Tăng trưởng xuất nhập khẩu: Động lực từ đầu tư nước ngoài
FDI góp phần đưa Việt Nam vào nhóm các nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế và sẽ tiến mạnh, vươn xa.

Từ điểm sáng trong bức tranh kinh tế
Năm 2022 các nhà đầu tư nước ngoài đã giải ngân được 22,4 tỷ USD; tăng 13,5% so với cùng kỳ năm trước, cao nhất trong 5 năm gần đây, với những nét nổi bật.
Đó là mặc dù vốn đầu tư đăng ký mới giảm nhưng số dự án đầu tư mới tăng, vốn đầu tư điều chỉnh cũng tăng so với cùng kỳ năm ngoái; Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư chiếm 60,6% tổng vốn đầu tư đăng ký; Đã có 108 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam; 54 tỉnh, thành phố trên cả nước đã được tiếp nhận FDI.
Chỉ với đó đã khẳng định tính đúng đắn từ chủ trương đến thực hiện trong việc thu hút FDI. Khu vực kinh tế FDI đã thành động lực tăng trưởng của Việt Nam với những điểm nhấn: Bổ sung đáng kể số vốn đầu tư xã hội; Nâng cao tổng giá trị sản xuất công nghiệp; Xuất nhập khẩu thăng tiến; Tạo hàng triệu việc làm…
Trên 90% doanh nghiệp FDI hoạt động hiệu quả, tình hình tài chính từ mức trung bình đến cao. Phần lớn đều lạc quan, tin tưởng và cam kết tiếp tục mở rộng đầu tư. Ngày càng có nhiều nhà đầu tư có tên tuổi chọn Việt Nam là điểm đến với hành trang hấp dẫn.
Đến động lực xuất nhập khẩu
Dù tác động của đại dịch, kinh tế thế giới và lĩnh vực FDI toàn cầu, kinh tế nước ta chịu tác động tiêu cực, song việc thu hút, sử dụng vốn FDI cùng hoạt động của khu vực FDI vẫn là điểm sáng trong bức tranh kinh tế, mà đáng chú ý là Xnhập khẩu.
Kim ngạch hai chiều cả nước liên tục lập đỉnh mới. Ba năm 2020 – 2021 – 2022 được chứng kiến Xnhập khẩu liên tiếp lập 3 đỉnh cao: 500 tỷ USD – 600 rồi 700 tỷ USD . Xuất siêu liền mạch từ 2016 tới quý I/2023, là điều mà thời bao cấp không có (thời đó xuất 1/nhập 3). FDI góp phần đưa Việt Nam vào nhóm các nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế và sẽ tiến mạnh, vươn xa.
xuất khẩu của khối FDI tăng nhanh, chiếm lĩnh thị phần cao trong xuất khẩu của cả nước. Năm 2005, xuất khẩu của doanh nghiệp FDI chỉ có 37% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đến 2010 đã lên tới 54%. Từ 2015, xác lập tương quan tỷ trọng giữa doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp Việt Nam là 70/30. Không dừng lại, năm 2022, tỷ trọng của Khối FDI tới 74,4%.
FDI vào công nghiệp chế biến, chế tạo đứng đầu, vượt xa lĩnh vực đứng thứ 2 tới 45 điểm %, đã tạo ra các ngành sản xuất công nghệ cao như điện, điện tử - bán dẫn, quang học rồi may mặc, da giày, đồ gỗ….Từ đó tạo nên bốn hệ quả:
Thứ nhất, tạo ra các mặt hàng xuất khẩu chủ lực kim ngạch vượt trội chưa từng có. Riêng 9 mặt hàng đạt từ 10 tỷ USD trở lên, vừa khuynh đảo tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước vừa đĩnh đạc tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Thứ hai, hình thành 2 nhóm thị trường hai chiều đều đạt đỉnh là nhóm thị trường xuất khẩu như Mỹ, Châu Âu và các "cánh đồng mẫu lớn" khác, vào các địa bàn đó chủ công là hàng công nghệ chế biến, chế tạo, tạo xuất siêu lớn. Chiều ngược lại là nhóm thị trường nhập khẩu như Trung Quốc, Hàn Quốc và các lãnh thổ nói tiếng Hán, nhập khẩu chủ yếu linh kiện, phụ tùng, nguyên vật liệu, cũng tạo ra nhập siêu không kém cạnh.
