Thủ tướng: Tổ chức tiêm khi vaccine COVID-19 về nhiều còn lúng túng

BẢO LÂM
06:19 24/07/2021

"Việc tiêm vaccine nhìn chung còn chậm, nhiều nơi tập huấn suôn sẻ nhưng việc tổ chức tiêm khi vaccine về nhiều còn lúng túng. Hoạt động vận tải, cung ứng hàng hóa có những lúng túng, bị động, thiếu hụt cục bộ, cần phát hiện và khắc phục ngay", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.

Tối 23/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp trực tuyến của Thường trực Chính phủ với 21 tỉnh, thành phố về công tác phòng chống dịch COVID-19.

Cuộc họp nhằm đánh giá tình hình sau 2 tuần thực hiện Chỉ thị 16 tại TP.HCM và 5 ngày đồng loạt thực hiện Chỉ thị 16 tại 19 tỉnh, thành phố phía Nam; đồng thời quán triệt sâu sắc, nghiêm túc nội dung điện ngày 21/7 của Thường trực Ban Bí thư về tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Vẫn còn hiện tượng lơ là, chủ quan

Theo Thủ tướng, việc thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 tại 19 tỉnh, thành phố phía Nam có những kết quả nhất định. Tuy nhiên, tình hình vẫn diễn biến phức tạp, khó lường, do đó, Thường trực Chính phủ triệu tập cuộc họp gấp với các địa phương để đánh giá công tác triển khai, kết quả, những điểm chưa làm được, làm rõ nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan, từ đó thống nhất về nhận thức, lãnh đạo, chỉ đạo, giải pháp. Tình hình mới phải có cách tiếp cận mới, nhiệm vụ mới, giải pháp mới để triển khai mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn, hiệu quả hơn.

Sau khi nghe ý kiến các thành viên tham dự, kết luận cuộc họp, Thủ tướng nhấn mạnh công tác phòng chống dịch lần này chưa có tiền lệ nên phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm, bổ sung, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội. Chúng ta đã có các nội dung cập nhật, bổ sung mạnh hơn Chỉ thị 16 (Chỉ thị 16+) theo các nghị quyết, văn bản, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia, các hướng dẫn của Bộ Y tế và các bộ, ngành.

Việc tổ chức thực hiện Chỉ thị 16, Chỉ thị 16+ đã đạt một số kết quả nhất định, song ông Phạm Minh Chính nhấn mạnh một số hạn chế để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, khắc phục bằng được trong thời gian tới.

Người đứng đầu Chính phủ cho rằng vẫn còn hiện tượng chủ quan, lơ là, mất cảnh giác ở một số nơi, cơ quan, đơn vị; một bộ phận người dân chưa thực hiện nghiêm yêu cầu giãn cách người với người, gia đình với gia đình, xã với xã, huyện với huyện, tỉnh với tỉnh. Nhiều nơi còn xuất hiện tình trạng tập trung đông người, một số dịch vụ không thiết yếu vẫn mở cửa, số lượng người ra đường đi lại đông, nhiều chợ dân sinh mở cửa nhưng thiếu các biện pháp an toàn. Việc kiểm tra, giám sát còn sơ hở. Một số điểm xét nghiệm, tiêm vaccine còn xảy ra chen lấn.

pham-minh-chinh

Thủ tướng Phạm Minh Chính kết luận cuốc họp tối 23/7. Ảnh: VGP.

Tại nhiều nơi, tổ COVID cộng đồng hoạt động chưa hiệu quả, thậm chí chưa có, phải khắc phục ngay. Những nơi đã có tổ COVID cộng đồng phải phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an, quân đội và các lực lượng khác đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân, "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng". Cấp ủy, chính quyền các cấp phải quán triệt các quy định, hướng dẫn, chỉ đạo về nội dung này, nắm chắc tình hình, lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện thật nghiêm.

Một số địa phương đã chia sẻ, làm tốt việc đón người từ vùng dịch trở về ngay tại bến cảng, sân bay, ga tàu…, xét nghiệm và cách ly theo quy định, nhưng nhiều nơi khác cần phải rút kinh nghiệm. Phải làm thật nghiêm khâu này để dịch bệnh không lây lan ra các địa phương khác.

