PVA: Giá vắc xin COVID đội lên ít nhất 5 lần vì độc quyền

HOÀNG AN
05:05 30/07/2021

Chi phí tiêm vắc xin ngừa COVID-19 có thể giảm xuống ít nhất 5 lần nếu các hãng dược không giữ thế độc quyền để thu lợi riêng, đây là tuyên bố mới nhất hôm 29/7 của Liên minh Vắc xin cho tất cả mọi người (People’s Vaccine Alliance/PVA), theo thông tin từ Oxfarm.

Phân tích mới của PVA cho thấy công ty Pfizer/BioNTech và Moderna đang tính giá bán vắc xin cho các chính phủ cao hơn 41 tỷ USD so với chi phí sản xuất ước tính. Ví dụ, Colombia có thể đã phải trả nhiều hơn 375 triệu USA cho các liều vắc xin Pfizer/BioNTech và Moderna, so với giá thành ước tính.

PVA Sharegraphic

Các chính phủ đang buộc phải trả giá có thể cao hơn tới 24 lần giá thành sản xuất vắc xin COVID, theo PVA

Bất chấp sự gia tăng nhanh chóng các trường hợp mắc và tử vong do COVID tại các nước đang phát triển, cho đến nay Pfizer / BioNTech và Moderna đã bán hơn 90% số vắc xin của họ cho các quốc gia giàu có, tính phí cao gấp 24 lần chi phí sản xuất ước tính.

Tuần trước, Pfizer/ BioNTech thông báo họ sẽ cấp phép cho một công ty Nam Phi cung cấp và đóng gói 100 triệu liều để sử dụng ở Châu Phi, nhưng đây chỉ là một con số rất nhỏ so với nhu cầu thực tế.

Cả hai hãng dược đều không đồng ý chuyển giao đầy đủ công nghệ vắc xin với bất kỳ nhà sản xuất có năng lực nào ở các nước đang phát triển, một động thái có thể giúp tăng nguồn cung toàn cầu, hạ giá thành và cứu sống hàng triệu người.

Phân tích các kỹ thuật sản xuất vắc xin mRNA hàng đầu do Pfizer/ BioNTech và Moderna sản xuất - chỉ được phát triển nhờ nguồn ngân sách công với khoảng 8,3 tỷ USD - cho thấy những loại vắc xin này có thể được sản xuất với chi phí là 1,20 USD một liều.

Tuy nhiên, COVAX, chương trình được thành lập để giúp các quốc gia tiếp cận với vắc xin COVID, đã phải chi trả trung bình gấp gần 5 lần. COVAX cũng đã phải vật lộn để có đủ liều lượng và đáp ứng tốc độ yêu cầu, vì nguồn cung không đủ và thực tế là các nước giàu đã tìm cách để được đứng đầu danh sách chờ bằng cách sẵn sàng trả giá cao hơn rất nhiều.

Nếu không có độc quyền dược phẩm về vắc xin làm hạn chế nguồn cung và đẩy giá lên, PVA cho biết số tiền mà COVAX chi cho đến nay có thể đủ để tiêm chủng đầy đủ cho mọi người ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình bằng giá thành sản xuất, nếu có đủ nguồn cung. Do đó, COVAX sẽ chỉ tiêm được cho nhiều nhất là 23% dân số vào cuối năm 2021.

PVA là liên minh của gần 70 tổ chức, bao gồm Liên minh châu Phi, Oxfam và UNAIDS, cho biết, việc một số nước giàu không ủng hộ việc dỡ bỏ độc quyền và giảm giá vắc xin đang ở mức cao một cách bất hợp lý đã góp phần trực tiếp vào tình trạng khan hiếm vắc xin ở các quốc gia nghèo hơn.

Bà Anna Marriott, Quản lý Chính sách Y tế của Oxfam cho biết: “Các hãng dược đang đòi cả thế giới tiền chuộc vào thời điểm khủng hoảng toàn cầu chưa từng có. Đây có lẽ là một trong những vụ trục lợi lớn nhất trong lịch sử.

Những khoản ngân sách quý giá lẽ ra có thể được sử dụng để xây dựng thêm các cơ sở y tế ở các nước nghèo hơn đang được nắm giữ bởi các Giám đốc điều hành và cổ đông của các tập đoàn đầy quyền lực này".