Thứ ba là tác nhân quan trọng cải tiến cơ cấu xuất khẩu theo hướng tích cực với nhóm công nghiệp chế biến - chế tạo luôn chiếm trên 80% tổng kim ngạch xuất khẩu; Đồng thời cũng hình thành nhóm mặt hàng cần nhập khẩu chiếm tỷ trọng áp đảo trong cơ cấu nhập khẩu.
Thứ tư, kích hoạt ra đời ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) – điều mà trước đây ngay khái niệm còn mơ hồ. CNHT sinh sau đẻ muộn nên chậm chạp là đương nhiên. Nhưng trong thế giới phẳng, việc phân công và hợp tác quốc tế về sản xuất, thương mại toàn cầu đã an bài, cộng với những thỏa thuận từ các FTA, Việt Nam có thể được nhập khẩu những phụ tùng, linh kiện, nguyên vật liệu chất lượng, rành mạch xuất xứ, nếu tiếp tục phải mua về cũng không quá phân vân.
Thứ năm, xuất hiện mô hình mới, đó là các Khu công nghiệp – Khu chế xuất (KCN) - những "pháo đài" của nền sản xuất lớn, chủ yếu để xuất khẩu. Hiện có hơn 560 KCN được quy hoạch, trong đó có 400 KCN được thành lập ở mọi miền, kể cả tại các khu cửa khẩu hoặc ven biển, thu hút 61% tổng số vốn FDI đăng ký của cả nước. Đã xuất hiện KCN sinh thái, khu đô thị công nghiệp dịch vụ sinh thái, khu công nghệ cao, nông nghiệp cao, nông nghiệp hữu cơ... Những tỉnh thành có nhiều KCN lớn cũng thường là những địa phương nổi trội về thu hút FDI như Bắc Ninh, Đồng Nai hay Bình Dương...
Khu vực FDI làm được những việc đó là bởi họ có nòng cốt là công nghệ cao cùng với những ưu thế về quản trị kinh doanh được vận hành bởi đội ngũ các chuyên gia quản lý cùng đội ngũ kỹ thuật viên thành thạo, năng lực của các doanh nghiệp FDI thường vượt trội các đồng nghiệp bản địa.
Do quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, nổi bật là tái cơ cấu nông nghiệp, đổi mới nông thôn, trình độ nông dân, nên đã tạo ra nguồn lao động phi nông nghiệp dồi dào. Điều này cũng có tác động từ ngày có FDI và phục vụ cho chính FDI. 97,5% các doanh nghiệp FDI cho rằng chất lượng lao động đáp ứng được nhu cầu của họ.. Ngoài đông đảo công nhân, lao động phổ thông, các nhóm lao động khác mà các doanh nghiệp FDI có thể tuyển dụng là: Cán bộ kỹ thuật, quản lý giám sát và giám đốc điều hành. Đây thực sự là nguồn nhân lực quý góp phần hình thành đội ngũ nhà quản lý tiến tiến, chuyên gia kỹ thuật cao, công nhân lành nghề - lực lượng nòng cốt phát triển công nghiệp nước nhà đang chuyển mạnh theo hướng hiện đại, hàng hóa có gương mặt mới, đàng hoàng xuất khẩu.
Hội tụ những thành công, Khối FDI luôn có tạo nên thặng dư cao là nòng cốt cho thương mại của Việt Nam có thặng dư liền mạch 7 năm (2016 – 2022) và Quý I/2023.
Những điều tốt lành đó chẳng những giúp Việt Nam có tiếng nói trong đàm phán, ký kết nhiều Hiệp định FTA trong đó có FTA thế hệ mới mà còn bồi trúc xung lực để thực thi các FTA, tăng sức hút của các FTA, hối thúc một số nền kinh tế có tên tuổi xin gia nhập các định chế này. xuất khẩu sang các nền kinh tế có quan hệ theo các FTA đều có mức tăng trưởng trên 20%, thậm chí có một số thị trường trên 30%, góp phần nâng vị thế của Việt Nam lên tầm cao mới.