Qua kiểm tra, rà soát, báo cáo cho thấy, nhiều nơi chưa làm nghiêm túc trong thực hiện "4 tại chỗ", để xảy ra thiếu hụt thiết bị y tế, bị động, lúng túng. Việc tiêm vaccine nhìn chung còn chậm, nhiều nơi tập huấn suôn sẻ nhưng việc tổ chức tiêm khi vaccine về nhiều còn lúng túng. Hoạt động vận tải, cung ứng hàng hóa có những lúng túng, bị động, thiếu hụt cục bộ, cần phát hiện và khắc phục ngay.

Thủ tướng cũng hoan nghênh, ghi nhận, biểu dương tinh thần cố gắng vượt qua khó khăn của tất cả các lãnh đạo cán bộ, sự đồng lòng vào cuộc của nhân dân, nhất là các lực lượng tuyến đầu như y tế, quan đội, công an, các lực lượng tình nguyện khác, rất tích cực, hiệu qủa, tổ công tác đặc biệt của Chính phủ bắt tay ngay vào cuộc, hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia… Chính phủ chia sẻ và tiếp tục ưu tiên, tạo mọi điều kiện cùng quyết tâm ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam, nhanh chóng ổn định tình hình.

Để công tác phòng chống dịch hiệu quả hơn, ngoài các quy định, chỉ đạo, hướng dẫn đã có, các ý kiến phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng yêu cầu một số nhiệm vụ, giải pháp.

Lãnh đạo, chỉ đạo phải tập trung, thống nhất, chuyên sâu ở tầm quốc gia, dưới sự chỉ đạo, kiểm soát của Ban chỉ đạo quốc gia, nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Trên cơ sở đó, các địa phương tổ chức thực hiện chủ động, sáng tạo, linh hoạt.

Quán triệt và thực hiện nghiêm Chỉ thị 16, Chỉ thị 16+, những nơi chưa cần thiết thực hiện Chỉ thị 16+ thì căn cứ tình hình cụ thể để thực hiện phù hợp. Quan trọng nhất là thực hiện nghiêm, tăng cường giám sát, kiểm tra, kêu gọi người dân hợp tác và nâng cao ý thức tuân thủ. Đồng thời, Thủ tướng nhắc lại phương châm phòng ngừa là cơ bản, chiến lược, lâu dài; tiếp tục đẩy mạnh chiến lược vaccine.

Bí thư tỉnh ủy, thành ủy, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chỉ thị 16, Chỉ thị 16+ theo phương châm "rõ, nghiêm, chắc, hiệu quả"; phân công, quy định rõ trách nhiệm, rõ nhiệm vụ của từng cơ quan và người dân; thực hiện nghiêm, triệt để, chặt chẽ các yêu cầu về phòng, chống dịch; phải đạt kết quả chắc chắn, bền vững, làm đâu chắc đấy; phải hiệu quả, phát hiện nhanh nguồn bệnh, truy vết hiệu quả, hạn chế tối đa ca nhiễm mới, nếu có ca mới thì không để chuyển nặng và hạn chế tối đa tử vong.

Ông Phạm Minh Chính lưu ý Bộ Y tế và các cơ quan nghiên cứu, tổng kết, thống nhất mô hình điều trị, trong đó quan trọng nhất là thu dung, phân loại F0 theo tình trạng bệnh để phân bổ, tập trung nguồn lực điều trị hợp lý, hiệu quả nhất. Bộ Y tế hướng dẫn, quy định về mặt chuyên môn để kết hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa đông y và tây y trong điều trị COVID-19.

Các lực lượng chức năng tăng cường cao độ kiểm tra, giám sát việc thực hiện giãn cách, dứt khoát, cương quyết không để xảy ra tụ tập đông người, không để "chặt ngoài, lỏng trong'. Phải dựa vào hệ thống chính trị ở cơ sở và các lực lượng công an, quân đội, thanh niên xung kích trong nhiệm vụ này. Đặc biệt chú ý tuyên truyền, vận động, chia sẻ, động viên, nhắc nhở người dân tích cực, tự giác thực hiện yêu cầu giãn cách. Thành lập các trung tâm cứu trợ, hỗ trợ, lập các đường dây nóng tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị, chia sẻ, yêu cầu của người dân.

"Chúng ta tận dụng tối đa thời gian vàng, trong tuần đầu tiên thực hiện giãn cách phải phát hiện đầy đủ, khoanh vùng các ổ dịch, không để phát sinh ổ dịch mới, sau đó dần hình thành, củng cố các vùng an toàn, vững chắc nhất có thể. Nếu để phát sinh ổ dịch mới thì 1 tuần giãn cách không có ý nghĩa gì", Thủ tướng nói.

