Thất bại dự án trồng cao su ở Thanh Hóa - Bài 2: Người dân chặt bỏ vì mủ cao su mất giá

Nhàđầutư
Thông tin từ Sở Công Thương Thanh Hóa cho biết, trong hai năm trở lại đây, số lượng xuất khẩu mủ cao su tại Thanh Hóa là con số không. Chính vì thế, người dân trồng cao su tại Thanh Hóa đang lâm vào cảnh bế tắc, thậm chí phải chặt bỏ cây cao su.
SỸ CHỨC
01, Tháng 06, 2019 | 06:30

Nhàđầutư
Thông tin từ Sở Công Thương Thanh Hóa cho biết, trong hai năm trở lại đây, số lượng xuất khẩu mủ cao su tại Thanh Hóa là con số không. Chính vì thế, người dân trồng cao su tại Thanh Hóa đang lâm vào cảnh bế tắc, thậm chí phải chặt bỏ cây cao su.

Cao su 2

Nhiều hộ đã không ngần ngại chặt bỏ cây cao su để chuyển đổi sang loại cây lâm nghiệp ngắn ngày khác.

Bế tắc, chưa lối thoát

Thông tin từ Sở Công Thương Thanh Hóa cho biết, trong hai năm trở lại đây, số lượng xuất khẩu mủ cao su tại Thanh Hóa là con số không. Trước đó, năm 2012 Thanh Hóa xuất khẩu khoảng 1.197 tấn mủ khô, trị giá đạt 3,229 triệu USD; năm 2013, con số này đạt 1.137 tấn mủ khô, trị giá 2,693 triệu USD.

Đến năm 2014, giá trị xuất khẩu xuống “đáy”, chỉ đạt 200 USD và năm 2016 xuất khẩu hơn 100 USD. Thị trường được xuất khẩu 100% sang Trung Quốc và đơn vị xuất khẩu duy nhất là Công ty TNHH Một thành viên Cao Su Thanh Hóa (Công ty Cao su Thanh Hóa).

Ông Đỗ Viết Dương - Tổng Giám đốc Công ty Cao Su Thanh Hóa khẳng định, mặc dù đây đang là thời điểm khó khăn với người trồng cây cao su tại Thanh Hóa nhưng chưa bao giờ phía Công ty ngừng việc thu gom mủ cao su. Nguyên nhân của việc thu gom giảm xuống là do giá không đủ bù công cạo mủ và một phần là một số hộ khai thác được nhưng không muốn bán để tránh trả nợ phần Công ty đã đầu tư cho người trồng trước đó. Một phần do sức mua giảm, giá thu mua trên thị trường xuống thấp.

Mủ cao su rớt giá, ít nhiều chịu ảnh hưởng do việc thị trường Trung Quốc đóng cửa mậu biên trong một thời gian dài. Trước đây, số lượng mủ cao su phía Công ty thu gom trên địa bàn hàng năm xuất khẩu khoảng 40% sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch.

Khi đề cập đến việc tìm kiếm một số thị trường mới như EU, Nhật Bản,… để tìm lối thoát cho người trồng cao su, đại diện Công ty cao su Thanh Hóa cho rằng, mấu chốt là chất lượng mủ chưa được quản lý chặt chẽ và chưa có chế tài để quản lý về chất lượng mủ nguyên liệu (do vì lợi ích, nhiều hộ nông dân đã bỏ cả tạp chất vào mủ cao su để bán), dẫn đến việc khó khăn trong tiếp cận những thị trường khó tính... Bên cạnh đó, việc nhiều hộ trồng cao su tiểu điền đã nhận tiền của Công ty hỗ trợ để trồng, chăm sóc cây cao su nhưng không bán lại sản phẩm cho Công ty đã làm ảnh hưởng tới việc đầu tư phát triển của đơn vị, khó khăn trong việc xử lý nợ xấu…

Đâu là lối thoát?

Trước thực trạng giá cao su giảm sâu, từ năm 2014 tới nay, nhiều hộ nông dân trên địa bàn đã tính đến việc phá bỏ cây cao su, chuyển đổi cây trồng.

Theo ông Ngô Hoàng Kỳ - Chánh văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa (người từng có một thời gian dài gắn với ngành lâm nghiệp Thanh Hóa), giải pháp trước mắt là ngoài việc khuyến khích người trồng giữ lại diện tích đã có, thì không nên tiếp tục trồng mới vì rõ ràng, cây cao su không hợp với đất Thanh Hóa.

Đối với những diện tích kém hiệu quả, tỉnh có thể cho chủ trương chuyển đổi cây trồng, tận dụng hiệu quả đất rừng. “Chúng ta phải tái cơ cấu lại cây cao su. Tái cơ cấu ở đây phải bắt đầu từ hộ dân. Tùy thuộc vào điều kiện hoành cảnh kinh tế hộ cá thể để có hướng hỗ trợ và định hướng thích hợp. Vì là cây công nghiệp dài ngày, phải sau từ 5 - 7 năm mới cho thu nhập nên phải tính trong khoảng thời gian trống người dân cũng cần được tính toán, trồng gối các loại cây lâm nghiệp ngắn ngày khác và chăn nuôi để có cái ăn. Chỉ khi người dân có đủ ăn, chúng ta mới có thể tính đến chuyện phát triển cây cao su lâu dài”, ông Kỳ chia sẻ. 

Ông Hoàng Văn Hùng - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Thanh Hóa cho rằng, cần có chính sách hỗ người trồng cây cao su một cách thiết thực hơn nữa. Cụ thể, các cơ quan chức năng cần có chiến lược lâu dài đối với cây cao su, từ đó đưa ra cơ cấu cây trồng một cách hợp lý. Đồng thời, Nhà nước cũng cần có chính sách bình ổn giá thông qua việc thu mua, chế biến và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm này.

Bên cạnh đó cần có giải pháp nâng cao chất lượng mủ cao su, đặc biệt là quản lý chặt chẽ, áp dụng những tiêu chuẩn quốc tế vào quy trình trồng trọt, khai thác, đóng gói,… để từ đó có cơ sở tìm kiếm thị trường mới “khó tính” hơn như EU, Nhật Bản,… Cần tăng cường chi phí cho các cuộc xúc tiến thương mại đối với sản phẩm cao su, cũng như tìm kiếm nhà sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm từ mủ cao su.

Đồng quan điểm trên, ông Lê Đức Giang - Giám đốc Sở NN&PTNT Thanh Hóa cũng cho biết, việc giá cả mủ cao su lên xuống là theo cơ chế thị trường. Trong quá trình nuôi trồng, để có được cây cao su trưởng thành và cho khai thác mủ phải mất 7 - 8 năm chăm sóc. Vì vậy, không thể căn cứ vào một thời điểm nhất định mà chặt phá hay chuyển đổi sang trồng các loại cây khác.

Ông Giang cho rằng, việc trồng cây cao su, ngoài những hiệu quả kinh tế mang lại còn có nhiều chức năng hữu ích khác như: Vừa là cây công nông nghiệp, vừa là cây phủ xanh đất trống đồi núi trọc và đặc biệt không tranh chấp với những cây trồng khác. Đặc biệt, khi trồng cây cao su, người nông dân có thể trồng xen canh các loại cây ngắn hạn khác để “lấy ngắn nuôi dài. “Với những lợi ích đó, chúng ta cần có những cơ chế, chính sách hợp lý để người nông dân trồng cây cao su khỏi phấp phỏng mỗi khi giá mủ rớt xuống thấp”, ông Giang nói.    

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