Nhờ FDI mà xuất khẩu của một số địa phương "lột xác". Bắc Ninh có diện tích nhỏ nhất nước nhưng kim ngạch xuất khẩu đứng thứ 2 cả nước, sau TP.HCM số 1, song Bắc Ninh xuất siêu còn thành phố đầu tàu nhập siêu. Thành công của Bắc Ninh bắt nguồn từ chủ trương được cô đọng thành phương châm hành động là "2 ít, 3 cao, 4 sẵn sàng". Theo đó, "2 ít" là ít đất - ít dùng lao động; 3 cao" là suất vốn đầu tư dự án cao - công nghệ cao - hiệu quả cao; "4 sẵn sàng" là sẵn sàng mặt bằng - sẵn sàng nhân lực chất lượng cao - sẵn sàng cơ chế, cải cách thủ tục, chính sách ưu đãi, tận dụng tối đa chính sách ưu đãi về pháp luật - sẵn sàng hỗ trợ, giải quyết mọi khó khăn của nhà đầu tư.
Liên doanh với các nhà đầu tư nước ngoài, được tiếp cận công nghệ cao, trình độ quản trị kinh doanh tiến tiến, hàng của các doanh nghiệp Việt Nam như được "lột xác" cùng với chuỗi Trung tâm Thương mại của nước ngoài mở ra, không ít sản phẩm được xuất khẩu tại chỗ.
Cơ hội và thách thức
Trong thời vận mới, dịch chuyển vốn đầu tư vừa là xu hướng lâu dài vừa là trước mắt, Việt Nam có sức hấp dẫn lớn để tiếp nhận các nhà máy do một số tập đoàn kinh tế thế giới đến từ Trung Quốc và một số nước, càng trở thành cơ hội lớn để phát triển Xnhập khẩu. Tuy vậy, không chỉ có cơ hội mà thách thức đang trực chờ.
Nguồn vật tư, nguyên liệu đầu vào nhất là của những ngành sản xuất hàng xuất khẩu chủ lực, kim ngạch cao, phần lớn vẫn phụ thuộc vào nước ngoài. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của nhiều địa phương chưa được nâng cấp bắt kịp với yêu cầu cuả tăng tốc; chuỗi cung ứng sản phẩm chưa hoàn chỉnh, hệ thống dịch vụ, hỗ trợ sản xuất - kinh doanh chưa hoàn thiện.
Các doanh nghiệp Việt Nam hiện đang tham gia vào các chuỗi giá trị gia tăng thấp, đại bộ phận là doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, rất muốn lên hiện đại nhưng lực bất tòng tâm. Khoảng cách về tiền công của lao động Việt Nam với các nước xung quanh, đang thu hẹp, mất lợi thế về lao động giá rẻ.
Cuộc cạnh tranh thu hút FDI ngày càng gay gắt, trong khi xung quanh ta nhiều nước đang có sức hấp dẫn lớn về quy mô thị trường, nguồn cung lao động dồi dào, CNHT phát triển.
Xu hướng chuyển dịch đầu tư từ một số nước đến Việt Nam, nếu không được sàng lọc để thu hút các dự án FDI chất lượng cao, và liên kết có hiệu quả với doanh nghiệp VN thì khó đạt được mục yêu về chất lượng và hiệu quả kinh tế - xã hội.
Hành động mới
Không thu hút các công nghệ thâm dụng lao động, đất đai, năng lượng; càng không chấp nhận những dự án gây ô nhiễm môi trường Chỉ chấp nhận những dự án có trình độ công nghệ trung bình khá trở lên, ưu tiên công nghệ cao, sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng lớn, sức lan toả rộng và gia nhập mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu; Tập trung vào công nghệ chế biến, chế tạo từ vật tư, nguyên liệu sẵn có, tại chỗ, sản vật thô, phụ phẩm, phế phẩm. Xây dựng và hoàn thiện các KCN sinh thái, chuyển đổi số.
Thu hút đầu tư vào các địa bàn có tiềm năng, những ngành nghề truyền thống, phát triển tam nông. Mở mang CNHT hợp lý, có lộ trình, không bằng mọi giá. Khuyến khích Liên doanh giữa doanh nghiệp Việt với doanh nghiệp FDI, tranh thủ học hỏi trình độ quản lý, kỹ thuật.
