'Thành phố môi trường' loay hoay gỡ vướng 2 nhà máy rác vẫn nằm trên giấy

Nhàđầutư
Để nâng cao năng lực xử lý rác thải của thành phố, Đà Nẵng đã kêu gọi đầu tư 2 dự án nhà máy xử lý rác sinh hoạt và nhà máy đốt rác phát điện. Tuy nhiên, 2 dự án này vẫn đang "dậm chân tại chỗ" vì thủ tục.
NGUYỄN TRI
04, Tháng 11, 2023 | 07:13

Nhàđầutư
Để nâng cao năng lực xử lý rác thải của thành phố, Đà Nẵng đã kêu gọi đầu tư 2 dự án nhà máy xử lý rác sinh hoạt và nhà máy đốt rác phát điện. Tuy nhiên, 2 dự án này vẫn đang "dậm chân tại chỗ" vì thủ tục.

Dự án xử lý rác tiếp tục… chờ

Đà Nẵng luôn được đánh giá là thành phố làm tốt công tác bảo vệ môi trường. Đặc biệt, ngay từ đầu, lãnh đạo TP. Đà Nẵng đã xác định rác thải là tài nguyên.

Để "giải bài toán" môi trường, TP. Đà Nẵng đã kêu gọi đầu tư 2 dự án nhà máy xử lý rác thải. Tuy nhiên, đến nay, 2 dự án này vẫn đang nằm trong kế hoạch, chưa thể triển khai thi công vì chưa hoàn thiện thủ tục.

Mới đây, Sở KH&ĐT TP. Đà Nẵng đã cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (điều chỉnh lần thứ 3) cho nhà đầu tư là Công ty CP Môi trường Việt đầu tư Nhà máy đốt chất thải rắn phát điện tại Khánh Sơn - Đà Nẵng (bãi rác Khánh Sơn, phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu).

Theo đó, nhà máy sẽ đốt 650 tấn chất thải rắn sinh hoạt/ngày đêm; phân loại và đốt chất thải công nghiệp thông thường với 350 tấn/ngày; sản xuất dầu PO thành phẩm công suất 7.068 lít/ngày (11,78 lít/tấn rác thải).

Cùng với đó, nhà máy còn sản xuất dầu RO thành phẩm công suất 900 kg/ngày (1,5 kg/tấn rác thải); kho lưu trữ, xử lý chất thải cá biệt, nguy hại với 5.000 kg/h; xưởng sản xuất cấu kiện bê tông và gạch block không nung tận dụng xỉ công suất 250 tấn/ngày…

rac-da-nang

TP. Đà Nẵng đã kêu gọi đầu tư 2 dự án nhà máy xử lý rác thải để "giải bài toán" môi trường. Ảnh: T.V

Tổng vốn đầu tư của dự án là 2.021 tỷ đồng, trong đó, vốn góp để thực hiện dự án là hơn 404 tỷ đồng (tương đương 20%), còn lại được huy động từ tổ chức tín dụng.

Thời gian thực hiện thủ tục cấp phép xây dựng là 12 tháng (kể từ ngày 18/9/2023); thời gian xây dựng, lắp đặt thiết bị là 20 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép xây dựng; thời gian hoàn thành, đưa dự án vào sử dụng là quý III/2026. Thời gian hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày 13/6/2009.

Mới đây, tại buổi họp báo quý III/2023, ông Võ Nguyên Chương, Phó Giám đốc Sở TN&MT TP. Đà Nẵng thông tin, dự án sẽ xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ đốt phát điện sử dụng ghi đốt lò ghi cơ học của CHLB Đức (thuộc thẩm quyền thẩm định của Bộ TN&MT).

Hiện, Công ty CP Môi trường Việt Nam đang triển khai các thủ tục theo quy định gồm: Lập Quy hoạch chi tiết 1/500, trình hồ sơ thẩm định công nghệ, lập hồ sơ môi trường (Bộ TN&MT), cấp phép về cao độ tĩnh không (Cục Tác chiến - Bộ Quốc phòng), đấu nối điện, khai thác nước, thiết kế cơ sở, cấp phép xây dựng...

Khu vực Khánh Sơn cũng chuẩn bị được đầu tư dự án Nhà máy xử lý rác sinh hoạt quy mô 1.000 tấn/ngày theo hình thức PPP. Dự án có tổng diện tích hơn 29.000 m2, tổng vốn đầu tư hơn 823 tỷ đồng. TP. Đà Nẵng đã lựa chọn Liên danh EcoPark (Công ty CP Đầu tư và phát triển đô thị TDH Ecoland, Công ty CP Phát triển sản xuất và xuất nhập khẩu Huy Hoàng, Công ty CP Môi trường Huy Hoàng Eco) là nhà đầu tư đề xuất dự án.

Sở KH&ĐT cũng đã tham mưu UBND TP tổ chức thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án. Hội đồng thẩm định đã đề nghị nhà đầu tư chỉnh sửa, bổ sung các nội dung thẩm định. 

