Tên gọi sau hợp nhất: Gọn, dễ nhớ, có sức sống lâu bền
Liên quan đến tên gọi sau hợp nhất, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cho rằng, cần đặt tên gọi dễ nhớ, gọn, có ý nghĩa, có sức sống lâu bền để xây dựng thành thương hiệu.
"Cuộc cách mạng" về tinh gọn bộ máy theo tinh thần "vừa chạy, vừa xếp hàng" đang được triển khai hết sức khẩn trương ở cả Trung ương và địa phương. Theo các chuyên gia, việc Tổng Bí thư Tô Lâm gọi sắp xếp tinh gọn bộ máy là "cuộc cách mạng" không chỉ thể hiện tầm quan trọng mà còn nhấn mạnh sự quyết liệt cần có để thực hiện nhiệm vụ này. Đây thực sự là một thay đổi mang tính đột phá, không chỉ nhằm cải thiện hiệu quả quản lý nhà nước mà còn để đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước trong giai đoạn mới.
Việc tổ chức bộ đa ngành, đa lĩnh vực không phải là vấn đề quá mới mẻ
Khẳng định khi thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy, vai trò của người đứng đầu rất quan trọng, ông Nguyễn Đức Hà - Nguyên Vụ trưởng Vụ Cơ sở Đảng, Ban Tổ chức Trung ương cho rằng, vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm và lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã thể hiện sự quyết tâm rất cao trong sắp xếp tổ chức bộ máy.
"Trong nhiệm kỳ trước, ở cương vị Bộ trưởng Bộ Công an, Tổng Bí thư Tô Lâm đã thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy theo tinh thần của Nghị quyết 18 rất hiệu lực, hiệu quả. Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an đã gương mẫu đi đầu trong việc kiện toàn tổ chức bộ máy bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo phương châm "Bộ tinh, tỉnh mạnh, huyện toàn diện, xã bám cơ sở", ông Hà nói.
Theo ông Nguyễn Đức Hà, đây là thời điểm thích hợp và cấp thiết để thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy, bởi Nghị quyết 18 đã được thực hiện trong 7 năm qua và thu được rất nhiều bài học và kinh nghiệm quý báu.
Ông Hà cho rằng, việc tổ chức bộ đa ngành, đa lĩnh vực không phải là vấn đề quá mới mẻ mà đã được thực hiện trước đây. Thực tế, trong cơ cấu của Chính phủ từng có Bộ Công nghiệp nặng, Bộ Công nghiệp nhẹ, Bộ Điện và Than, Bộ Thương mại. Sau nhiều lần sáp nhập, giờ chỉ còn Bộ Công Thương. Tương tự, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng được hình thành thông qua sự sáp nhập các bộ: Thủy lợi, Lâm nghiệp, Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Thủy sản…
"Do vậy, chúng ta có đủ cơ sở lý luận và thực tiễn để nghiên cứu tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ đa ngành, đa lĩnh vực", ông Hà đánh giá.
Ngày 12/12, Thủ tướng chủ trì phiên họp về sắp xếp tinh gọn bộ máy Chính phủ. Thông tin tại cuộc họp cho biết, đến nay, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ đã cơ bản hoàn thành dự kiến sắp xếp tổ chức bộ máy.
Ban Chỉ đạo đã ban hành kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ. Theo đó, duy trì 8 bộ, cơ quan ngang bộ; cơ cấu, sắp xếp và hợp nhất 14 bộ, cơ quan ngang bộ. Sau sắp sếp sẽ có 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ (giảm 05 Bộ); có 4 cơ quan thuộc Chính phủ (giảm 4 cơ quan). Cùng với đó, tại của các bộ, cơ quan ngang bộ, giảm tối thiểu 15%-20% đầu mối tổ chức bên trong.
Tên gọi sau hợp nhất: Gọn, dễ nhớ, có sức sống lâu bền
"Xác định tên gọi, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và cán bộ sau sáp nhập Ban Tuyên giáo Trung ương và Ban Dân vận Trung ương" là tên hội thảo khoa học được tổ chức tại Hà Nội ngày 11/12.
Tại Hội thảo, các đại biểu, nhà khoa học đã thảo luận đề xuất đặt tên Ban mới sau sáp nhập giữa Ban Tuyên giáo Trung ương Trung ương và Ban Dân vận Trung ương. Các ý kiến phát biểu nhấn mạnh, tên gọi mới phải phản ánh sự kết hợp hài hòa giữa công tác tuyên giáo và công tác dân vận, vừa kế thừa truyền thống, vừa khái quát ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu, bao hàm hết được các công tác tuyên giáo và công tác dân vận của Trung ương trong tình hình mới.
