Ngoại giao vaccine: Vì sao Chính phủ thành lập Tổ công tác về ngoại giao vaccine?
Ngoại giao vaccine không chỉ là con đường để Việt Nam tiếp cận, nhập khẩu vaccine mà còn mở ra cơ hội chuyển giao công nghệ và sản xuất vaccine tại chỗ, tạo ra nguồn cung vaccine bền vững nhất cho Việt Nam.
Việt Nam đang trải qua đợt bùng phát thứ 4 của dịch COVID-19 – đợt bùng phát mạnh nhất kể từ khi loại virus này xuất hiện tại Việt Nam ngày 23/1/2020. Số lượng ca mắc mới đã đạt gần 10.000 người/ngày, riêng TP.HCM mỗi ngày có khoảng 240 ca tử vong. Đây là những con số rất đáng lo ngại.
Trong nhiều nỗ lực để kiểm soát dịch bệnh, ngày 13/8/2021, Chính phủ đã thành lập Tổ công tác về ngoại giao vaccine do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn làm Tổ trưởng. Tổ công tác có nhiệm vụ xúc tiến, vận động viện trợ vaccine, thuốc điều trị, vật phẩm y tế phòng, chống COVID-19; chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine, thuốc từ đối tác song phương, đa phương; báo cáo Thủ tướng chỉ đạo các biện pháp cần triển khai.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn làm Tổ trưởng Tổ công tác của Chính phủ về ngoại giao vaccine.
Rõ ràng, Chính phủ xác định “ngoại giao vaccine” là một kênh quan trọng nhằm đạt được mục tiêu bao phủ vaccine 70-75% dân số. Tiêm vaccine, tạo miễn dịch cộng đồng là một trong những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ trong việc đẩy lùi đại dịch COVID-19.
“Ngoại giao vaccine” thực chất là việc tranh thủ các mối quan hệ song phương và đa phương thông qua các tổ chức quốc tế để tăng cường tiếp cận vaccine cho người dân.” - Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ cho biết.
“Cơn khát” vaccine toàn cầu
Theo số liệu từ Tổ chức Y tế thế giới, nếu nhu cầu chính thức của thế giới từ nay đến cuối năm là 10 tỷ liều vaccine thì hiện nay mới sản xuất được 4,5 tỷ liều, tức là chưa đáp ứng được một nửa nhu cầu.
Bên cạnh đó, tình trạng bất bình đẳng trong tiếp cận nguồn vaccine cũng làm gia tăng sự khan hiếm vaccine với nhiều quốc gia.
Lý giải nguyên nhân dẫn đến tình trạng khan hiếm vaccine, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ cho biết: Thứ nhất, sản xuất, cung ứng vaccine chỉ tập trung vào một số nước phát triển, không theo kịp nhu cầu gia tăng đột biến trên toàn cầu. Thứ hai, nhiều nước phát triển thực thi chính sách tích trữ quá mức so với nhu cầu. Thứ ba, do ảnh hưởng từ việc đứt gãy chuỗi cung ứng trên diện rộng nên nguyên nhiên liệu, sản xuất vaccine, cùng với quá trình chuyển giao công nghệ mất nhiều thời gian hơn.

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ.
Để tìm đủ nguồn vaccine phục vụ chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 toàn quốc, Việt Nam đã và đang có những nỗ lực không ngừng nghỉ trên con đường “ngoại giao vaccine”.
Ngày 8/12/2020, một cụ bà ở Vương quốc Anh đã trở thành người đầu tiên trên thế giới được tiêm vaccine Pfizer ...
Hơn 2 tháng sau, ngày 24/02/2021, hơn 100.000 liều vaccine phòng COVID-19 đầu tiên về Việt Nam.
Ngày 10/7, Chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 toàn quốc được khởi động. Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, đây là chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử vì từ trước tới nay, dù nước ta tổ chức nhiều chiến dịch tiêm, gần nhất là tiêm 23 triệu liều vaccine sởi - rubela cho trẻ nhưng chiến dịch tiêm vaccine COVID-19 lần này được triển khai trên quy mô lớn, đảm bảo tiêm chủng 150 triệu liều trong 9 tháng, nhằm tăng độ bao phủ vaccine cho người dân để đạt miễn dịch cộng đồng.