Theo ông Chương, TP. Đà Nẵng sẽ triển khai các bước tiếp theo theo quy định để làm cơ sở xem xét hồ sơ dự án đáp ứng với các quy định hiện hành. Trường hợp dự án không thể triển khai được theo phương thức hiện tại, thành phố sẽ chủ động kêu gọi đầu tư để đảm bảo lộ trình xử lý rác thải theo quy hoạch đã được duyệt bằng các phương thức đầu tư cho phép.

Không ưu tiên việc chôn lấp rác 

Ông Lê Công Hùng, đại diện Công ty CP Đầu tư và phát triển đô thị TDH Ecoland - Khu vực miền Trung (Liên danh EcoPark) cho biết, hiện, đơn vị đã hoàn thành báo cáo nghiên cứu khả thi dự án của nhà máy xử lý rác và hồ sơ đã trình Bộ Xây dựng để cấp phép.

Theo ông Hùng, nhiều địa phương đang gặp vướng mắc về đầu tư nhà máy xử lý rác theo hình thức PPP vì hợp đồng cung ứng rác; đồng thời các dự án của đơn vị này đầu tư ở các địa phương khác được thực hiện theo hình thức xã hội hóa.

rac-thai

Hai dự án nhà máy xử lý rác sinh hoạt và nhà máy đốt rác phát điện vẫn đang nằm trong kế hoạch, chưa thể triển khai thi công. Ảnh: T.V 

"Trúng thầu, nhưng không chấp thuận chủ trương đầu tư được. Bởi, chấp thuận chủ trương đầu tư thì phải có hợp đồng, phải ký hợp đồng cung ứng rác, nhưng nhà máy đã hình thành đâu mà cung ứng rác, làm ra đơn giá. PPP đang vướng, cho dù dự án đó khả thi nhưng sau khi mở thầu ra, trúng thầu rồi thì dự án cũng không thành công được", ông Hùng khẳng định.

Ông Hùng cũng nêu khó khăn về dự án nhà máy xử lý ở Đà Nẵng (dự án 650 tấn hay dự án 1.000 tấn) là đang vẫn vướng khoảng cách an toàn theo quy định của Bộ TN&MT. Cụ thể dự án phải cách nhà dân 500m, tuy nhiên, 2 nhà máy này đang "dính" hơn 300 hộ dân.

Liên quan đến khoảng cách an toàn vệ sinh môi trường, ông Chương cho biết, lãnh đạo thành phố đã chỉ đạo đảm bảo khoảng cách an toàn môi trường đối với Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Khánh Sơn theo quy định.

Cụ thể, UBND TP. Đà Nẵng chỉ đạo các Sở, ngành liên quan gồm: Xây dựng, TN&MT, UBND Quận Liên Chiểu, Ban Quản lý dự án hạ tầng và phát triển đô thị… triển khai các phương án giải tỏa đền bù tạo khoảng cách an toàn môi trường 2 giai đoạn đầu tư (500 mét, 1.000 mét) phù hợp với tình hình thực tiễn của thành phố. 

Trong phần diện tích khoảng cách an toàn môi trường (500 mét, 1.000 mét), thành phố sẽ kêu gọi đầu tư các lĩnh vực ít khả năng bị ảnh hưởng môi trường như: trạm điện, trạm trung chuyển rác, kho bãi, logistics…

Theo ông Lê Quang Nam, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng, UBND TP đang triển khai quy hoạch Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Khánh Sơn có tích trên 50ha.

Khu liên hợp này không chỉ đơn thuần là đốt rác mà còn có xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải nguy hại, rác thải y tế và cả khu tái chế, xử lý phế thải của vật liệu xây dựng…

Cùng với đó, TP. Đà Nẵng đã điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án Nhà máy đốt chất thải rắn phát điện tại Khánh Sơn với công nghệ tương đối phù hợp với thời điểm hiện nay. Cụ thể, công nghệ của nhà máy sẽ được Bộ TN&MT thẩm định.

"Thành phố đi sau nên lựa chọn được công nghệ phù hợp, bảo đảm môi trường với các tiêu chuẩn khắt khe nhất", ông Nam chia sẻ.

Ông Nam còn khẳng định, Đà Nẵng xác định xử lý rác thải là vấn đề sống còn và coi rác là tài nguyên. Vì vậy, thành phố sẽ không ưu tiên cho việc chôn lấp. "Nhưng khi nhà máy xử lý rác 650 tấn hoặc nhà máy 1.000 tấn và kể cả khu chế biến tận dụng phế thải vật liệu xây dựng đi vào hoạt động thì vẫn cần hộc chôn lấp chất thải", ông Nam nói.

Cũng theo Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng, với bãi rác Khánh Sơn, hiện trạng được đánh giá là bãi chôn lấp khá hợp vệ sinh và thuộc dạng tốt ở trong nước. Hiện, địa phương đã đầu tư 2 trạm xử lý nước rỉ rác với kinh phí đầu tư lớn và bảo đảm môi trường.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