Cũng trong ngày 11/12, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã có cuộc làm việc với hai Bộ: Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ về sắp xếp, tinh gọn bộ máy. Tại cuộc làm việc này, Thứ trưởng Bộ Bộ Thông tin và Truyền thông Bùi Hoàng Phương nêu một số nội dung 2 Bộ đang trao đổi thảo luận: tên bộ, việc hợp nhất 3 đơn vị sự nghiệp; kiến nghị Chính phủ sớm có hướng dẫn chế độ chính sách hợp lý.
Liên quan đến tên gọi sau hợp nhất, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cho rằng, cần đặt tên gọi dễ nhớ, gọn, có ý nghĩa, có sức sống lâu bền để xây dựng thành thương hiệu. Chức năng nhiệm vụ hai Bộ rất lớn và sẽ được quy định trong nghị định, không đưa nhiều vào tên gọi sẽ dài, chỉ nên chọn có tính chất là “mẫu số chung”. Gợi ý tên gọi là Bộ Công nghệ và Truyền thông, hay Bộ Khoa học, Công nghệ và Truyền thông, Phó Thủ tướng lý giải, vừa làm công nghệ, vừa làm truyền thông, như vậy vẫn bao hàm được các lĩnh vực.
Tại cuộc làm việc với Bộ Tài chính, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc lưu ý, cần nghiên cứu về tên gọi sau khi hợp nhất Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Tên gọi cần có thành tố “tài chính” vì đây cũng là thông lệ quốc tế. Phó Thủ tướng gợi ý một số tên như Bộ Tài chính, Đầu tư hay Bộ Tài chính, phát triển, phù hợp với vai trò đảm nhiệm định hướng tham mưu về mặt kinh tế vĩ mô.
Tinh gọn bộ máy không đơn thuần là việc cắt giảm cơ học số lượng cơ quan hay nhân sự mà là tái cấu trúc toàn diện, làm rõ chức năng, nhiệm vụ, loại bỏ những chồng chéo, bất cập đã tồn tại nhiều năm. Điều này giúp giảm bớt gánh nặng ngân sách, tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng hơn giữa các cơ quan, đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp. Đây là yếu tố sống còn để đáp ứng kỳ vọng của xã hội trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng và chịu áp lực cạnh tranh ngày càng lớn.
DỰ KIẾN TÊN GỌI CỦA 5 BỘ MỚI SAU KHI SẮP XẾP, HỢP NHẤT
Bộ Tài chính và Đầu tư phát triển hoặc Bộ Kinh tế phát triển
Cụ thể Hợp nhất Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính. Tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Tài chính và Đầu tư phát triển hoặc Bộ Kinh tế phát triển.
Bộ Hạ tầng và Đô thị
Hợp nhất Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng. Tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Hạ tầng và Đô thị.
Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên, Môi trường
Hợp nhất Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên, Môi trường.
Việc hợp nhất 2 bộ này sẽ khắc phục được một số giao thoa trong thực hiện nhiệm vụ quản lý về nguồn nước, lưu vực sông và đa dạng sinh học.
Bộ Chuyển đổi số và Khoa học, Công nghệ hoặc Bộ Chuyển đổi số, Khoa học, Công nghệ và Thông tin
Hợp nhất Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Khoa học và Công nghệ. Tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Chuyển đổi số và Khoa học, Công nghệ hoặc Bộ Chuyển đổi số, Khoa học, Công nghệ và Thông tin.
Bộ Nội vụ và Lao động
Hợp nhất Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ thành Bộ Nội vụ và Lao động và chuyển chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp sang Bộ Giáo dục và Đào tạo, chuyển chức năng quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội, trẻ em, phòng, chống tệ nạn xã hội sang Bộ Y tế.
(Theo VOV)
- Cùng chuyên mục
Trungnam Group trao tặng Trường THPT Tây Tiền Hải phòng máy tính hiện đại
Hoạt động này không chỉ góp phần nâng cao chất lượng học tập cho thế hệ trẻ mà còn khẳng định vai trò tiên phong của Trungnam Group trong việc kiến tạo giá trị tích cực cho cộng đồng và đất nước.
Sự kiện - 23/01/2025 21:09
Quảng Ninh khai mạc Hội sách, báo Xuân Ất Tỵ 2025
Ngày 23/1, tại Thư viện tỉnh, Hội Nhà báo và Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Quảng Ninh phối hợp tổ chức Hội sách, báo Xuân Ất Tỵ 2025. Chương trình nằm trong chuỗi các hoạt động chào đón Tết Ất Tỵ của tỉnh Quảng Ninh.
Sự kiện - 23/01/2025 17:32
Thượng tá Nguyễn Viết Hoàng giữ chức vụ Phó Giám đốc Công an TP. Huế
Thượng tá Nguyễn Viết Hoàng, Trưởng Công an quận Thuận Hóa (TP. Huế) được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Giám đốc Công an TP. Huế.
