Tinh gọn bộ máy: Chính sách nhân sự cũng phải 'cách mạng'
Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy cần phải có những chính sách mang tính "cách mạng" ổn định đời sống của các nhân sự dôi dư; thu hút những người có năng lực, tránh chảy máu chất xám
Một trong những bài toán khó và cũng là vấn đề nhiều cán bộ, công chức, viên chức quan tâm khi thực hiện tinh gọn bộ máy là sắp xếp, giải quyết chế độ chính sách với cán bộ, công chức, viên chức dôi dư như thế nào.
VietNamNet trao đổi với TS. Phạm Trọng Nghĩa, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Xã hội của Quốc hội xung quanh vấn đề này.
Theo ông Nghĩa, việc sắp xếp và giải quyết chế độ chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức dôi dư là một thách thức lớn. Việc này không chỉ tác động đến từng nhân sự dôi dư mà còn đến cả các thành viên gia đình họ cũng như những cán bộ, công chức, viên chức khác trong hệ thống và toàn xã hội.
Lãnh đạo phải sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân bằng hành động cụ thể
Vậy theo ông, để giải bài toán này cần quan tâm đến những vấn đề gì?
Theo tôi, việc xây dựng kế hoạch chi tiết cho quá trình tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế phải có sự tham gia của các bên liên quan, nhất là những cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện sắp xếp để đảm bảo tính minh bạch và công bằng.
Bên cạnh đó phải đánh giá nhu cầu của cơ quan, tổ chức mới sau khi sắp xếp, tinh gọn để xem xét kỹ lưỡng, có cái nhìn tổng thể về tình hình, số lượng, chất lượng và cơ cấu nhân sự hiện tại.
Trên cơ sở đó, đánh giá và phân loại nhân sự một cách toàn diện với những tiêu chí rõ ràng dựa trên hiệu suất, kỹ năng và khả năng đóng góp của từng người. Từ đó xác định những người có thể tiếp tục làm việc và những người cần được sắp xếp, tinh giản. Việc này cần được thực hiện theo quy trình cụ thể, minh bạch và được công bố công khai, áp dụng nhất quán.
Một vấn đề hết sức quan trọng là phải thực hiện các chế độ hỗ trợ về tài chính, BHXH hỗ trợ đào tạo nghề (cả ngắn hạn và dài hạn) và có cơ chế giám sát và đánh giá quá trình thực hiện.
Tổng Bí thư nhấn mạnh nhiệm vụ này "đòi hỏi sự đoàn kết, quyết tâm cao, dũng cảm và cả sự hy sinh lợi ích cá nhân, vì lợi ích chung". Vậy theo ông, vấn đề giải quyết cán bộ dôi dư cần có cách tiếp cận như thế nào để đảm bảo ý nghĩa như lời Tổng Bí thư nói là "sự hy sinh lợi ích cá nhân, vì lợi ích chung"?
Đây là quan điểm, chỉ đạo xuyên suốt trong "cuộc cách cách mạng về đổi mới Hệ thống chính trị" của Tổng Bí thư Tô Lâm. Chúng tôi cho rằng, cần tiếp cận một cách toàn diện, khoa học và nhân văn để thực hiện quan điểm, chỉ đạo này.
Trước hết phải xác định tư duy "vì lợi ích chung", phải coi việc sắp xếp tinh gọn bộ máy là cơ hội để hệ thống hoạt động hiệu quả hơn vì lợi ích chung của đất nước, của dân tộc, không chỉ trong ngắn hạn mà còn vì sự phát triển bền vững trong dài hạn.
Ngoài ra phải xây dựng văn hóa đoàn kết trong quá trình và sau khi đã hoàn thành xong việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, tạo ra sự đồng thuận và cam kết từ tất cả các cấp.
Đồng thời, tôn trọng, ghi nhận đóng góp và có chính sách thỏa đáng của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình sắp xếp, tinh gọn; từ đó xây dựng một môi trường làm việc đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau.
