Thế khó của Saigonbank
Hiệu quả kinh doanh dần đi xuống từ 2010, khó thu hút nhà đầu tư tăng vốn khiến Saigonbank mất dần vị thế. Trong khi đó, các cổ đông hiện hữu không thể rót thêm vốn và phải tìm cách thoái vốn, từ Vietcombank, VietinBank đến Tổng công ty Du lịch Sài Gòn và tương lai có thể là Thành ủy TP.HCM.
Xuất phát điểm là ngân hàng thương mại cổ phần được thành lập đầu tiên trong hệ thống, được sự hậu thuẫn của Thành ủy, Ủy ban Nhân dân TP.HCM và các cổ đông lớn có “máu mặt” khác như VietinBank hay Vietcombank, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương – Saigonbank (mã: SGB) có bước phát triển mạnh mẽ vào giai đoạn trước 2012.
Trong vòng 9 năm, từ 2004 đến 2012, Saigonbank liên tục tăng quy mô vốn từ 303 tỷ đồng lên 3.081 tỷ đồng thông qua chào bán cổ phiếu cho cổ đông, các nhà đầu tư và nguồn tự có. Đi cùng với việc tăng vốn, hiệu quả ngân hàng giai đoạn này cũng rất cao, tỷ suất sinh lời trên vốn cổ phần bình quân (ROE) trên 20% mỗi năm, chi cổ tức trên 10% mỗi năm. Riêng năm 2010, ngân hàng lập kỷ lục lợi nhuận trước thuế 871 tỷ đồng, ROE lên đến 49% và chia cổ tức 30%.
Tuy nhiên, đi qua giai đoạn khủng hoảng kinh tế 2008 – 2012, hoạt động kinh doanh của Saigonbank không đi lên như kỳ vọng. Lợi nhuận dần đi xuống, không tương xứng với sự gia tăng của quy mô vốn điều lệ, qua đó ROE – thước đo hiệu quả sử dụng vốn rơi về 4%, thậm chí có năm xuống dưới 2%.
Đồng thời, dù đã tích cực tìm kiếm, thu hút các nhà đầu tư bên ngoài để phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ từ 3.080 tỷ đồng lên 4.000 tỷ đồng theo phương thức riêng lẻ nhưng từ 2014 đến nay không thực hiện được. Trong khi đó, các cổ đông hiện hữu không thể rót thêm tiền và phải tìm cách thoái vốn.
Giai đoạn 2016 – 2019, các nhà băng lớn như VietinBank, Vietcombank lần lượt thoái vốn khỏi Saigonbank để thực hiện theo Thông tư 36. Tổng công ty Du lịch Sài Gòn cũng bán hết toàn bộ 10,7 triệu cổ phiếu Saigonbank, tương đương 3,49% vốn trong năm 2016.
Hiện nay, Saigonbank có 4 cổ đông lớn gồm Văn phòng Thành ủy TP.HCM (18,2% vốn) và 3 đơn vị trực thuộc Công ty TNHH MTV Xây dựng và Kinh doanh nhà Phú Nhuận (16,64% vốn), Công ty TNHH MTV Du lịch TM Kỳ Hòa (16,34% vốn), Công ty TNHH MTV Dầu khí TP.HCM (14% vốn). Tổng sở hữu của riêng 4 nhà đầu tư trên đã đạt 65,2%.
Song, Thành ủy TP.HCM với chủ trương lui về vai trò giám sát và không làm kinh tế nữa có thể sẽ phải đẩy mạnh việc thoái vốn tại doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng.
Cứ như vậy, quy mô vốn điều lệ của Saigonbank bị đứng chựng lại hơn 1 thập kỷ, trở thành đơn vị có vốn thấp nhất hệ thống trong khi các nhà băng khác vươn lên mạnh mẽ. Tính đến cuối quý I, tổng tài sản ngân hàng chỉ đạt 31.863 tỷ đồng, bằng 1/2 và 1/3 các nhà băng cùng nhóm quy mô nhỏ như VietABank, PGBank, BVBank…
Qua đó, Saigonbank mất dần vị thế, khó cạnh tranh trên thị trường đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế thế giới đối mặt với nhiều cú sốc liên tiếp như hiện nay từ dịch bệnh covid, đến căng thẳng chính trị, lạm phát, kinh tế đi xuống… Xem xét kỹ nguồn thu của Saigonbank có thể thấy đến từ hưởng chênh lệch giữa cho vay và huy động là chủ yếu, mảng dịch vụ chỉ mang lại 38 – 39 tỷ đồng mỗi năm.
