Thách thức chờ đón tân Tổng giám đốc NCB Phạm Thế Hiệp

Nhàđầutư
Nhiệm vụ của tân TGĐ NCB Phạm Thế Hiệp không chỉ là dọn dẹp khối "di sản" từ thời ông Đặng Thành Tâm, mà còn là hiện thực hoá mục tiêu tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng và làm sạch bảng cân đối kế toán, gia tăng hiệu quả hoạt động trước thềm bắt buộc áp dụng Basel II.
AN DU
23, Tháng 07, 2019 | 07:29

Nhàđầutư
Nhiệm vụ của tân TGĐ NCB Phạm Thế Hiệp không chỉ là dọn dẹp khối "di sản" từ thời ông Đặng Thành Tâm, mà còn là hiện thực hoá mục tiêu tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng và làm sạch bảng cân đối kế toán, gia tăng hiệu quả hoạt động trước thềm bắt buộc áp dụng Basel II.

ncbb-1023

 

Ngân hàng TMCP Quốc Dân (viết tắt: NCB; Mã CK: NVB) vừa công bố Quyết định số 568/2019/QĐ-HĐQT về việc bổ nhiệm ông Phạm Thế Hiệp đảm nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc kể từ ngày 19/7/2019.

Trước đó, NCB đã bổ nhiệm ông Phạm Thế Hiệp nắm giữ chức vụ Quyền Tổng Giám đốc thay thế cho ông Lê Hồng Phương (sinh năm 1976) từ ngày 6/5/2019.

Được biết, ông Phạm Thế Hiệp sinh năm 1969, có trình độ Thạc sĩ Quản trị kinh doanh. Ông Hiệp có kinh nghiệm hơn 28 năm trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng tại một số tổ chức tín dụng như: Techcombank, ACB, MSB.

Tại NCB, ông Hiệp từng là Giám đốc Khối Ngân hàng Doanh nghiệp trước khi được bổ nhiệm lên chức vụ Phó Tổng Giám đốc phụ trách kinh doanh (lĩnh vực hoạt động của Khối Ngân hàng Bán lẻ, Khối Ngân hàng Doanh nghiệp), rồi sau đó trở thành tân Tổng Giám đốc của nhà băng này.

Lần đầu tiên đảm trách vị trí điều hành cao nhất của một ngân hàng, thách thức chờ đợi ông Phạm Thế Hiệp tại NCB là rất lớn.

pham-the-hiep

Ông Phạm Thế Hiệp

Sau gần 6 năm sau sự rút lui của nhà ông Đặng Thành Tâm, NCB mà trước đây là Navibank (hay Nam Việt Bank) vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Khi mà khối "di sản" khổng lồ để lại từ thời kỳ nắm quyền của đại gia họ Đặng chưa được xử lý đáng kể, trong khi nhóm nhà đầu tư mới cũng đồng thời sử dụng NCB như một kênh dẫn vốn cho các mục đích kinh doanh của họ.

NCB theo đó hoạt động không mấy tích cực, với kế hoạch lợi nhuận năm này qua năm khác duy trì ở vài chục tỷ đồng, mà chỉ cần "nhích" nhẹ trích lập dự phòng là đã có thể rơi vào cảnh thua lỗ.

Để cải thiện thực trạng tài chính, NCB cần thêm vốn, rất nhiều vốn. Tại ĐHĐCĐ thường niên hồi tháng 4/2019, giới lãnh đạo NCB cho biết sẽ phấn đấu tăng vốn điều lệ lên trên 10.000 tỷ đồng giai đoạn 2019-2020, trong đó có bán cổ phiếu, trái phiểu chuyển đổi cho nhà đầu tư nước ngoài.

Đây sẽ là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của tân Tổng giám đốc Phạm Thế Hiệp trong quãng thời gian sắp tới. Công bằng mà nói, kế hoạch này không dễ thực hiện, nếu không muốn nói là rất khó.

HĐQT NCB suốt nhiều năm qua úp mở kế hoạch tăng vốn thêm 2.000 tỷ đồng thông qua bán vốn cho nhà đầu tư ngoại. Nhưng phương án "chốt" cuối cùng vào đầu năm nay là phát hành cho cổ công hiện hữu, tuy nhiên cũng chỉ thực hiện được phân nửa (tăng lên 4.000 tỷ), dù giới chủ ngân hàng đã tích cực mua vào với khối lượng lớn.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25100.00 25120.00 25440.00
EUR 26325.00 26431.00 27607.00
GBP 30757.00 30943.00 31897.00
HKD 3164.00 3177.00 3280.00
CHF 27183.00 27292.00 28129.00
JPY 159.58 160.22 167.50
AUD 15911.00 15975.00 16463.00
SGD 18186.00 18259.00 18792.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 17956.00 18028.00 18551.00
NZD   14666.00 15158.00
KRW   17.43 19.02
DKK   3535.00 3663.00
SEK   2264.00 2350.00
NOK   2259.00 2347.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