Tầm nhìn đối tác chiến lược Việt Nam - Nga

Đại sứ NGÔ ĐỨC MẠNH
07:00 01/02/2022

Trong một thế giới đầy biến động, quan hệ giữa Việt Nam với Liên Bang Nga kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 30/1/1950 đến nay vẫn luôn là mối quan hệ hữu nghị, thủy chung, trong sáng với những giá trị đã, đang và sẽ còn mãi với thời gian.

29-11_krem

Chủ tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Nga Vladimir Putin trước Hội đàm trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức CHLB Nga từ 29/11-2/12/2021. Ảnh: VOV.

Đối tác, hợp tác toàn diện

Sức sống mãnh liệt của quan hệ Việt Nam - Liên Xô đã giúp cho hai đất nước vượt qua những tác động của cơn “động đất chính trị lớn” sau khi Liên Xô sụp đổ và vươn lên mạnh mẽ với việc ký Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị giữa Liên bang Nga và Việt Nam vào tháng 6 năm 1994.

Đây là cơ sở vững chắc để hai nước tiếp tục phát triển mối quan hệ bình đẳng, cùng có lợi và tiếp tục được đẩy mạnh trong thời kỳ mới. Tổng thống Nga Vladimir Putin trở thành nhà lãnh đạo cao cấp nhất của Nga lần đầu tiên trong hơn nửa thế kỷ đã sang thăm Việt Nam vào năm 2001.

Liên bang Nga trở thành quốc gia đầu tiên mà Việt Nam thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược vào năm 2001 và Đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2012, góp phần quan trọng đưa hợp tác song phương về mọi mặt lên tầm cao mới.

Nét nổi bật của quan hệ Việt Nam - Nga là sự tin cậy chính trị và hiểu biết lẫn nhau không ngừng được tăng cường và củng cố với việc trao đổi đoàn và tiếp xúc các cấp, đặc biệt là cấp cao, là cơ sở thúc đẩy hợp tác toàn diện giữa hai nước.

Hai nước chia sẻ quan điểm và lập trường trong nhiều vấn đề quốc tế và khu vực; phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn quốc tế, nhất là tại Liên hợp quốc. Hợp tác theo kênh Đảng, Nhà nước, các tổ chức xã hội, đoàn thể hai nước được thúc đẩy mạnh mẽ, tạo môi trường thuận lợi cho việc tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư.

Việt Nam là quốc gia đầu tiên mà Liên minh Kinh tế Á - Âu, trong đó, Nga là thành viên chủ chốt, ký Hiệp định thương mại tự do, có hiệu lực từ năm 2016. Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Nga tại Đông Nam Á với kim ngạch hai chiều duy trì được đà tăng trưởng, giai đoạn 2016 - 2018, tăng trưởng trung bình trên 25%.

Năm 2020, tuy bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, kim ngạch song phương vẫn tăng, đạt, 4,85 tỷ USD và trong 9 tháng đầu năm 2021 đạt 4,7 tỷ USD, tăng hơn 16% so với cùng kỳ năm 2020. Hiện nay, Nga có 23 dự án ngoài dầu khí, đầu tư vào Việt Nam với con số gần 1 tỷ USD.

Hợp tác trong lĩnh vực dầu khí, năng lượng không ngừng phát huy hiệu quả đối với nền kinh tế của mỗi nước. Với sự giúp đỡ của Nga, Việt Nam đã có ngành công nghiệp dầu khí khá phát triển với Xí nghiệp liên doanh dầu khí Vietxopetro là một biểu tượng sinh động, dự án nổi bật. Giáo dục, giao lưu nhân dân cũng có bước phát triển mạnh mẽ.

Từ năm 2015 đến nay, số lượng học bổng Liên bang Nga cấp cho công dân Việt Nam tăng dần hàng năm và tăng đáng kể, gần 1000 học bổng vào năm 2020. Hai bên thường xuyên tổ chức “Những ngày văn hóa” ở mỗi nước, phát huy vai trò của Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga và Quỹ “Thế giới Nga” tại Việt Nam, phổ biến rộng rãi tiếng Nga tại Việt Nam và tiếng Việt tại Nga. Việt Nam đã trở thành điểm đến yêu thích của người dân Nga, với hơn 650 nghìn người Nga chọn điểm đến thăm quan, nghỉ dưỡng vào năm 2019.