Một vấn đề không thể thiếu là phải có sự quyết tâm và dũng cảm cao trong lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành. Tổng Bí thư đã xác định đây là công việc rất khó khăn, phức tạp, nhạy cảm. Do đó, các cấp lãnh đạo cần thể hiện bản lĩnh chính trị, tầm nhìn, năng lực trong việc quyết định và triển khai thực hiện các quyết định hết sức khó khăn này.
Bên cạnh đó, các lãnh đạo cũng cần phải sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân, sẵn sàng làm gương, tạo động lực và sự đồng thuận bằng những hành động cụ thể; tăng cường đối thoại để lắng nghe ý kiến và lo ngại của cấp dưới trong quá trình sắp xếp, tinh giản.
Và tất nhiên là không thể thiểu các cơ chế khuyến khích công chức, viên chức chấp nhận và thích nghi với sự thay đổi, ngay cả khi điều đó có thể ảnh hưởng đến lợi ích cá nhân ngắn hạn của họ. Đây là cơ hội để phát triển vì mục tiêu dài hạn của chính bản thân và con cháu mình.
Bên cạnh đó, phải tạo cơ hội công bằng, đảm bảo rằng mọi người đều có cơ hội tiếp cận các chương trình hỗ trợ nhằm giúp họ ổn định và phát triển trong môi trường mới.
Cuối cùng, phải có chính sách ghi nhận và tôn vinh sự đóng góp của những người đã hy sinh lợi ích cá nhân, vì lợi ích chung.
Chọn người đi hay ở không được cảm tính
Bộ Nội vụ nhấn mạnh sẽ có chính sách "vượt trội, đủ mạnh" dành cho cán bộ, công chức, viên chức dôi dư khi tinh gọn bộ máy. Ở góc độ là đại biểu Quốc hội thường tham gia góp ý vào các chính sách về các vấn đề xã hội, ông có gợi mở gì?
Theo tôi, việc đảm bảo các chính sách dành cho cán bộ, công chức, viên chức dôi dư trong quá trình tinh gọn bộ máy phải thực sự "vượt trội, đủ mạnh" là rất quan trọng.
Chúng ta làm cuộc cách mạng nên cần phải có những chế độ, chính sách mang tính cách mạng nhằm ổn định đời sống, tạo cơ hội phát huy kiến thức, kinh nghiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong diện tinh giản.
Bên cạnh đó phải có chính sách để duy trì và thu hút những người thực sự có năng lực vào bộ máy nhà nước, bảo đảm tính cạnh tranh của khu vực công và tránh chảy máu chất xám.
Các chính sách này phải căn cứ trên cơ sở khoa học, cơ sở phân loại và xác định nhu cầu của từng nhóm đối tượng cụ thể cũng như khả năng đáp ứng của nhà nước, bảo đảm để không ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình sắp xếp tinh gọn bộ máy.
Theo tôi, các chính sách vượt trội trước mắt cần tính đến là chính sách tài chính thông qua các gói trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc đủ mạnh, cao hơn nhiều mức đang thực hiện để giúp những người dôi dư có thể ổn định cuộc sống trong thời gian tìm kiếm công việc mới.
Hay như chính sách hỗ trợ về hưu sớm với những đối tượng không còn khả năng hoặc không có nhu cầu tìm công việc mới…
Vấn đề mà nhiều cán bộ, công chức, viên chức lo lắng hiện nay không chỉ là chế độ, chính sách trước mắt mà còn là công việc ổn định lâu dài để đảm bảo cuộc sống cho gia đình họ, thưa ông?
Đúng vậy, ngoài các chính sách hỗ trợ trước mắt, việc đảm bảo kế sinh nhai lâu dài cho cán bộ, công chức, viên chức bị ảnh hưởng là rất quan trọng để hỗ trợ họ trong việc tìm kiếm công việc ổn định và đảm bảo cuộc sống lâu dài.
Vì vậy, theo tôi, cần có chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp thông qua việc chuyển sang các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhà nước. Cùng với đó là hỗ trợ về thuế, phí và các ưu đãi khác cho các doanh nghiệp tiếp nhận công chức, viên chức bị dôi dư.