Nhất quán chính sách ưu đãi đối với FDI. Không lạm dụng từ "linh hoạt", tính "đặc thù", để mỗi nơi đề ra biệt đãi nhằm kéo dự án, tổn hại lợi ích chung. Khai thác logistic. Thực hiện chủ quyền phù hợp với các định chế quốc tế. Tiếp tục phân cấp cho các KCN. Đề cao trách nhiệm của nhà đầu tư.
Nâng cao tính chuyên nghiệp hiệu quả của XT đầu tư; Kết hợp XT đầu tư với XTTM và XT du lịch. Ngăn chặn một số doanh nghiệp FDI lợi dụng kẽ hở của luật pháp về M&A mua lại các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ và của ta.
Đổi mới bộ máy quản lý nhà nước về Đầu tư nước ngoài. Nâng cao trình độ đội ngũ công chức liên quan đến FDI tại Sở Kế hoạch Đầu tư, Ban Quản lý các KCN tại các địa phương.
Xây dựng Trung tâm thông tin quốc gia về FDI với công nghệ hiện đại, kết nối với thông tin và cơ sở dữ liệu của các Bộ/ ngành, tỉnh/ thành phố, Ban quản lý các KCN và doanh nghiệp FDI.
- Cùng chuyên mục
Nhà máy điện gió hơn 5.700 tỷ ở Bình Định tìm nhà đầu tư
Dự án Nhà máy điện gió Vân Canh (tại Bình Định) với tổng vốn đầu tư hơn 5.700 tỷ đồng sẽ triển khai đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư. Dự án hứa hẹn sẽ cung cấp sản lượng điện sạch từ nguồn năng lượng tái tạo cho hệ thống quốc gia.
Đầu tư - 12/06/2025 09:59
Thu hút giới tinh hoa nhờ chính sách visa và ưu đãi thuế
New York, London, Paris hay Tokyo vẫn là điểm đến hàng đầu của giới siêu giàu và các cá nhân có giá trị tài sản lớn. Tuy nhiên, trong làn sóng chuyển dịch hiện nay, nhiều thành phố mới đang dần thu hút dòng vốn đầu tư của giới siêu giàu nhờ chính sách visa đầu tư, ưu đãi thuế và môi trường sống thân thiện.
Đầu tư - 11/06/2025 17:14
Tên mới, chủ cũ tại khu du lịch nghìn tỷ ven biển Hà Tĩnh
UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư thực hiện Dự án khu du lịch sinh thái biển Xuân Hội.
Đầu tư - 11/06/2025 11:07
Đà Nẵng xác định lại giá đất tại khu đô thị hơn 4.400 tỷ của Trung Nam
Khu đất thuộc khu vực dự án Golden Hills (TP. Đà Nẵng) của CTCP Trung Nam được mời thầu tư vấn xác định giá đất giai đoạn tháng 3/2019.
Đầu tư - 11/06/2025 06:49
Ra mắt trung tâm AI R&D, Qualcomm sẽ tiếp tục đầu tư thêm vào Việt Nam
Ngày 10/6, Qualcomm chính thức ra mắt AI R&D mới tại Việt Nam, bước đi tiếp nối thương vụ sáp nhập bộ phận nghiên cứu mảng AI tạo sinh của VinAI.
Đầu tư - 11/06/2025 06:43
Ông lớn Thái SCG thâu tóm toàn bộ Nhựa Duy Tân, hé lộ bức tranh tài chính
Với thương vụ mới nhất, Công ty SCG Packaging (SCGP) sở hữu 100% cổ phần của Nhựa Duy Tân, củng cố vị thế tại Việt Nam ở ngành bao bì.
Đầu tư - 10/06/2025 17:05
Quốc gia có hệ thống đường sắt cao tốc dài thứ 2 thế giới sẵn sàng hợp tác với Việt Nam
Hai Thủ tướng khẳng định lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư là một trong những trụ cột quan trọng trong mối quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Tây Ban Nha.