Hiện nay, hợp tác quốc phòng-an ninh và kỹ thuật quân sự vẫn là trụ cột trong quan hệ giữa hai nước. Việt Nam xác định Nga là đối tác tin cậy trong hợp tác quân sự, nhất là trong đào tạo cán bộ, chuyển giao vũ khí, trang bị…

Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều thay đổi nhanh chóng, sự hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực này góp phần nâng cao năng lực phòng thủ, bảo vệ chủ quyền của Việt Nam, đóng góp thiết thực vào hòa bình và ổn định ở khu vực. Giao lưu nhân dân tiếp tục giữ vai trò là cầu nối gắn kết giữa nhân dân hai nước.

Các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức hữu nghị Việt Nam hàng năm triển khai với các đối tác Nga rất nhiều hoạt động có ý nghĩa tôn vinh và giáo dục tình hữu nghị sâu sắc giữa hai dân tộc. Chính tình cảm chân thành, đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của người Việt Nam thông qua các cuộc giao lưu và kết nối các tầng lớp nhân dân đã gắn kết hai quốc gia thêm bền chặt, góp phần củng cố nền tảng xã hội của quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga.

Cùng sát cánh vì tương lai tươi sáng

Hai mươi năm đầu của thế kỷ 21, thế giới chứng kiến nhiều biến động sâu sắc. Hòa bình, ổn định vẫn là xu thế chủ đạo với tiến trình toàn cầu hóa, liên kết khu vực mạnh mẽ nhưng thế giới tiếp tục đối mặt với những thách thức lớn về an ninh truyền thống và phi truyền thống, mà đại dịch COVID-19 là một trường hợp điển hình.

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương có vai trò ngày càng quan trọng, là đầu tàu tăng trưởng của thế giới nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ và thách thức. Từ đó, việc tiếp tục củng cố và tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Nga có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Nga đánh giá cao quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam, coi Việt Nam là đối tác ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Nga tại khu vực châu Á - Thái bình dương.

Tổng thống Vladimir Putin, năm 2013 đã từng nói: “Quan hệ giữa Nga và Việt Nam có tính chất đặc biệt, thậm chí còn hơn cả chiến lược.”

Về phần mình, trong chuyến thăm chính thức Liên bang Nga vào tháng 9 năm 2018, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Chúng ta tiếp tục tăng cường mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Liên bang Nga trong các điều kiện mới, cùng nhau làm sâu sắc các mối quan hệ chính trị song phương, củng cố mối quan hệ chiến lược và đoàn kết chiến lược…”

Thêm vào đó, như tôi đã nhiều lần chia sẻ và trực tiếp chứng kiến, giữa các nhà lãnh đạo hai nước có mối quan hệ cá nhân nồng ấm, thường xuyên gặp gỡ, thăm hỏi lẫn nhau nên biết rất rõ tình hình của mỗi nước và nhận thức sâu sắc về những bước đi cần thiết để tăng cường và củng cố quan hệ hợp tác cùng có lợi.

Các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao hai nước chính là cuộc hội ngộ của những người bạn lâu năm, chân thành và tin cậy.

Dấu mốc mới trong quan hệ Việt Nam- Liên bang Nga là việc Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, trên cương vị mới, chọn Nga là một trong những nước đi thăm đầu tiên, từ ngày 29/11 đến 2/12/2021, thể hiện sự coi trọng rất cao mối quan hệ giữa hai nước, coi Liên bang Nga là ưu tiên hàng đầu trong đối ngoại, là một trong những đối tác then chốt, tin cậy của Việt Nam. Chuyến thăm mở ra một giai đoạn phát triển mới mạnh mẽ cho hợp tác giữa hai nước với việc hai bên đã ra Tuyên bố chung về Tầm nhìn quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Nga đến năm 2030.

Văn kiện này trình bày một cách đầy đủ, toàn diện những định hướng lớn cho sự hợp tác tin cậy, sâu sắc giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực với những nhóm giải pháp vừa tổng thể vừa cụ thể hết sức thiết thực.

Các nội dung cơ bản của Tuyên bố chung được thể hiện tập trung ở 5 nhóm vấn đề chủ yếu như sau: Thứ nhất, phát triển chính trị sâu rộng và thực chất ở cấp cao và cao nhất, coi việc củng cố tin cậy chiến lược là nền tảng cho việc mở rộng và tăng cường hợp tác song phương trên tất cả các lĩnh vực, hoàn thiện hoạt động của các cơ chế hợp tác chung và trong trường hợp cần thiết, sẽ thiết lập các hình thức hợp tác mới nhằm tạo động lực và đột phá thực chất trong quan hệ song phương.

Thứ hai, tiếp tục tăng cường hợp tác quốc phòng, an ninh, quân sự và kỹ thuật quân sự trên cơ sở luật pháp quốc tế, vì hòa bình và ổn định tại khu vực và trên thế giới.