Nghiên cứu bổ sung các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp

Lãnh đạo Chính phủ cũng chỉ đạo bảo đảm kịp thời, đầy đủ nhân lực, cơ sở vật chất cho công tác phòng chống dịch, đặc biệt phải bố trí, phân bổ nguồn lực hợp lý nhất. Các địa phương rà soát, tổng hợp nhu cầu về nguồn lực sát thực tế, khả thi, không lãng phí, chồng chéo; huy động nhân lực từ các trường y để hỗ trợ các địa phương; quan tâm chuẩn bị, dự trữ, không để thiếu oxy và máy thở trong công tác điều trị.

hop-thuong-truc-chinh-phu

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính nghiên cứu, đánh giá tác động, đề xuất, báo cáo các cấp có thẩm quyền bổ sung các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong lúc khó khăn như miễn, giảm thuế và các khoản đóng góp. Ảnh: VGP.

Hết sức quan tâm bảo đảm an sinh xã hội, không để ai thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu các nhu yếu phẩm; không để các đối tượng xấu lợi dụng tình hình khó khăn để gây mất an ninh, an toàn cho người dân.

Bộ Y tế, Tổ công tác đặc biệt, Ban Chỉ đạo quốc gia tổ chức đánh giá hai tuần thực hiện Chỉ thị 16 tại TP.HCM, rút kinh nghiệm, bổ sung về biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo và các nhiệm vụ, giải pháp; tăng cường kiểm soát người về từ TP.HCM và các địa phương có dịch, theo tinh thần kiểm soát chặt chẽ và chia sẻ giữa các địa phương; bảo vệ, củng cố các vùng an toàn (vùng xanh), khôi phục ngay sản xuất kinh doanh tại những nơi đủ điều kiện, vận động các doanh nghiệp thực hiện "3 tại chỗ", '1 cung đường 2 điểm đến".

Ban Chỉ đạo quốc gia khẩn trương xây dựng quy chế làm việc của Tổ công tác đặc biệt, Tổ hoạt động thường xuyên, kịp thời; các thành viên phối hợp chặt chẽ, báo cáo Bộ trưởng thuộc ngành mình để chỉ đạo ngành dọc các nội dung thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. Các bộ, ngành thực hiện nghiêm các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 78/NQ-CP ngày 20/7/2021 phiên họp Chính phủ chuyên đề về phòng, chống dịch COVID-19.

Bộ Y tế có hướng dẫn thống nhất để xử lý quá tải ở bệnh viện. Phân bổ vaccine công khai, minh bạch, đúng đối tượng, chống tiêu cực trong phân bổ và tiêm vaccine, xử lý nghiêm, kịp thời các vi phạm theo quy định. Tổ chức tiêm vaccine bảo đảm kịp thời, hiệu quả, an toàn.

Bộ Y tế sớm quy định hướng dẫn để các tỉnh, thành phố xác định tình trạng không có dịch, đang có dịch, hết dịch; các tiêu chuẩn, tiêu chí để các tỉnh, thành phố biết khi nào áp dụng Chỉ thị 15, Chỉ thị 16, Chỉ thị 16+. Các địa phương căn cứ các quy định này để chủ động đánh giá đúng tình hình và áp dụng các quy định cho phù hợp nhất với thực tiễn.

Bộ Công an, Bộ Quốc phòng tăng cường lực lượng cho các vùng dịch; bảo đảm an toàn dịch bệnh cho các lực lượng. Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các địa phương lên các kịch bản phù hợp tình hình để tổ chức hoàn thành thi cử bình đẳng, bảo đảm quyền lợi của học sinh, gia đình. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết 68, xem xét việc mở rộng đối tượng hỗ trợ. Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn thống nhất và áp dụng tối đa công nghệ vào phòng, chống dịch. Bộ Tài chính nghiên cứu, đánh giá tác động, đề xuất, báo cáo các cấp có thẩm quyền bổ sung các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong lúc khó khăn như miễn, giảm thuế và các khoản đóng góp.

Thủ tướng Phạm Minh Chính còn yêu cầu đẩy mạnh công tác phòng chống tiêu cực, lãng phí, tham nhũng, quan liêu, xa rời dân. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về phòng chống dịch, đặc biệt, các đài truyền hình có thêm các chương trình để chăm lo đời sống tinh thần cho người dân trong lúc này.

