Tăng trưởng tín dụng năm 2023 dự báo đạt 12%

Nhàđầutư
VnDirect nhìn nhận tăng trưởng tín dụng năm nay sẽ chậm lại và chỉ đạt 12% do thị trường bất động sản kém khả quan, tăng trưởng xuất khẩu giảm tốc và lãi suất, lạm phát ở mức cao, thanh khoản hạn hẹp (dù đã có phần cải thiện).
HỮU BẬT
11, Tháng 03, 2023 | 12:34

Nhàđầutư
VnDirect nhìn nhận tăng trưởng tín dụng năm nay sẽ chậm lại và chỉ đạt 12% do thị trường bất động sản kém khả quan, tăng trưởng xuất khẩu giảm tốc và lãi suất, lạm phát ở mức cao, thanh khoản hạn hẹp (dù đã có phần cải thiện).

Giao-dich-ngan-hang- tien-42

Có ngân hàng được dự báo "room" tín dụng lên đến 22%. Ảnh: Trọng Hiếu. 

Trong báo cáo về ngành ngân hàng vừa phát hành, CTCP Chứng khoán VnDirect (VnDirect) dự báo tăng trưởng tín dụng sẽ chậm lại và đạt khoảng 12% trong năm 2023.

VnDirect nhìn nhận lý do là bởi thị trường bất động sản kém khả quan, tăng trưởng xuất khẩu giảm tốc và lãi suất cao. Ngoài ra, lạm phát dự kiến vẫn sẽ ở mức cao do mức tăng tiền lương 20,8%, có hiệu lực từ tháng 7/2023 và sự tăng giá ở các dịch vụ như y tế, vận tải công cộng… Chưa kể, thanh khoản hạn hẹp (dù đã có phần cải thiện) cũng là một nguyên nhân làm chậm lại đà tăng trưởng tín dụng trong năm nay. Theo số liệu từ NHNN cho thấy, tín dụng toàn nền kinh tế tính đến ngày 24/2 chỉ tăng 0,77% và cung tiền tăng rất chậm 0,05% so với cuối năm 2022.

Căng thẳng thanh khoản hệ thống đã diễn ra từ quý III/2022. Có thể thấy cung tiền M2 (số liệu tính đến cuối tháng 11/2022) chỉ tăng 3,6% so với số đầu năm, thấp hơn rất nhiều so với tăng trưởng tín dụng 14,8%. Điều này cho thấy áp lực về thanh khoản hiện hữu và hệ số LDR của các ngân hàng đều tăng đáng kể so với 2021.

Tuy nhiên, những áp lực này đã phần nào dịu bớt kể từ đầu năm 2023. Có thể thấy, áp lực tỷ giá hạ nhiệt đã tạo dư địa cho Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ thanh khoản qua việc tích cực mua vào ngoại tệ (NHNN đã mua vào 3,6 tỷ USD từ đầu năm 2023 đến giữa tháng 2, theo ước tính của VnDirect). Nhờ vậy, mặt bằng lãi suất đã giảm đáng kể so với mức đỉnh.

NDT - anh 15 16

 

Ngoài ra, Thông tư 26/2022 cũng được đánh giá là một yếu tố quan trọng giúp hỗ trợ thanh khoản hệ thống, khi có khoảng 50% tiền gửi kho bạc Nhà nước có kỳ hạn tại các NHTM (ước tính khoảng hơn 150 nghìn tỷ đồng, dựa trên số liệu BCTC quý IV/2022), sẽ được tính vào phần dư địa cho vay.

Dự báo "room" tín dụng năm 2023 của một số nhà băng

Trong tuần vừa qua, NHNN đã cấp tín dụng cho một số nhà băng. Trong đó, cao nhất là MSB với hạn mức tín dụng lần 1 ở mức 13,5%. Xếp sau đó là HDB (11%), ACB (9,8%), Vietcombank (9,6%), VIB và Techcombank cùng ở mức 9,5%, TPBank (9,1%), VPBank và MBBank cùng được cấp ở mức 9%, BIDV (8,3%) và LienVietPostBank (8%).

VnDirect cho rằng đây là các nhà băng có danh mục tín dụng đa dạng, tham gia hỗ trợ các tổ chức tín dụng yếu kém, chất lượng tài sản lành mạnh và thanh khoản dồi dào. Với trường hợp MSB, nhà băng này đạt được hạn mức tốt nhất chủ yếu do hệ số LDR thấp hơn nhiều so với các ngân hàng khác.

Dự báo cho cả năm 2023, VnDirect đánh giá tăng trưởng tín dụng của VPBank (22%) và HDB (20%) sẽ dẫn đầu danh sách. Xếp sau là MBBank (18%), ACB (13%), LienVietPostBank (13%), VCB (12%), VIB và TCB cùng 11%, TPB 10%.

NDT - du phong tang truong tin dung

 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