Thị trường bất động sản Đà Nẵng: Những hệ lụy khi chính quyền 'dìm giá'

Nhàđầutư
Từ tháng 3, thị trường bất động sản (BĐS) tại TP. Đà Nẵng đã gần như bị "đóng băng". Tới đây sẽ có thể phải duy trì tình trạng này bởi chính quyền TP. Đà Nẵng đang có chủ trương "dìm giá" BĐS xuống. Vậy, vì sao chính quyền muốn "dìm giá" BĐS? và hệ lụy của nó sẽ thế nào?.
VĂN DŨNG
04, Tháng 09, 2019 | 14:53

Nhàđầutư
Từ tháng 3, thị trường bất động sản (BĐS) tại TP. Đà Nẵng đã gần như bị "đóng băng". Tới đây sẽ có thể phải duy trì tình trạng này bởi chính quyền TP. Đà Nẵng đang có chủ trương "dìm giá" BĐS xuống. Vậy, vì sao chính quyền muốn "dìm giá" BĐS? và hệ lụy của nó sẽ thế nào?.

Vì sao Đà Nẵng phải "dìm giá" BĐS?

Hiện, cơn sốt đất tại Đà Nẵng đã không còn nữa, "cò" đất đã tháo chạy, khiến thị trường bất động sản ở Đà Nẵng rất "ảm đạm". Mặc dù, giá đất đã có giảm nhưng lượng giao dịch rất ít và xu hướng này đang có chiều hướng gia tăng.

Chưa bao giờ, giới BĐS Đà Nẵng cảm nhận được sự lo lắng đến vậy, bởi ngoài sự "ảm đạm" của thị trường bấy lâu, đến nay, chính Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa cho rằng Đà Nẵng đang có chủ trương "dìm" bằng được giá BĐS.

Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp đầu tư BĐS tại Đà Nẵng đã có những bước chuyển hướng chuyển dịch đầu tư vào các thị trường BĐS tại các tỉnh khác như Quảng Ngãi, Bình Định, Huế hay xa hơn là Quảng Bình khi mà các dự án của họ ở Đà Nẵng và Quảng Nam gần như đang bị "đóng băng" từ đầu năm 2019 đến nay.

Thị trường BĐS Đà Nẵng bây giờ không có người mua, muốn bán rút vốn cũng không phải dễ, rất nhiều người phải ngồi "ôm đất" nhìn giá đất lao dốc.

golden hills

Thị trường BĐS Đà Nẵng gần như "đóng băng" từ đầu năm 2019 đến nay.

Chị Nguyễn Thị Hà, một người đầ tư lướt sóng BĐS tại Đà Nẵng cho hay, vào cuối năm 2018, khi thị trường BĐS TP. Đà Nẵng đang sôi động chị đã đầu tư mua lô đất ở Khu đô thị Hòa Xuân, giờ muốn bán lại chịu lỗ vài trăm triệu nhưng vẫn chưa bán được.

"Tôi đã nhờ đến các sàn giao dịch BĐS bán hộ mà cũng không có ai hỏi mua. Mới đây, khi nghe tin Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa cho biết Đà Nẵng đang có chủ trương "dìm giá" BĐS xuống tôi rất lo lắng. Giờ thì phải chờ xem cuối năm xem thế nào rồi mới tính tiếp", chị Hà nói.

Tại một buổi làm việc giữa TP. Đà Nẵng với các ngân hàng có chi nhánh tại Đà Nẵng vào cuối tháng 8/2019, ông Trương Quang Nghĩa, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng nói: "Đà Nẵng đang có chủ trương dìm bằng được giá nó xuống, không để nổi lềnh phềnh chỉ nuôi mấy ông mua đi bán lại, người dân không được gì. Đà Nẵng còn quỹ đất bao nhiêu để dành lại, làm của để dành, chứ cứ đưa 1 miếng đất bán ra được 1 đồng bạc thì mất 20 đồng để giải quyết vấn đề khác, trong khi Đà Nẵng không có nhu cầu thật".

Vậy tại sao Đà Nẵng phải "dìm giá" BĐS? Đó chính là hệ lụy từ việc loạn giá đất với những cơn "sốt" ảo của thị trường BĐS trong năm vừa qua. Bằng rất nhiều cách, nhiều chiêu trò, giới "cò đất" đã thổi giá BĐS tại Đà Nẵng lên một mức quá cao, vượt giá trị thực của nó.