Sự kiện - 23/01/2025 17:28
Việt Nam muốn gia nhập OECD, tổ chức diễn đàn kinh tế tầm cỡ thế giới tại TP.HCM
Tổng thư ký OECD khẳng định tổ chức này sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong tư vấn chính sách và những vấn đề Việt Nam cần.
Sự kiện - 23/01/2025 07:20
Hà Lan xem xét đầu tư vào lĩnh vực chip bán dẫn tại Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị xem xét mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực mà Hà Lan có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu, trong đó có thiết kế và sản xuất chip bán dẫn.
Sự kiện - 23/01/2025 07:17
Thủ tướng: Việt Nam sẵn sàng nhập khẩu các mặt hàng mạnh của Mỹ để cân bằng thương mại
Việt Nam mong muốn phát huy các lợi thế cạnh tranh, tăng cường nhập khẩu và hợp tác trong các lĩnh vực mà Mỹ có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu.
Sự kiện - 22/01/2025 18:09
[Gặp gỡ thứ Tư] 'Việt Nam cần gửi tín hiệu rõ ràng về cam kết cải thiện mạnh mẽ cơ sở hạ tầng'
"Nếu Chính phủ Việt Nam gửi đi các tín hiệu rõ ràng, mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7% năm 2025 nằm trong tầm tay", ông Jonathan London, Cố vấn kinh tế của UNDP nhận định.
Sự kiện - 22/01/2025 08:31
Quy hoạch chung TP. Thủ Đức sẽ như thế nào?
Quy hoạch chung TP. Thủ Đức thuộc TP.HCM đến năm 2040 nhằm phát triển TP. Thủ Đức trở thành đô thị sáng tạo, dẫn dắt kinh tế TP.HCM, vùng đô thị TP.HCM thông qua các hoạt động kinh tế tri thức; bước đầu trở thành trung tâm tài chính của quốc gia, hướng tới khu vực quốc tế.
Sự kiện - 22/01/2025 07:19
Chủ đầu tư khu công nghiệp hơn 2.806 tỷ đồng ở Bắc Giang là ai?
CTCP Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Hà Nội - Bắc Giang vừa được chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án khu công nghiệp hơn 2.806 tỷ đồng ở Bắc Giang.
Sự kiện - 22/01/2025 06:00
Phó Thủ tướng: Không vì vội mà làm ẩu khi 'hồi sinh' sông Tô Lịch
Phó Thủ tướng yêu cầu thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp khi bổ cập nước sông Hồng cho sông Tô Lịch, không vì vội mà làm ẩu, làm sai về quy trình.
Sự kiện - 21/01/2025 23:35
Tạp chí Nhà đầu tư chung tay xóa nhà tạm, dột nát ở Quảng Nam
Tạp chí Nhà đầu tư chung tay thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Quảng Nam với 1 căn nhà trị giá 70 triệu đồng.
Sự kiện - 21/01/2025 21:03
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn mời tân Ngoại trưởng Mỹ thăm Việt Nam năm nay
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tái khẳng định Việt Nam coi Mỹ là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu.
Sự kiện - 21/01/2025 19:49
30 bộ, cơ quan Trung ương, 26 địa phương tỷ lệ ước giải ngân thấp hơn bình quân
30 bộ, cơ quan Trung ương và 26 địa phương có tỷ lệ ước giải ngân thấp hơn bình quân chung của cả nước.
Sự kiện - 21/01/2025 14:24
Ông Trump dự kiến ban hành 200 lệnh hành pháp trong ngày đầu nhậm chức
Tổng thống đắc cử Donald Trump dự kiến sẽ ban hành 200 hành động hành pháp vào ngày đầu tiên trong nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của mình.
Sự kiện - 21/01/2025 07:41
Việt Nam – Czech nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược
Việt Nam trở thành nước Đông Nam Á đầu tiên là Đối tác chiến lược của Czech và Czech trở thành nước Trung Đông Âu đầu tiên trong EU là Đối tác chiến lược với Việt Nam.
Sự kiện - 21/01/2025 07:40
Phương án tinh gọn bộ máy mới nhất sắp trình Trung ương Đảng
Ông Đỗ Văn Chiến, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho biết, Bộ Chính trị, Ban Bí thư thống nhất rất cao về phương án tinh gọn bộ máy để trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Sự kiện - 21/01/2025 07:31
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Phó Đức Nam - Mr.Pips, đằng sau sự hào nhoáng xa hoa tuổi 30
Pháp luật - Update 1 month ago
Doanh nhân Chu Lập Cơ - Từ đỉnh cao đến vực sâu
Pháp luật - Update 1 month ago
Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Thị trường - Update 2 month ago