Ngoài ra cũng cần quan tâm đến việc hỗ trợ khởi nghiệp cho công chức, viên chức dôi dư thông qua các ưu tiên, ưu đãi như thành lập quỹ hỗ trợ, trong đó có hỗ trợ khởi nghiệp cho những đối tượng này hay hỗ trợ phát triển kỹ năng gồm các khóa đào tạo, đào tạo lại nhằm phát triển kỹ năng mới, phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động hiện tại.
Bên cạnh đó cũng cần quan tâm tạo cơ hội việc làm mới thông qua các chương trình đầu tư công, ưu đãi thuế cho những doanh nghiệp tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức dôi dư, khuyến khích họ tạo thêm việc làm.
Đây là dịp để bộ máy nhà nước sàng lọc, cơ cấu, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức bên cạnh việc tinh gọn bộ máy nhà nước. Theo ông việc sắp xếp nhân sự khi thực hiện tinh gọn bộ máy được đặt ra như thế nào để đảm bảo đội ngũ được chọn lựa ở lại đảm bảo "tinh, mạnh", "thà ít nhưng mà tốt"?
Theo tôi, để đảm bảo đội ngũ được chọn lựa ở lại thực sự "tinh, mạnh", cần có một chiến lược sắp xếp nhân sự chặt chẽ và khoa học. Như tôi đã nói ở trên, việc chọn lựa người đi hay ở lại cần căn cứ vào đánh giá cán bộ, công chức, viên chức rõ ràng, minh bạch, công tâm.
Đặc biệt, việc đánh giá phải dựa trên bằng chứng thực tiễn, trên cơ sở dữ liệu, thông tin thực tế chứ "không phải cảm tính". Có thể tính đến phương án thành lập Hội đồng đánh giá độc lập để đảm bảo tính khách quan và công bằng và để hạn chế tối đa việc đưa ra khỏi bộ máy những người thực sự có tâm huyết, trình độ…
Việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy lần này là cuộc cách mạng, tạo tiền đề quan trọng đưa nước ta bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Chúng tôi cho rằng đây sẽ là quá trình thường xuyên, liên tục. Do đó, cần xây dựng cơ chế để giám sát và đánh giá cũng như lắng nghe và phản hồi để liên tục hoàn thiện các quy trình và chính sách nhằm đáp ứng tốt yêu cầu của thực tiễn.
(Theo VietNamNet)
- Cùng chuyên mục
[Gặp gỡ thứ Tư] 'Việt Nam cần gửi tín hiệu rõ ràng về cam kết cải thiện mạnh mẽ cơ sở hạ tầng'
"Nếu Chính phủ Việt Nam gửi đi các tín hiệu rõ ràng, mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7% năm 2025 nằm trong tầm tay", ông Jonathan London, Cố vấn kinh tế của UNDP nhận định.
Sự kiện - 22/01/2025 08:31
Quy hoạch chung TP. Thủ Đức sẽ như thế nào?
Quy hoạch chung TP. Thủ Đức thuộc TP.HCM đến năm 2040 nhằm phát triển TP. Thủ Đức trở thành đô thị sáng tạo, dẫn dắt kinh tế TP.HCM, vùng đô thị TP.HCM thông qua các hoạt động kinh tế tri thức; bước đầu trở thành trung tâm tài chính của quốc gia, hướng tới khu vực quốc tế.
Sự kiện - 22/01/2025 07:19
Chủ đầu tư khu công nghiệp hơn 2.806 tỷ đồng ở Bắc Giang là ai?
CTCP Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Hà Nội - Bắc Giang vừa được chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án khu công nghiệp hơn 2.806 tỷ đồng ở Bắc Giang.
Sự kiện - 22/01/2025 06:00
Phó Thủ tướng: Không vì vội mà làm ẩu khi 'hồi sinh' sông Tô Lịch
Phó Thủ tướng yêu cầu thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp khi bổ cập nước sông Hồng cho sông Tô Lịch, không vì vội mà làm ẩu, làm sai về quy trình.
Sự kiện - 21/01/2025 23:35
Tạp chí Nhà đầu tư chung tay xóa nhà tạm, dột nát ở Quảng Nam
Tạp chí Nhà đầu tư chung tay thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Quảng Nam với 1 căn nhà trị giá 70 triệu đồng.