Năm 2023, Saigonbank ghi nhận lợi nhuận ròng 267 tỷ đồng, tăng 41% năm 2022. Song, kết quả này chủ yếu đến từ lợi nhuận hoạt động khác tăng mạnh từ 90,6 tỷ đồng lên 200 tỷ đồng trong khi thu nhập lãi thuần nhích nhẹ 2% và các nguồn thu từ dịch vụ, ngoại hối không đáng kể. Qua đến quý I năm nay, bối cảnh cầu tín dụng yếu, thu nhập lãi thuần của Saigonbank giảm 17,6% xuống 184 tỷ đồng. Lãi ròng giảm 36% xuống 63 tỷ đồng.
Saigonbank từng đưa ra bàn luận và được cổ đông thông qua việc đưa cổ phiếu lên niêm yết HoSE từ kỳ họp ĐHĐCĐ thường niên 2010. Mục tiêu niêm yết để tăng tính thanh khoản cho cổ phiếu. Phải đến năm 2020, Saigonbank mới đưa cổ phiếu lên giao dịch tại UPCoM nhằm thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước là tất cả các tổ chức tín dụng đều phải đưa cổ phiếu lên sàn chứng khoán trước năm 2020.
Không thể niêm yết cổ phiếu trên HoSE mà phải giao dịch tại UPCoM trước chủ yếu là do lợi nhuận tạo ra không tương xứng với tốc độ tăng vốn điều lệ, ROE nhiều năm liền xuống thấp dưới chuẩn (> 5%). Năm 2023 là năm đánh dấu việc ROE của Saigonbank đủ chuẩn niêm yết HoSE với 6,7%. Tại kỳ họp ĐHĐCĐ thường niên năm nay, ông Vũ Quang Lãm – Chủ tịch HĐQT cũng chia sẻ theo đánh giá ban đầu các chỉ số tài chính của ngân hàng đã đủ điều kiện để chuyển từ sàn giao dịch UPCoM lên HoSE. Tuy nhiên, việc chuyển sàn cần thời gian để thực hiện các thủ tục theo quy định, ngân hàng kỳ vọng có thể hoàn tất thủ tục trong thời gian sớm nhất. Ngân hàng cũng đã ký hợp đồng thuê đơn vị tư vấn giúp lập thủ tục chuyển sàn.
Nếu không hoàn thành niêm yết năm nay thì triển vọng chào sàn của Saigonbank khá thấp. Nguyên nhân là do Saigonbank vừa hoàn tất tăng vốn từ 3.080 tỷ đồng lên 3.388 tỷ đồng, áp lực tạo ra lợi nhuận đủ đảm bảo ROE trên 5% lớn cho 3 quý còn lại khi mà quý đầu năm đã giảm mạnh.
- Cùng chuyên mục
Cần nhiều nỗ lực hơn để vốn ngoại quay lại
Ông Park Won Sang, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán KIS Việt Nam cho rằng, để thị trường vốn phát triển, cần thêm nhiều chính sách so với hiện nay.
Tài chính - 30/11/2024 12:15
Eximbank tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2024
Ngày 28/11/2024, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường năm 2024 tại Khách sạn Melia Hà Nội.
Tài chính - 29/11/2024 15:55
Nhóm cổ phiếu bảo hiểm bất ngờ bứt phá
Nhóm cổ phiếu bảo hiểm là nhóm tăng giá mạnh nhất phiên 29/11 với mức tăng 5,11%, riêng BVH và MIG tăng hết biên độ 7%.
Tài chính - 29/11/2024 15:52
PV Drilling – cổ phiếu lướt sóng ưa thích của Dragon Capital có gì?
Nhóm quỹ Dragon Capital liên tục lướt sóng cổ phiếu PVD duy trì tỷ lệ sở hữu trong khoảng 4,9% đến 5,1%. Lợi nhuận PV Drilling cải thiện nhờ nhu cầu khoan tăng mạnh.
Tài chính - 29/11/2024 14:36
TTC Hospitality hút 500 tỷ đồng trái phiếu để đáo nợ
TTC Hospitality sở hữu 13 khách sạn, khu nghỉ dưỡng, trong đó có 4 địa điểm đạt chuẩn 5 sao. Việc đưa các khách sạn 5 sao vào hoạt động khiến công ty lỗ nặng trong 9 tháng.
Tài chính - 29/11/2024 10:01
Dư địa 20 tỷ USD cho vay của FinTech Việt Nam
Báo cáo Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) cho biết, hiện có khoảng 20,3 tỷ USD nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa được đáp ứng, chủ yếu do thiếu tài sản đảm bảo và rủi ro tín dụng cao. FinTech đang góp phần giải quyết nhu cầu tín dụng này.