Thứ ba, khai thác tiềm năng và thế mạnh của nền kinh tế mỗi nước, nhất là Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á - Âu; tiếp tục nỗ lực mở rộng hơn nữa hợp tác trên cơ sở cùng có lợi, quyết tâm tạo điều kiện thuận lợi, kịp thời tháo gỡ những vấn đề phát sinh trong quá trình hợp tác.

Thứ tư, quyết tâm tăng cường hợp tác giáo dụcđào tạo, khoa học-công nghệ và giao lưu nhân dân; coi đây là một trong những hướng hợp tác chủ chốt giữa hai nước.

Thứ năm, hai nước tăng cường phối hợp tại các diễn đàn đa phương; ủng hộ xây dựng hệ thống quan hệ quốc tế dân chủ, công bằng hơn trên cơ sở thượng tôn pháp luật quốc tế và các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc. Hai bên sẽ phối hợp chặt chẽ để đối phó hiệu quả với những mối đe dọa an ninh truyền thống và phi truyền thống.

Tuyên bố khẳng định Nga và Việt Nam sẽ đảm bảo an ninh, an toàn và tự do hàng hải và hàng không và các hoạt động thương mại không bị cản trở, ủng hộ kiềm chế, không sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực và giải quyết các tranh chấp giữa các bên bằng biện pháp hòa bình.

Kết quả này càng thêm đặc biệt trong bối cảnh năm 2021 hai nước kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược và hướng tới kỷ niệm 10 năm quan hệ Đối tác chiến lược vào năm tới. Với tình hữu nghị được thử thách qua thời gian và sự hợp tác tin cậy, toàn diện giữa hai nước, hoàn toàn có cơ sở để tin rằng, quan hệ Việt Nam - Nga giúp chúng ta vượt qua khó khăn và trở nên mạnh mẽ hơn, đưa đến một tương lai chung hòa bình, ổn định và thịnh vượng cho nhân dân cả hai nước Việt Nam và Liên bang Nga.

  • Cùng chuyên mục
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ lãnh đạo Trung Quốc, Mỹ tại Hội nghị G20

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ lãnh đạo Trung Quốc, Mỹ tại Hội nghị G20

Thủ tướng Chính phủ khẳng định Việt Nam luôn mong muốn tăng cường hơn nữa hợp tác với các nước và các tổ chức quốc tế, đưa quan hệ phát triển lên tầm cao mới, thực chất và đi vào chiều sâu.

Sự kiện - 19/11/2024 11:58

Điểm nghẽn đầu tư theo hình thức PPP và kiến nghị giải pháp khắc phục

Điểm nghẽn đầu tư theo hình thức PPP và kiến nghị giải pháp khắc phục

Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) là một phương thức đầu tư mới trong nền kinh tế thị trường nước ta, được Nhà nước hết sức quan tâm. Tuy nhiên, số lượng các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư sau ngày Luật PPP có hiệu lực, trong đó có các dự án hạ tầng giao thông không những không tăng mà còn giảm đi một cách đáng kể.

Sự kiện - 19/11/2024 11:12

Làm gì để nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật?

Làm gì để nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật?

Vấn đề nổi lên hiện nay là làm thế nào để các luật, chính sách mới có thể được đưa nhanh vào đời sống kinh tế- xã hội, được thực thi nghiêm chỉnh trong các cấp, các ngành, trở thành động lực tăng trưởng kinh tế - xã hội theo kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, doanh nghiệp số, xã hội số.

Sự kiện - 19/11/2024 11:09

Hà Nội yêu cầu bảo đảm cấp điện an toàn trong chung cư

Hà Nội yêu cầu bảo đảm cấp điện an toàn trong chung cư

UBND TP. Hà Nội yêu cầu các sở, ngành, địa phương bảo đảm cấp điện an toàn, ổn định tại các chung cư, nhà cao tầng, khu đất dịch vụ, khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố

Sự kiện - 19/11/2024 10:49

Hà Nội quyết nghị nhiều vấn đề quan trọng để triển khai Luật Thủ đô

Hà Nội quyết nghị nhiều vấn đề quan trọng để triển khai Luật Thủ đô

HĐND TP. Hà Nội đã khai mạc kỳ họp thứ 19 xem xét, ban hành 11 nghị quyết quy phạm pháp luật để triển khai, thi hành Luật Thủ đô.