Bà Winnie Byanyima, Giám đốc Điều hành của UNAIDS cho biết: “Các nhân viên y tế đang chết dần chết mòn ở tuyến đầu trên khắp thế giới mỗi ngày. Riêng Uganda đã mất hơn 50 nhân viên y tế chỉ trong hai tuần. Nó gợi nhớ tới thời mà hàng triệu người đã chết vì HIV ở các nước đang phát triển vì giá thuốc HIV quá cao.

Tôi thấy nhiều người được cứu sống ở các nước được tiêm chủng, ngay cả khi biến thể Delta lan rộng, và tôi cũng mong điều đó diễn ra ở các nước đang phát triển. Thật tội lỗi khi phần lớn nhân loại vẫn đang phải đối mặt với dịch bệnh quái ác này mà không được bảo vệ vì độc quyền dược phẩm và siêu lợi nhuận đang được đặt lên hàng đầu”.

Hiện nay một số quốc gia giàu có đã bắt đầu phân phối lại một lượng nhỏ dư thừa của họ và thực hiện các cam kết tài trợ, tuy nhiên hoạt động từ thiện này không đủ để giải quyết các vấn đề về cung ứng vắc xin toàn cầu.

PVA đang kêu gọi các chính phủ cần cương quyết yêu cầu chuyển giao công nghệ vắc xin - cho phép tất cả các nhà sản xuất đủ khả năng trên toàn cầu, đặc biệt là ở các nước đang phát triển sản xuất các loại vắc xin này. Chính phủ các nước cũng cần khẩn trương thông qua việc dỡ bỏ các quy định về sở hữu trí tuệ liên quan đến công nghệ COVID-19 theo đề xuất của Nam Phi và Ấn Độ.

Yêu cầu dỡ bỏ quyền sở hữu trí tuệ này đã được hơn 100 quốc gia ủng hộ, bao gồm cả Mỹ và Pháp, hiện đã bắt đầu được đàm phán chính thức tại Tổ chức Thương mại Thế giới, và sẽ tiếp tục họp vào tuần này. Tuy nhiên, đề xuất này đã bị Đức và Anh nhiều lần ngăn cản.

Bà Maaza Seyoum, đại diện Liên minh châu Phi và PVA châu Phi, cho biết: “Việc tạo điều kiện cho các nhà sản xuất ở các nước đang phát triển sản xuất vắc xin là cách nhanh và chắc chắn nhất để tăng nguồn cung và giảm đáng kể giá bán. Điều này từng được thực hiện để điều trị HIV, và chúng ta đã thấy giá giảm tới 99%.”

“Tại sao chính phủ Anh và Đức liên tục phớt lờ những lời kêu gọi của các nước đang phát triển về việc phá bỏ độc quyền vắc xin để có thể vừa thúc đẩy sản xuất vừa làm hạ giá bán?”.

Các nước thu nhập thấp tiêm chưa được tới 1% dân số, trong khi lợi nhuận thu được từ các công ty đã biến các giám đốc của Moderna và BioNTech thành tỷ phú.

Theo phân tích của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trước đại dịch, các nước đang phát triển đang trả mức giá trung bình là 0,80 USD một liều cho tất cả các loại vắc xin không phải là vắc xin COVID. Tuy vắc xin loại khác nhau và các loại vắc xin mới có thể không so sánh trực tiếp được, nhưng ngay cả một trong những loại vắc xin COVID 19 rẻ nhất trên thị trường như Oxford/AstraZeneca, cũng có giá gần gấp 4 lần giá mức giá trung bình; vắc xin Johnson and Johnson là 13 lần; và các loại vắc xin đắt tiền nhất, như Pfizer/BioNTech, Moderna và Sinopharm do Trung Quốc sản xuất, cao hơn tới 50 lần.

Điều quan trọng là phải bắt buộc các nhà sản xuất vắc xin giải thích lý do tại sao vắc xin của họ đắt hơn, và việc cạnh tranh minh bạch cũng rất quan trọng để hạ giá và tăng nguồn cung. Tất cả các loại vắc xin, cũ và mới, chỉ giảm giá khi có nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Chưa bao giờ trong lịch sử, các chính phủ mua nhiều vắc xin như vậy cho một dịch bệnh và việc sản xuất quy mô lớn lẽ ra sẽ giảm chi phí, cho phép các công ty bán với giá thấp hơn. Tuy nhiên, EU được cho là đã trả mức giá thậm chí còn cao hơn cho đơn đặt hàng thứ hai của họ từ Pfizer/BioNTech.