Đầu tư - 10/06/2025 10:41
Vẫn chưa có Siri hỗ trợ AI, 'cá nhân hóa hơn' từ Apple
Tại Hội nghị các nhà phát triển toàn cầu năm nay (WWDC 25), Apple đã công bố một loạt các bản cập nhật cho hệ điều hành, dịch vụ và phần mềm của mình, bao gồm giao diện mới được gọi là 'Liquid Glass' và quy ước đặt tên thương hiệu được đổi mới.
Công nghệ - 10/06/2025 10:16
Phát triển nhà ở cho người già liệu có thực sự tiềm năng?
Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số nhanh, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho biết, mô hình nhà ở dành cho người cao tuổi hứa hẹn sẽ là loại hình tiềm năng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, phát triển phân khúc chỉ dành riêng cho đối tượng này là điều khó khả thi.
Đầu tư - 10/06/2025 09:16
Mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành có thể hoàn thành sau 14 tháng
Nếu được áp dụng hình thức công trình xây dựng khẩn cấp và các cơ chế đặc thù khác, việc mở rộng gần 22 km cao tốc TP.HCM - Long Thành từ 4 làn xe lên 8-10 làn xe có thể cơ bản hoàn thành sau 14 tháng thi công.
Đầu tư - 10/06/2025 09:12
Thị trường sôi động – Đâu là cơ hội đầu tư đáng chú ý trong tháng 6?
VN-Index tăng mạnh 8,67% trong tháng 5, đánh dấu mức phục hồi ấn tượng nhất từ đầu năm 2025. Dòng tiền trở lại mạnh mẽ, nhóm ngân hàng, bất động sản, vật liệu xây dựng và xuất khẩu nổi lên là tâm điểm đầu tư trong tháng 6.
Đầu tư thông minh - 09/06/2025 22:29
Cần kết nối doanh nghiệp tư nhân với doanh nghiệp FDI
Sở Tài chính TP. Huế cho rằng, cần tăng cường kết nối doanh nghiệp tư nhân với doanh nghiệp FDI, kết nối các doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp nội địa tại các khu công nghiệp, khu kinh tế.
Đầu tư - 09/06/2025 21:52
Thành Phương QT cùng đối tác làm dự án cụm công nghiệp hơn 385 tỷ ở Quảng Trị
CTCP Bất động sản Thành Phương QT và công ty TNHH Xây dựng Nguyên Hưng vừa được tỉnh Quảng Trị lựa chọn thực hiện dự án Cụm công nghiệp Cam Thành mở rộng.
Đầu tư - 09/06/2025 16:57
Mở rộng cao tốc Bắc - Nam: Cú 'bắt tay' của các ông lớn giao thông
Tới nay đã có ít nhất 4 doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực giao thông đề xuất được tham gia đầu tư mở rộng dự án cao tốc Bắc - Nam phía đông.
Đầu tư - 09/06/2025 07:00
Quảng Nam 'chuyển mình' phát triển khu công nghiệp xanh
Quảng Nam đang đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp (KCN) xanh, nhằm tạo nền tảng phát triển bền vững, góp phần xây dựng tương lai xanh cho tỉnh và khu vực.
Đầu tư - 08/06/2025 16:54
Lộ diện 'ông trùm' cụm công nghiệp ở Bình Định
Công ty TNHH Thiên Hưng Mỹ Thọ đang đầu tư loạt dự án hạ tầng cụm công nghiệp trên địa bàn các huyện, thị xã tại Bình Định. Tổng vốn đầu tư các dự án trên lên đến cả nghìn tỷ đồng.
Đầu tư - 08/06/2025 06:48
- Đọc nhiều
-
1
Phát triển nhà ở cho người già liệu có thực sự tiềm năng?
-
2
Chính phủ yêu cầu làm rõ nguyên nhân tăng giá bất động sản
-
3
Mối liên hệ giữa gia tộc Chearavanont giàu thứ nhì ở châu Á và C.P Việt Nam
-
4
Quốc gia có hệ thống đường sắt cao tốc dài thứ 2 thế giới sẵn sàng hợp tác với Việt Nam
-
5
Năm 2025 đầy khó khăn của Apple, bài kiểm tra lớn nhất của Tim Cook
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 3 week ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 3 week ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 month ago