Thanh Hóa: Ba năm nhìn lại công tác thu hút đầu tư

Nhàđầutư
Những năm gần đây, Thanh Hóa được đánh giá là một trong những địa phương năng động trong thu hút đầu tư, nhất là thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, là một điểm sáng trong phát triển kinh tế - xã hội.
SỸ TÂN
24, Tháng 06, 2019 | 06:30

Nhàđầutư
Những năm gần đây, Thanh Hóa được đánh giá là một trong những địa phương năng động trong thu hút đầu tư, nhất là thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, là một điểm sáng trong phát triển kinh tế - xã hội.

Chú trọng môi trường đầu tư kinh doanh

Nhằm hiện thực hóa Nghị quyết Đại hôi Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII (nhiệm kỳ 2015 -2010), Thanh Hóa đã có nhiều quyết sách cũng như chính sách ưu đãi, nhằm không ngừng cải thiện môi trường đầu tư. Nhờ đó, nhiều nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước đã đã đến với xứ Thanh.

t1.jpg

Thanh Hóa là mảnh đất trù phú thu hút các nhà đàu tư trong nước và nước ngoài

Có thể nói, tinh thần đồng hành cùng doanh nghiệp (DN) đã được thể hiện rõ nét trong những quyết sách, hành động cụ thể, thiết thực của lãnh đạo tỉnh, các sở, ngành cùng chính quyền các cấp. Các giải pháp nhằm cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đã được triển khai một cách đồng bộ.

Từ năm 2016 đến nay, chỉ số PCI của Thanh Hóa có những tiến triển tốt, nhất là các chỉ số thành phần về chi phí gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai, chi phí thời gian, đào tạo nhân lực, tính tiên phong của lãnh đạo... Năm 2016, chỉ số PCI của Thanh Hóa là đạt 58.54 điểm (đứng thứ 31), năm 2017 là 58, 54 điểm (đứng thứ 28), đến 2018 chỉ số PCI của Thanh Hóa tăng 3 bậc (63.94 điểm). Như vậy sau mỗi năm, chỉ số CPI đều tăng 3 bậc so với năm trước.

Nhiều điểm sáng trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh được thể hiện qua các chỉ số, như: DN gia nhập thị trường thuận lợi hơn (xếp hạng thứ 9/63 tỉnh thành, tăng 47 bậc), DN tiếp cận đất đai dễ dàng hơn (xếp hạng thứ 6/63, tăng 40 bậc), môi trường kinh doanh có xu hướng chuyển động theo hướng bình đẳng hơn (xếp hạng thứ 48/63, tăng 1,5 điểm), chính quyền tỉnh được đánh giá năng động, sáng tạo hơn trong việc tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc cho DN (xếp hạng thứ 30/63, tăng 0,92 điểm)...

Sự cải thiện những chỉ số quan trọng trong đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đã phản ánh hiệu quả của những chủ trương, chính sách và chỉ đạo, điều hành của tỉnh trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; sự nỗ lực cố gắng của các cấp, các ngành và cán bộ, công chức tại các cơ quan Nhà nước; đồng thời đã nhận được nhiều phản hồi tích cực của các DN và nhà đầu tư về môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh.

Bên cạnh đó, công tác cải cách thủ tục hành chính, bồi thường giải phóng mặt bằng và tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các DN cũng được các cấp chính quyền nổ lực vào cuộc. Đồng thời rà soát để sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư phù hợp với quy định hiện hành, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân thực hiện đầu tư kinh doanh.

Cùng với việc thực hiện cải cách hành chính, hoạt động đối thoại, gặp gỡ và giải quyết khó khăn, vướng mắc cho các DN, tổ chức, cá nhân được tăng cường thực hiện. Nhiều kiến nghị của các DN được trực tiếp giải quyết ngay tại hội nghị, tạo sự phấn khởi, tin tưởng cho DN yên tâm phát triển sản xuất, kinh doanh.