Sự leo thang mạnh của giá vắc xin được dự đoán sẽ còn tiếp diễn khi thiếu vắng động thái của chính phủ bên cạnh khả năng phải tiêm nhắc lại trong các năm tới.

Giám đốc điều hành của Pfizer đã đề xuất mức giá dự tính trong tương lai lên tới 175 USD mỗi liều - cao hơn 148 lần so với chi phí sản xuất ước tính. Và vì các công ty dược phẩm dự đoán sẽ tính giá cao như vậy cho các đợt tiêm nhắc lại, họ sẽ tiếp tục bán vắc xin cho các nước giàu thay vì bảo vệ nhân mạng toàn cầu.

Bà Maaza Seyoum nói thêm: “Nếu những tập đoàn dược phẩm này vẫn tiếp tục nắm độc quyền trong tay công nghệ chữa trị những căn bệnh chết người, họ sẽ luôn ưu tiên những hợp đồng mang lại lợi nhuận cao, bỏ mặc những quốc gia đang phát triển. Với tình hình ngân sách chính phủ gặp khủng hoảng ở khắp mọi nơi và các ca mắc COVID ngày càng tăng ở những nước đang phát triển, đã đến lúc chúng ta ngừng hỗ trợ những hãng dược giàu có. Việc cần làm lúc này là đặt con người lên trên lợi nhuận".

Trong bản báo cáo công bố hôm 29/7, PVA nêu rõ tên các nước đang phát triển và cả những nước giàu hơn có khả năng đang trả một cái giá quá cao để có được vắc xin:

Pfizer/BioNTEch đang bán cho Liên minh châu Phi với giá được cho là thấp nhất của họ ở mức 6,75 USD, tuy nhiên mức giá này vẫn gấp gần 6 lần chi phí sản xuất dự tính cho loại vắc xin này. Một liều vắc xin hiện ngang với số tiền chi tiêu y tế của Uganda cho mỗi người dân trong vòng 1 năm.

Israel trả 28 USD cho một liều vắc xin - mức giá được cho là cao nhất được trả cho Pfizer/BioNTech tính đến hiện nay, gấp gần 24 lần chi phí sản xuất dự tính.

Liên minh châu Âu có thể đã thanh toán quá mức cho 1,96 tỉ liều vắc xin Moderna và Pfizer/BioNTech với số tiền lên tới 31 tỉ euro

Moderna ra mức giá gấp từ 4 đến 13 lần mức chi phí sản xuất cho các quốc gia khác. Công ty này được cho là đã đưa ra mức 30 – 42 USD một liều cho Nam Phi – gấp gần 15 lần so với chi phí sản xuất dự tính.

Columbia, một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của COVID, đang phải trả gấp đôi mức giá mà Mỹ trả cho vắc xin Moderna. Tính cả Moderna và Pfizer/BioNTech. Columbia đang trả cao hơn giá thực là 375 triệu USD.

Senegal, một nước có thu nhập thấp, thông báo rằng đã phải trả tận 4 triệu USD cho 200.000 liều Sinofarm, với giá trung bình 20 USD/liều.

Anh có thể đã trả quá 1,8 tỉ bảng Anh so với chi phí sản xuất thật của vắc xin Pfizer và Moderna – số tiền đủ để thưởng cho mỗi nhân viên của cơ quan Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) 1.000 bảng.

  • Cùng chuyên mục
Hơn 16 triệu hành khách sử dụng vé xe buýt điện tử ở Hà Nội

Hơn 16 triệu hành khách sử dụng vé xe buýt điện tử ở Hà Nội

Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông TP. Hà Nội cho biết, sau một năm triển khai, đã có hơn 16 triệu lượt hành khách sử dụng loại hình vé xe buýt điện tử.

Thị trường - 16/11/2024 17:13

Phần lớn doanh nghiệp Hàn Quốc muốn tuyển lao động Việt Nam

Phần lớn doanh nghiệp Hàn Quốc muốn tuyển lao động Việt Nam

Một khảo sát mới đây tại Hàn Quốc cho thấy nhiều doanh nghiệp khẳng định "sẵn sàng thuê" lao động nước ngoài, trong đó có người Việt Nam.