Những hệ lụy khi BĐS bị "dìm giá"

Trao đổi với Nhadautu.vn, ông Nguyễn Văn Đính, Phó tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho hay, đứng về góc độ quan điểm thị trường là phải tôn trọng cầu và cung, chính quyền có thể đưa ra những chính sách làm thế nào để thị trường hoạt động đúng bản chất và phát triển theo tự nhiên.

Theo ông Đính, TP. Đà Nẵng là nơi đã được đầu tư quá mạnh của nhà nước và các doanh nghiệp, đặc biệt là hệ thống hạ tầng đô thị, các công trình công cộng, xã hội, dịch vụ thiết yếu…, sự phát triển kinh tế của TP. Đà Nẵng đang rất mạnh. Do vây, nhu cầu về BĐS của các nhà đầu tư tại TP. Đà Nẵng và nhà đầu tư ở các địa phương đến đầu tư ở đây là phải có.

Việc chính quyền can thiệp sâu vào thị trường BĐS bằng các cơ chế, chính sách, mệnh lệnh thì nó sẽ làm mất bản chất tự nhiên của thị trường, sẽ dẫn đến sự méo mó, lệch lạc. Ngược lại, muốn khuyến khích phát triển nó phải có những chính sách như thuế hay chính sách hỗ trợ khác thì phù hợp hơn khi một lãnh đạo địa phương lại nói có chính sách “dìm giá” BĐS.

Ông Đính cho rằng, thị trường BĐS ở Đà Nẵng không phải là cao mà nó ở một mức khá phù hợp, nó tương xứng với một đô thị được đầu tư bài bản, hoàn chỉnh và có nhiều lợi thế như thế.

"Tôi không biết lý do gì mà lãnh đạo thành phố lại cho rằng giá BĐS ở đây là cao và có động thái "dìm giá". Không nên có tư tưởng, động thái can thiệp vào, vì giá của sản phẩm nó được hình thành từ cung và cầu một cách tự nhiên, không thể dùng mệnh lệnh để kéo giá xuống theo dạng cưỡng bức được. Nếu cưỡng bức thế thì rõ ràng người có sản phẩm họ cũng không bán giá thấp hơn khả năng chi trả của thị trường", ông Đính nói.

Theo Phó tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, chính quyền can thiệp dìm giá để làm gì? mà phải làm thế nào để kích thích, chứ làm giảm giá thị trường BĐS thì nó lại làm giảm đi nhu cầu của các nhà đầu tư phát triển.

Ông phân tích: "Dìm giá như thế chỉ lợi thế được vấn đề như khi chính quyền muốn giải tỏa chỗ nào đó mà mặt bằng giá thấp thì nó dễ hơn, hoặc khi nhà nước thu hồi đất thì nó giảm bớt áp lực phải đền bù".

Ngược lại, theo quy luật trong kinh tế, khi giá BĐS đi lên thì mới khuyến khích các nhà đầu tư đến, vì đầu tư vào họ phải sinh lời, nếu giá cứ đi xuống thì khả năng sinh lời không có, dẫn đến không ai dám đầu tư.

"Theo tôi, việc 'dìm giá' của chính quyền Đà Nẵng là không nên, ngay cả trong tư duy, trong quản lý của các nhà lãnh đạo các địa phương không nên có nhưng tư duy đó. Vấn đề về thị trường BĐS ở Đà Nẵng không phải là vì giá, mà đang nằm về vấn đề quản lý của nhà nước tại đây. Nên, chúng ta phải điều chỉnh các vấn đề về chính sách tại địa phương làm thế nào để thị trường phát triển mạnh mẽ trở lại như thời kỳ trước", ông Đính nói thêm.

Theo vị chuyên gia, chủ trương này thì người dân cũng không được lợi gì, và việc đó cũng khó có thể làm được. Khi thị trường đang chấp nhận được giá mà bị kéo xuống thì hệ quả sẽ rất là xấu, các nhà đầu tư họ sẽ quay đi tìm thị trường khác.

Như vậy, nó sẽ hình thành một "thị trường chết", "ảm đảm" sẽ kéo theo sự phát triển trì trệ và giảm sút của nhiều nghành kinh tế khác như: Vật liệu xây dựng, nhân công, máy móc thiết bị, tiền tệ, tài chính…

"Quy luật của BĐS là phải tăng và chỉ kiểm soát để nó không thành "bong bóng", không quá "nóng" và làm thể nào để thị trường phát triển ổn định, bền vững và đi lên theo tỷ lệ nhất định. Trên cơ chế được và mất thì thị trường BĐS "ảm đạm" là bức tranh tối như mực của giới đầu tư BĐS nhưng cũng là cơ hội tốt cho người có nhu cầu thực sự mua để ở", ông Đính phân tích.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