhà đầu tư cũng được hưởng lợi nhờ hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp. Trên TTCK thế giới đây là hoạt động thường xuyên và người ta gọi đó là IR (quan hệ cộng đồng đầu tư).

4. Cuối cùng, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cần có chính sách và chế tài mạnh mẽ hơn nữa đối với tình trạng lợi dụng tâm lý đầu tư bầy đàn để thao túng thị trường, kinh doanh nội gián. Đặc biệt, cần lưu ý tới các mã cổ phiếu mà giá tăng, giảm bất thường. Nếu cơ quan điều hành không giải quyết được vấn đề này sớm và có hiệu quả thì rủi ro trên TTCK sẽ tăng lên ở cấp số nhân và hậu quả có thể đến bất ngờ như đã từng xảy ra ở Việt Nam trước đây, cũng như từng xảy ra với nhiều TTCK trên thế giới, được gọi bằng “ngày thứ Hai đen tối”.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24810.00 24830.00 25150.00
EUR 26278.00 26384.00 27554.00
GBP 30717.00 30902.00 31854.00
HKD 3125.00 3138.00 3240.00
CHF 26952.00 27060.00 27895.00
JPY 159.41 160.05 167.39
AUD 16033.00 16097.00 16586.00
SGD 18119.00 18192.00 18729.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 17923.00 17995.00 18523.00
NZD   14756.00 15248.00
KRW   17.51 19.08
DKK   3529.00 3658.00
SEK   2286.00 2374.00
NOK   2265.00 2354.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