Tính đến ngày 13/8, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là hơn 13,7 triệu liều, trong đó tiêm 1 mũi là 12,5 triệu liều, tiêm mũi 2 là gần 1,3 triệu liều.
Khi vaccine “Made in Vietnam” vẫn đang trong quá trình thử nghiệm thì “ngoại giao vaccine” là con đường hiệu quả nhất nhằm giúp đất nước tiếp cận các nguồn vaccine trên thế giới.
Tiếp cận vaccine: Nỗ lực không mệt mỏi của Việt Nam
Ngay từ khi dịch bùng phát, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chính phủ đã dự báo và ban hành chỉ đạo về công tác phòng chống dịch, trong đó có việc thực hiện chiến lược vaccine: tiếp cận nguồn vaccine từ bên ngoài, tăng cường hợp tác quốc tế trong chuyển giao công nghệ và sản xuất vaccine, đảm bảo tiêm chủng an toàn, hiệu quả cho người Việt Nam. Theo đó, “ngoại giao vaccine” được xác định là một mũi nhọn để đạt được chiến lược này.
Đến nay, chiến lược vaccine và “ngoại giao vaccine” được triển khai rất quyết liệt, bài bản ở các cấp, đặc biệt ở cấp cao. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội và đặc biệt là Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quan tâm, chỉ đạo và tham gia trực tiếp rất quyết liệt, không câu nệ hình thức, ngoại giao song phương hay đa phương, điện đàm hay viết thư cho lãnh đạo các nước, lãnh đạo các tổ chức quốc tế như WHO, các doanh nghiệp sản xuất vaccine…
Trong thư gửi Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden ngày 30/5, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá Cơ chế COVAX là sự hỗ trợ quý báu đã giúp Việt Nam và nhiều nước đang phát triển xử lý dịch khi nguồn cung vaccine quốc tế khan hiếm. Ông mong muốn Hoa Kỳ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam và các nước trong việc cung ứng vaccine, đồng thời đề nghị hai bên tăng cường hợp tác nghiên cứu, sản xuất và chuyển giao công nghệ vaccine.
Trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường ngày 4/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hai bên tăng cường hợp tác phòng, chống dịch COVID-19, đồng thời mong muốn tìm ra các giải pháp phù hợp, hiệu quả cho hợp tác giữa hai bên trong việc thực hiện chiến lược vaccine.
Trong cuộc điện đàm với Chủ tịch Hạ viện Australia Tony Smith ngày 7/6, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị hai nước tiếp tục hỗ trợ tiếp cận bình đẳng vaccine và chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine cho Việt Nam.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính điện đàm với Thủ tướng Cộng hòa Séc Andrej Babis ngày 9/8/2021.
Kết quả, cơ chế COVAX đã chuyển cho Việt Nam 2,6 triệu liều và cam kết dành ưu tiên hơn cho Việt Nam trong các đợt phân bổ tiếp theo. Trung Quốc đã viện trợ cho Việt Nam 500.000 liều vaccine và sẽ xem xét viện trợ thêm trong thời gian tới. Nga đã tặng Việt Nam 1.000 liều và đồng ý cung cấp cho Việt Nam tối đa 20 triệu liều vaccine Spunik trong năm 2021, đồng thời hợp tác với Công ty VABIOTECH để đóng gói, chuyển giao công nghệ vaccine tại Việt Nam từ tháng 7/2021.
Nhật Bản đã viện trợ cho Việt Nam 3 triệu liều vaccine tính đến ngày 13/7. Nhật cũng sẵn sàng hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam về thử nghiệm lâm sàng, chuyển giao và bán công nghệ sản xuất vaccine.