Tài chính - 29/11/2024 07:16
Doanh nghiệp vẫn gọi được hàng nghìn tỷ đồng dù chứng khoán ảm đạm
Bất chấp thị trường chứng khoán đi xuống, nhiều doanh nghiệp lớn đã và đang chào bán hàng trăm triệu cổ phiếu, gọi hàng nghìn tỷ đồng từ cổ đông.
Tài chính - 29/11/2024 06:30
Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Tài chính và Giao thông Vận tải
Quốc hội đã thống nhất biểu quyết phê chuẩn ông Nguyễn Văn Thắng giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài chính và ông Trần Hồng Minh giữ chức Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải.
Tài chính - 28/11/2024 19:09
Yêu cầu ổn định lãi suất tiền gửi, phấn đấu giảm lãi suất cho vay
Ngày 27/11, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Công văn số 9774/NHNN-CSTT về việc ổn định lãi suất tiền gửi, phấn đấu giảm lãi suất cho vay.
Tài chính - 28/11/2024 07:00
Một công ty quản lý tài sản huy động 1.700 tỷ đồng trái phiếu
Toàn bộ số tiền thu được từ đợt phát hành trái phiếu sẽ được VPMS góp vốn hợp tác kinh doanh với CTCP Phát triển Golf Thiên Đường để phát triển dự án Paradise Golf tại Hà Nam.
Tài chính - 28/11/2024 06:30
Thanh khoản thị trường vẫn mất hút có đáng lo?
Thanh khoản thị trường vẫn tiếp tục về mức thấp 11.000 – 13.000 tỷ đồng dù khối ngoại mua ròng trở lại 4 phiên liên tiếp.
Tài chính - 27/11/2024 17:48
Doanh nghiệp nào hưởng lợi lớn khi đánh thuế 5% với phân bón?
Việc đánh thuế phân bón 5% sẽ giúp doanh nghiệp phân bón trong nước được hoàn thuế VAT, giảm giá thành sản xuất tăng tính cạnh tranh.
Tài chính - 27/11/2024 10:32
Miễn thuế cho nhà đầu tư cắt lỗ chứng khoán sẽ kích thích dòng vốn vào thị trường
Ông Nguyễn Thế Minh – Giám đốc phân tích CTCP Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho rằng việc miễn thuế cho nhà đầu tư cắt lỗ chứng khoán sẽ kích thích dòng vốn chảy vào TTCK trong bối cảnh thị trường giao dịch ảm đạm.
Tài chính - 27/11/2024 10:26
Dư nợ tín dụng tại Quảng Ninh đạt 196.000 tỷ đồng
Tính đến nay, dư nợ tín dụng của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đạt 196.000 tỷ đồng, dự kiến dư nợ tín dụng của các ngân hàng đến hết tháng 12/2024 đạt 199.000 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch đề ra.
Ngân hàng - 27/11/2024 10:08
Tập đoàn Nhà nước cùng Vingroup làm trạm sạc xe điện có thể lãi đậm năm 2024
Ước tính từ BVSC, doanh thu POW tăng trưởng 6% trong năm 2024 đạt 29.897 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ ước đạt 1.945 tỷ đồng, tức tăng 87% so với cùng kỳ năm trước.
Tài chính - 27/11/2024 07:00
Cơ hội đến khi khối ngoại đảo chiều mua ròng?
Khối ngoại đảo chiều mua ròng 3 phiên liên tiếp với giá trị mua ròng càng gia tăng. Trong một thị trường định giá hấp dẫn, khi khối ngoại ngưng bán ròng thì cơ hội đến rất nhanh.
Tài chính - 27/11/2024 06:30
- Đọc nhiều
-
1
Tập đoàn Nhà nước cùng Vingroup làm trạm sạc xe điện có thể lãi đậm năm 2024
-
2
Trung ương cho ý kiến nhân sự Bộ trưởng Tài chính, Giao thông vận tải
-
3
Bà Trương Mỹ Lan xin cơ chế đặc biệt về xử lý tài sản
-
4
Chiều nay (28/11),VAFIE tổ chức hội thảo 'Góp ý sửa nghị định về đặt cược thể thao'
-
5
Đề nghị giữ nguyên án tử với bà Trương Mỹ Lan vì chưa biết khi nào khắc phục xong hậu quả
Đáng đọc
- Đáng đọc
Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Thị trường - Update 2 week ago
Tỷ phú muốn 'rót' tiền vào dự án của bà Trương Mỹ Lan là ai?
Đầu tư - Update 1 week ago
Đại gia Rolls Royce Ninh Bình vừa bị khởi tố là ai?
Tài chính - Update 3 week ago
Đại gia Nguyễn Cao Trí 'thao túng' cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ ra sao?
Pháp luật - Update 3 week ago