Thị trường - 16/11/2024 16:12

Truyền tải điện Hà Nội nâng cao năng lực PCCC&CNCH cho lực lượng cơ sở

Truyền tải điện Hà Nội nâng cao năng lực PCCC&CNCH cho lực lượng cơ sở

Nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và kỹ năng phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) cho toàn thể cán bộ công nhân viên (CBCNV), từ ngày 12/11 đến 13/11/2024, Truyền tải điện (TTĐ) Hà Nội đã phối hợp với Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH thành phố Hà Nội tổ chức lớp đào tạo, huấn luyện PCCC&CNCH năm 2024.

Doanh nghiệp - 16/11/2024 14:39

Ứng dụng thiết bị bay không người lái và ứng dụng công nghệ lidar trong công tác quản lý vận hành đường dây đã đạt được những kết quả ấn tượng

Ứng dụng thiết bị bay không người lái và ứng dụng công nghệ lidar trong công tác quản lý vận hành đường dây đã đạt được những kết quả ấn tượng

Đó là nhận xét của ông Huỳnh Quang Thịnh – Trưởng phòng Kỹ thuật Công ty Truyền tải điện 3 (PTC3) – khi nói về kết quả ứng dụng thiết bị bay không người lái (UAV) vào công tác quản lý vận hành (QLVH) lưới điện truyền tải trên địa bàn 09 tỉnh Nam miền Trung, Tây Nguyên.

Doanh nghiệp - 16/11/2024 14:38

PVFCCo được vinh danh 'Doanh nghiệp vì cộng đồng' tại Saigon Times CSR 2024

PVFCCo được vinh danh 'Doanh nghiệp vì cộng đồng' tại Saigon Times CSR 2024

Mới đây, Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo – Nhà sản xuất và kinh doanh Phân bón Phú Mỹ) đã lần thứ 4 liên tiếp được vinh danh là "Doanh nghiệp phát triển bền vững vì cộng đồng" tại sự kiện Saigon Times CSR 2024 do Tạp chí Kinh tế Sài Gòn tổ chức.

Doanh nghiệp - 16/11/2024 08:51

Cổ phiếu dược phẩm trượt dốc khi ông Trump chọn RFK Jr. làm Bộ trưởng Y tế Hoa Kỳ

Cổ phiếu dược phẩm trượt dốc khi ông Trump chọn RFK Jr. làm Bộ trưởng Y tế Hoa Kỳ

Cổ phiếu của các nhà sản xuất dược phẩm lớn của Hoa Kỳ đã giảm vào thứ Sáu sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump chọn nhà hoạt động chống vắc-xin Robert F. Kennedy Jr. làm người đứng đầu Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ (HHS), Reuters đưa tin.

Thị trường - 16/11/2024 07:35

Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ

Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ

Bộ Tài chính Mỹ vừa công bố Báo cáo bán niên về "Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn với Mỹ", trong đó đánh giá tích cực về chính sách tiền tệ của Việt Nam và tiếp tục xác định Việt Nam "không thao túng tiền tệ".

Thị trường - 15/11/2024 20:34

Chứng khoán SHS ra mắt nhận diện thương hiệu mới – Tuyên bố sứ mệnh 'Kiến tạo tài chính thịnh vượng'

Chứng khoán SHS ra mắt nhận diện thương hiệu mới – Tuyên bố sứ mệnh 'Kiến tạo tài chính thịnh vượng'

Ngày 15/11/2024, nhân dịp kỷ niệm tròn 17 năm thành lập, Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) vui mừng công bố định vị và nhận diện thương hiệu mới, đánh dấu bước tiến chiến lược với cam kết lâu dài đồng hành cùng khách hàng trên hành trình kiến tạo tài chính thịnh vượng và bền vững.

Doanh nghiệp - 15/11/2024 14:30

Bức tranh tài chính khả quan của GELEX

Bức tranh tài chính khả quan của GELEX

5 năm trở lại đây, GELEX chưa có năm nào báo lỗ. Quy mô của GELEX cũng được gia tăng mạnh mẽ, trở thành 1 trong 30 công ty có doanh thu lớn nhất trên sàn chứng khoán.