Bên cạnh đó, Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách ưu tiên nhận viện trợ vaccine trong tổng số 80 triệu liều mà nước này cam kết viện trợ cho cơ chế COVAX… Ngoài ra, Cuba, Anh, Đức, Australia, Ấn Độ và một số nước khác cũng có những cam kết cụ thể với Việt Nam.

Đại diện Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam tiếp nhận lô vaccine về đến sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội), sáng 10/7. Ảnh: TTXVN
Không chỉ ở kênh song phương, chúng ta cũng tham gia tích cực vào “ngoại giao vaccine” ở kênh đa phương, kêu gọi cộng đồng quốc tế có những giải pháp đối với bất bình đẳng vaccine và khan hiếm vaccine.
Tại Phiên thảo luận cấp cao của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, hay Hội nghị tương lai châu Á, Hội nghị thượng đỉnh đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G), Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đều nêu bật tầm quan trọng của cộng đồng quốc tế chung tay sớm giải quyết vấn đề thiếu hụt vaccine, bảo đảm phân bổ công bằng vaccine cho các nước đang phát triển và kém phát triển.
Việt Nam cũng đóng góp 500.000 USD vào quỹ vaccine toàn cầu.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Ảnh: Vũ Khuyên
Để thực hiện chiến lược vaccine, Thủ tướng Chính phủ đã điện đàm với Thủ tướng 16 nước; gửi thư, điện cho lãnh đạo 22 nước; điện đàm và gửi thư cho 10 tổ chức quốc tế để thúc đẩy "Ngoại giao vaccine", đạt một số kết quả.
Mục tiêu đặt ra là 150 triệu liều vaccine, tuy nhiên, hiện nay số lượng vaccine về nước vẫn còn hạn chế và số người được tiêm mới chỉ đạt hơn 13 triệu người. Đó cũng là lý do vì sao Chính phủ quyết định thành lập Tổ công tác về ngoại giao vaccine.
“Ngoại giao vaccine” không có nghĩa là chỉ tiếp cận, nhập khẩu vaccine, Việt Nam đang thúc đẩy sâu hơn nữa, tích cực hơn nữa việc hợp tác chuyển giao công nghệ và sản xuất vaccine để phục vụ cho việc sản xuất lâu dài. Bởi “Đây là bài toán cơ bản để Việt Nam bảo đảm nguồn vaccine lâu dài và ổn định, đồng thời thúc đẩy quá trình hợp tác quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất vaccine trong nước” - Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ nhấn mạnh./.
(Theo VOV)
- Cùng chuyên mục
Chủ tịch Skoda: Việt Nam có rất nhiều lợi thế để tập đoàn hợp tác, đầu tư
Việt Nam có rất nhiều lợi thế để Tập đoàn Skoda Auto hợp tác, đầu tư, như hệ thống cảng biển, logistics, nguồn nhân lực dồi dào với tay nghề cao.
Sự kiện - 28/03/2025 07:05
Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý góp ý của VAFIE về sửa đổi Nghị định về an toàn thực phẩm
Phó Thủ tướng Lê Thành Long giao Bộ Y tế nghiên cứu, xử lý góp ý của VAFIE về sửa đổi Nghị định 15/2018/NĐ-CP về an toàn thực phẩm theo đúng quy định.
Sự kiện - 27/03/2025 07:29
Tổng Bí thư Tô Lâm ủng hộ hợp tác với Singapore trong lĩnh vực năng lượng xanh
Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao việc gần đây Singapore cấp phép cho mở cửa thị trường đối với sản phẩm nông nghiệp và chăn nuôi của Việt Nam.
Sự kiện - 26/03/2025 21:28
VAFIE thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực sản xuất thông minh
Ngày 26/3, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) đã tổ chức Diễn đàn sản xuất thông minh toàn cầu Việt Nam 2025 nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực sản xuất thông minh.
Sự kiện - 26/03/2025 16:58
Chi đoàn Tạp chí Nhà đầu tư phát động phong trào 'Văn phòng xanh'
Hưởng ứng "Tháng Thanh niên", Ban Chấp hành Chi đoàn Tạp chí Nhà đầu tư đã phát động phong trào "Văn phòng xanh" với sự tham gia của toàn bộ đoàn viên và cán bộ, nhân viên.