Sự kiện - 19/11/2024 10:06

Ông Trần Thanh Mẫn làm Trưởng ban chỉ đạo sắp xếp bộ máy tinh gọn của Quốc hội

Ông Trần Thanh Mẫn làm Trưởng ban chỉ đạo sắp xếp bộ máy tinh gọn của Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm Trưởng ban chỉ đạo sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả tại các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội.

Sự kiện - 19/11/2024 06:43

'Việt Nam xây nhà rất nhanh nhưng quên mất phần móng'

'Việt Nam xây nhà rất nhanh nhưng quên mất phần móng'

Ngày 19/11, dưới sự chỉ đạo của Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE), Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức Tọa đàm "Tháo gỡ điểm nghẽn pháp lý đối với đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và bất động sản".

Sự kiện - 19/11/2024 06:40

Hôm nay (19/11), HĐND TP. Hà Nội tổ chức kỳ họp chuyên đề

Hôm nay (19/11), HĐND TP. Hà Nội tổ chức kỳ họp chuyên đề

Ngày 19/11, HĐND TP. Hà Nội tổ chức kỳ họp chuyên đề xem xét, ban hành các nội dung triển khai, thi hành Luật Thủ đô năm 2024.

Sự kiện - 19/11/2024 06:23

Ông Hoàng Nghĩa Hiếu giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Nghệ An

Ông Hoàng Nghĩa Hiếu giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Nghệ An

Ông Hoàng Nghĩa Hiếu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy vừa được bầu giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Sự kiện - 18/11/2024 17:03

Hà Nội rà soát việc thu dọn cây nghiêng, gãy đổ

Hà Nội rà soát việc thu dọn cây nghiêng, gãy đổ

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, vẫn còn một số cây bị gãy, đổ trên các tuyến đường, khu đô thị, khu dân cư chưa được kiểm tra, xử lý, thu dọn; một số cây bị nghiêng, đổ chưa được chống dựng lại.

Sự kiện - 18/11/2024 16:36

Tổng bí thư: Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế đổi mới giáo dục của toàn cầu

Tổng bí thư: Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế đổi mới giáo dục của toàn cầu

"Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, sự hình thành nền kinh tế tri thức, xã hội tri thức; yêu cầu chuyển đổi mô hình kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu, tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng chất lượng, hiệu quả, có sức cạnh tranh cao… đã thúc đẩy đổi mới giáo dục trở thành xu thế toàn cầu và Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế đó", Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá.

Sự kiện - 18/11/2024 12:57

MTTQ Thủ đô ngày càng có nhiều đổi mới, cán bộ được trẻ hóa

MTTQ Thủ đô ngày càng có nhiều đổi mới, cán bộ được trẻ hóa

Theo Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân chủ-Pháp luật (Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hà Nội) Phạm Ngọc Thảo nhận định, cán bộ MTTQ Thủ đô được trẻ hóa, cơ sở vật chất cho hoạt động được quan tâm đầu tư hơn hẳn trước đây.

Sự kiện - 18/11/2024 11:26

Nguyên Trợ lý Chủ tịch nước làm Tổng Giám đốc HFIC

Nguyên Trợ lý Chủ tịch nước làm Tổng Giám đốc HFIC

Ông Trương Tuấn Anh, chuyên viên cao cấp Văn phòng Chủ tịch nước, nguyên Trợ lý Chủ tịch nước được Chủ tịch UBND TP.HCM tiếp nhận và bổ nhiệm giữ chức Tổng Giám đốc HFIC.

Sự kiện - 18/11/2024 10:48

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Brazil, nhất trí nâng cấp quan hệ song phương

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Brazil, nhất trí nâng cấp quan hệ song phương

Ngày 17/11 theo giờ địa phương, trong khuôn khổ chuyến công tác Brazil, tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại thành phố Rio de Janeiro, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva.

Sự kiện - 18/11/2024 07:37

Hãng máy bay lớn thứ 3 thế giới muốn khai thác đường bay Hà Nội - TP.HCM

Hãng máy bay lớn thứ 3 thế giới muốn khai thác đường bay Hà Nội - TP.HCM

Từng cung cấp 5 máy bay cho Bamboo Airways, tập đoàn đa ngành Embraer của Brazil đang tiếp tục trao đổi với các đối tác của Việt Nam để mở rộng hợp tác.

Sự kiện - 18/11/2024 06:30

Thủ tướng làm Trưởng ban chỉ đạo sắp xếp bộ máy Chính phủ tinh gọn

Thủ tướng làm Trưởng ban chỉ đạo sắp xếp bộ máy Chính phủ tinh gọn

Ban chỉ đạo có nhiệm vụ đổi mới, sắp xếp mô hình tổ chức bộ máy của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Sự kiện - 17/11/2024 11:18