Sự kiện - 21/01/2025 21:03
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn mời tân Ngoại trưởng Mỹ thăm Việt Nam năm nay
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tái khẳng định Việt Nam coi Mỹ là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu.
Sự kiện - 21/01/2025 19:49
30 bộ, cơ quan Trung ương, 26 địa phương tỷ lệ ước giải ngân thấp hơn bình quân
30 bộ, cơ quan Trung ương và 26 địa phương có tỷ lệ ước giải ngân thấp hơn bình quân chung của cả nước.
Sự kiện - 21/01/2025 14:24
Ông Trump dự kiến ban hành 200 lệnh hành pháp trong ngày đầu nhậm chức
Tổng thống đắc cử Donald Trump dự kiến sẽ ban hành 200 hành động hành pháp vào ngày đầu tiên trong nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của mình.
Sự kiện - 21/01/2025 07:41
Việt Nam – Czech nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược
Việt Nam trở thành nước Đông Nam Á đầu tiên là Đối tác chiến lược của Czech và Czech trở thành nước Trung Đông Âu đầu tiên trong EU là Đối tác chiến lược với Việt Nam.
Sự kiện - 21/01/2025 07:40
Phương án tinh gọn bộ máy mới nhất sắp trình Trung ương Đảng
Ông Đỗ Văn Chiến, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho biết, Bộ Chính trị, Ban Bí thư thống nhất rất cao về phương án tinh gọn bộ máy để trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Sự kiện - 21/01/2025 07:31
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật lớn nhất thế giới
Điểm nhấn của chương trình nghệ thuật "Rực rỡ Thăng Long 2025" là màn trình diễn của 2.025 + 95 drone hỏa thuật thắp sáng bầu trời Hà Nội.
Sự kiện - 21/01/2025 07:28
Thủ tướng: Thúc đẩy phê chuẩn EVIPA để nâng FDI từ Czech lên 3 tỷ USD
Thủ tướng kêu gọi doanh nghiệp hai nước đẩy mạnh kết nối, hợp tác tăng cường đầu tư hạ tầng, các ngành mới nổi, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Sự kiện - 21/01/2025 07:21
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Xã hội hóa sách giáo khoa là chủ trương có tính đột phá
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khẳng định, xã hội hóa sách giáo khoa là chủ trương có tính đột phá, thay đổi việc xuất bản sách giáo khoa theo cơ chế độc quyền.
Sự kiện - 20/01/2025 14:28
Tạp chí Nhà đầu tư trao hàng nghìn suất quà Tết và học bổng tại miền Trung
Từ ngày 16 - 20/1, Tạp chí Nhà đầu tư phối hợp với Qũy Thiện tâm (Tập đoàn Vingroup) đã trao hàng nghìn suất quà Tết cho người nghèo các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, TP. Huế, TP. Hà Nội.
Sự kiện - 20/01/2025 11:26
Ông Trump hứa sẽ trấn áp mạnh tay vấn đề nhập cư vào đêm trước lễ nhậm chức
Tổng thống đắc cử Donald Trump nói trước hàng nghìn người ủng hộ đang reo hò ủng hộ rằng ông sẽ áp đặt những hạn chế nghiêm ngặt đối với vấn đề nhập cư vào ngày đầu tiên nhậm chức.
Sự kiện - 20/01/2025 08:43
Thủ tướng làm việc với Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam tại châu Âu
Chiều 19/1 theo giờ địa phương, trong chương trình thăm chính thức Cộng hòa Czech, tại Thủ đô Praha, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp mặt, làm việc với Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam và chuyên gia người Việt Nam tại châu Âu.
Sự kiện - 20/01/2025 06:20
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Phó Đức Nam - Mr.Pips, đằng sau sự hào nhoáng xa hoa tuổi 30
Pháp luật - Update 1 month ago
Doanh nhân Chu Lập Cơ - Từ đỉnh cao đến vực sâu
Pháp luật - Update 1 month ago
Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Thị trường - Update 2 month ago