Sự kiện - 26/03/2025 15:04
Sau nâng cấp quan hệ, Việt Nam - Singapore ký kết nhiều văn kiện kinh tế
Việc ký kết các văn kiện hợp tác diễn ra sau khi sau khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện nhân chuyến thăm Singapore của Tổng Bí thư Tô Lâm hồi đầu tháng.
Sự kiện - 26/03/2025 14:20
Vĩnh Phúc phát triển 5 khu công nghiệp, 31 cụm công nghiệp trong 5 năm tới
Để đạt được mục tiêu 24 khu công nghiệp, 47 cụm công nghiệp đến năm 2030, trong vòng 5 năm tới Vĩnh Phúc phải phát triển thêm 5 khu công nghiệp, 31 cụm công nghiệp
Sự kiện - 26/03/2025 11:58
Tương lai cho thế hệ vươn mình
Nhadautu.vn trân trọng giới thiệu bài viết "Tương lai cho thế hệ vươn mình" của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Sự kiện - 25/03/2025 14:18
Các dự án hợp tác Việt Nam - Singapore sẽ hút đầu tư, tạo việc làm theo cấp số nhân
Đại sứ Singapore tại Việt Nam Jaya Ratnam cho rằng, các dự án công nghiệp, năng lượng mới giữa Singapore - Việt Nam sẽ thu hút đầu tư, tạo việc làm theo cấp số nhân, thể hiện ý nghĩa to lớn của mối Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện mà hai bên vừa đạt được.
Sự kiện - 25/03/2025 13:42
Tạp chí Nhà đầu tư thông báo chuyển trụ sở làm việc
Từ ngày 25/3/2025, tòa soạn Tạp chí Nhà đầu tư chuyển trụ sở làm việc đến địa chỉ số 5B phố Hồ Xuân Hương, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.
Sự kiện - 25/03/2025 13:41
Phó Thủ tướng mời gọi chuyên gia, doanh nghiệp Đức đầu tư tại Trung tâm tài chính quốc tế
Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình, Việt Nam đang nghiên cứu nhiều biện pháp để thúc đẩy tăng trưởng, trong đó có xây dựng và vận hành Trung tâm tài chính quốc tế.
Sự kiện - 25/03/2025 12:54
Hà Nội phê duyệt phương án tuyến, vị trí cầu Tứ Liên
Cầu Tứ Liên có chiều dài toàn tuyến khoảng 3km với điểm đầu tại nút giao với đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ và điểm cuối tại nút giao với trục TC13, huyện Đông Anh.
Sự kiện - 25/03/2025 08:57
Mỹ quan tâm tới kế hoạch tài chính của Việt Nam cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
Đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ và Bộ Công Thương, Bộ Tài chính Việt Nam đã thông tin, trao đổi những nét chính về Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Sự kiện - 25/03/2025 07:03
Hà Nội sẽ đặt cột mốc Km0 cạnh Hồ Gươm
Theo UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), cột mốc Km0 sẽ được đặt tại trung tâm sân khánh tiết, phía trước tượng đài Lý Thái Tổ, giáp đường Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm.
Sự kiện - 24/03/2025 11:04
Thủ tướng: Đầu tư cho thế hệ trẻ tài năng là đầu tư cho tương lai đất nước giàu mạnh, hùng cường và thịnh vượng
Nhadautu.vn trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Lễ trao Giải thưởng "Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024", tối 23/3/2025.
Sự kiện - 24/03/2025 07:46
Chuyên gia gợi ý thời điểm thích hợp để đầu tư vàng
Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế, người dân có thể mua vàng khi giá vàng trong nước và thế giới không chênh lệch quá nhiều.
Sự kiện - 24/03/2025 07:43
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 6 day ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 week ago
Điểm tên nhóm ngành hưởng lợi từ thương chiến
Đầu tư thông minh - Update 1 week ago
Khi nào cổ phiếu VNM đảo chiều?
Tài chính - Update 1 month ago