Doanh nghiệp - 15/11/2024 12:02

 SeABank tiếp nối hành trình vì cộng đồng với “Tuần lễ công dân 2024” tại 28 tỉnh thành trên cả nước

SeABank tiếp nối hành trình vì cộng đồng với “Tuần lễ công dân 2024” tại 28 tỉnh thành trên cả nước

Trong 3 tuần triển khai (từ 15/10 - 8/11/2024), “Tuần lễ công dân 2024” của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) đã thực hiện nhiều hoạt động ý nghĩa tại 25 bệnh viện/trường học/trung tâm bảo trợ, dọn dẹp vệ sinh môi trường tại 2 bãi biển, trồng mới hơn 2.000 cây xanh tại 28 tỉnh thành phố trên cả nước. Đây là hoạt động xã hội được SeABank thường niên triển khai từ năm 2010 thông qua các hoạt động tập trung thể hiện trách nhiệm với cộng đồng, bảo vệ môi trường, an sinh xã hội.

Doanh nghiệp - 15/11/2024 11:37

Ngân hàng Phương Đông ra mắt gói tài khoản ưu đãi OMNI Platinum

Ngân hàng Phương Đông ra mắt gói tài khoản ưu đãi OMNI Platinum

Khi đăng ký dịch vụ OMNI Corp và sử dụng gói Platinum mới, các doanh nghiệp sẽ được nhận siêu ưu đãi như hạn mức giao dịch cao, mở tài khoản số đẹp miễn phí…

Doanh nghiệp - 15/11/2024 11:35

Tân Hiệp Phát trao tặng hàng trăm suất học bổng “Nối trọn yêu thương – Nâng bước đến trường” tại Hà Nam

Tân Hiệp Phát trao tặng hàng trăm suất học bổng “Nối trọn yêu thương – Nâng bước đến trường” tại Hà Nam

Công ty Tân Hiệp Phát đã phối hợp cùng Hội Khuyến học tỉnh Hà Nam trao tặng 200 suất học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại đây. Được biết, đây là điểm đến thứ 3 của đơn vị trong hành trình trao 800 suất học bổng “Nối trọn yêu thương – Nâng bước đến trường” tại 4 tỉnh thành trong năm 2024.

Doanh nghiệp - 15/11/2024 10:56

Phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường dây 220kV Đô Lương – Nam Cấm

Phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường dây 220kV Đô Lương – Nam Cấm

Sau khi phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường dây 220kV Tương Dương – Đô Lương, UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành Quyết định số 123/QĐ-UBND chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư Dự án đường dây 220kV Đô Lương – Nam Cấm.

Doanh nghiệp - 15/11/2024 10:55

  Điều gì cản bước VN-Index chinh phục đỉnh 1.300 điểm?

Điều gì cản bước VN-Index chinh phục đỉnh 1.300 điểm?

Chỉ số VN-Index đã nhiều lần tiệm cận mốc 1.300 điểm nhưng vẫn gặp phải các trở ngại, khiến chỉ số này chưa thể bứt phá qua ngưỡng cản này trong năm 2024. Vậy điều gì cản bước VN-Index chinh phục đỉnh 1.300 điểm?

Doanh nghiệp - 15/11/2024 10:31

Tập đoàn DOJI đưa thương hiệu đẳng cấp quốc tế Sofitel đến Hải Phòng

Tập đoàn DOJI đưa thương hiệu đẳng cấp quốc tế Sofitel đến Hải Phòng

Mới đây, Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI và Tập đoàn quản lý khách sạn hàng đầu thế giới Accor đã ký kết Hợp đồng quản lý khách sạn Sofitel Diamond Crown Hai Phong, mang thương hiệu Sofitel cùng những trải nghiệm lưu trú sang trọng, đẳng cấp, mang đậm phong cách Pháp đến với thành phố Cảng.

Doanh nghiệp - 15/11/2024 10:28

Khu thương mại tự do Đà Nẵng cần chính sách ưu đãi 'chưa từng có'

Khu thương mại tự do Đà Nẵng cần chính sách ưu đãi 'chưa từng có'

Để phát triển Khu thương mại tự do Đà Nẵng, các chuyên gia đề xuất cần xây dựng được chính sách ưu đãi chưa từng có tiền lệ, chú trọng đầu tư vào hạ tầng…

Thị trường - 15/11/2024 09:35