Đánh giá về môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh, một đại diện Hiệp hội DN tỉnh, cho biết: Những năm gần đây, Thanh Hóa được đánh giá là địa phương có chất lượng điều hành tốt, với chi phí gia nhập thị trường thấp, môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện. Không những vậy, lãnh đạo tỉnh năng động, sáng tạo trong giải quyết những khó khăn, vướng mắc cho DN. Với sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương, trong thời gian tới, cộng đồng DN Thanh Hóa sẽ sớm nhận được những chủ trương, điều hành tích cực để phát triển.

Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm

Theo thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư, trong giai đoạn 2016 - nay, trên địa bàn tỉnh đã thu hút được hơn 592 dự án đầu tư kinh doanh, trong đó có 567 dự án đầu tư trong nước và 25 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, với tổng vốn đầu tư đăng ký 72.923 tỷ đồng và 3.194 triệu USD. 

Một số dự án có quy mô và sức lan tỏa lớn, như: Quần thể Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái kết hợp các dịch vụ vui chơi, giải trí cao cấp Bến En tại Như Thanh (4.960 tỷ đồng), dây chuyền 2 Nhà máy Xi măng Long Sơn (3.822 tỷ đồng), Cảng container Long Sơn (3.600 tỷ đồng), Dự án xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu Công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng (3.255 tỷ đồng), khu bến container 2 và hậu cần cảng Nghi Sơn (2.500 tỷ đồng), Khu đô thị mới phường Điện Biên, TP Thanh Hóa (1.729 tỷ đồng)...

Nhiều dự án có quy mô lớn được chấp thuận chủ trương đầu tư trong giai đoạn 2016 - 2018 đã khởi công và hoàn thành, đưa vào hoạt động, như: Dây chuyền 1 Nhà máy Xi măng Long Sơn, Khu đô thị mới phường Điện Biên, TP Thanh Hóa, hệ thống cấp nước Khu Kinh tế Nghi Sơn, các khu thương mại, du lịch, khách sạn, các nhà máy may mặc, giầy da xuất khẩu... đã làm tăng năng lực sản xuất, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động địa phương và tăng thu ngân sách của tỉnh.

Trong năm 2018 và quý 1- 2019 nhiều dự án có quy mô lớn đã được chấp thuận chủ trương đầu tư và đang được triển khai thi công xây dựng trong thời gian tới, góp phần tạo bước đột phá trong phát triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và tạo động lực tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động như: Khu phát triển GAS&LNG và các loại hình phụ trợ hóa lọc dàu tại khu kinh tế Nghi Sơn (3805 tỷ đồng); Khu nghĩ dưỡng sinh thái và nhà lưu trú khách du lịch Đảo Ngọc (1.611 tỷ đồng), Khu đô thị sinh thái biển Đông Á Sầm Sơn (3.800 tỷ đồng);  Nhà máy viên nén gỗ Văn Lang Jufukuya tại khu kinh tế Nghi sơn (9.7 triệu USD)….

Bên cạnh đó, các nhà đầu tư lớn như tập đoàn SunGroup, VinGroup, FLC, Tập đoàn Nguyễn Hoàng… đang tiếp tục đề xuất đầu tư các dự án quy mô lớn trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ, hàng không, đô thị, đem đến những những triển vọng phát triển cho Thanh Hóa trong thời gian tới.

Với mục tiêu đưa Thanh Hóa tiếp tục trở thành điểm đến hấp dẫn và tin cậy cho các nhà đầu tư, tỉnh sẽ tập trung huy động đa dạng các nguồn lực để đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng đồng bộ, hiện đại, nhất là mạng lưới giao thông, hệ thống truyền tải điện, cấp nước, viễn thông, xử lý chất thải, nước thải, hạ tầng khu kinh tế, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp... nhằm tạo thuận lợi cho thu hút đầu tư.

Ngoài ra công tác nghiên cứu rà soát, sửa đổi, bổ sung và ban hành mới một số cơ chế, chính sách, nhất là các cơ chế, chính sách về sử dụng đất đai, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ đổi mới công nghệ, xây dựng thương hiệu. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; đội ngũ lao động kỹ thuật, công nhân lành nghề, có tác phong công nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật cao để phát huy lợi thế nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu lao động cho các DN đến đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Với những quyết sách và chiến lược trong thời gian qua, Thanh Hóa thực sự là bức tranh sinh động trong thu hút đầu tư và trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