Thủ tướng mong muốn các cấp, các ngành phát huy tinh thần trách nhiệm cao nhất, chủ động, linh hoạt, sáng tạo, phối hợp chặt chẽ, các bộ, ngành phải xử lý ngay các vướng mắc, đề xuất của địa phương, tất cả vì cuộc sống, sức khỏe, tính mạng của người dân là trên hết, trước hết.

Cũng tại cuộc họp, các thành viên Chính phủ đã cho ý kiến về nội dung dự thảo trình Quốc hội quyết nghị để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về mặt pháp lý trong phòng, chống dịch COVID-19 hiện nay.

  • Cùng chuyên mục
Kiến nghị thành lập tòa án chuyên biệt thuộc Trung tâm tài chính quốc tế

Kiến nghị thành lập tòa án chuyên biệt thuộc Trung tâm tài chính quốc tế

Việc thành lập tòa án chuyên biệt được kỳ vọng giúp nhà đầu tư tin tưởng vào hệ thống pháp luật linh hoạt, minh bạch của Trung tâm tài chính quốc tế.

Sự kiện - 20/05/2025 07:27

Sắp diễn ra hội thảo Góp ý dự thảo Nghị quyết Quốc hội về phát triển nhà ở xã hội

Sắp diễn ra hội thảo Góp ý dự thảo Nghị quyết Quốc hội về phát triển nhà ở xã hội

Ngày 27/5 tại Hà Nội, Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức Hội thảo nhằm đóng góp ý kiến hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.

Sự kiện - 20/05/2025 07:00

Đề xuất điều chỉnh tăng vốn đầu tư cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu hơn 3.700 tỷ đồng

Đề xuất điều chỉnh tăng vốn đầu tư cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu hơn 3.700 tỷ đồng

Ủy ban Kinh tế và Tài chính cho rằng tổng mức đầu tư dự án tăng thêm 3.714 tỷ đồng so với tổng mức đầu tư được Quốc hội quyết định là khá lớn, đề nghị tiếp tục rà soát.

Sự kiện - 19/05/2025 16:50

Ra mắt sách song ngữ 'Bác Hồ ở Thái Lan'

Ra mắt sách song ngữ 'Bác Hồ ở Thái Lan'

Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Khon Kaen Thái Lan vừa lễ ra mắt cuốn sách song ngữ Việt - Thái mang tên "Bác Hồ ở Thái Lan".

Sự kiện - 19/05/2025 13:52

Chính phủ đề xuất 9 chính sách đặc thù, đặc biệt làm dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Chính phủ đề xuất 9 chính sách đặc thù, đặc biệt làm dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Để đảm bảo tiến độ, hiệu quả cho dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku, Ủy ban Kinh tế và Tài chính đánh giá việc cho phép áp dụng một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt là cần thiết.

Sự kiện - 19/05/2025 11:46

Danh sách bí thư, chủ tịch 52 tỉnh, thành dự kiến sáp nhập

Danh sách bí thư, chủ tịch 52 tỉnh, thành dự kiến sáp nhập

Tới đây, Ban Tổ chức Trung ương sẽ thẩm định và tham mưu Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ định nhân sự bí thư, phó bí thư tỉnh ủy, thành ủy; Thủ tướng sẽ chỉ định nhân sự chủ tịch, phó chủ tịch UBND các tỉnh, thành mới sau sáp nhập.

Sự kiện - 19/05/2025 11:28

Thủ tướng phát lệnh khởi công cầu Tứ Liên gần 20.000 tỷ bắc qua sông Hồng

Thủ tướng phát lệnh khởi công cầu Tứ Liên gần 20.000 tỷ bắc qua sông Hồng

Cầu Tứ Liên dài khoảng 5,15km, điểm đầu kết nối với đường Nghi Tàm, điểm cuối kết nối với đường Trường Sa, tổng mức đầu tư khoảng 19.830 tỷ đồng

Sự kiện - 19/05/2025 10:43

Đại kỳ Tổ quốc 2.025 m² tung bay trên bầu trời Nghệ An

Đại kỳ Tổ quốc 2.025 m² tung bay trên bầu trời Nghệ An

Sáng ngày 19/5, tại Quảng trường Hồ Chí Minh (TP. Vinh, Nghệ An), tỉnh Nghệ An đã tổ chức Lễ chào cờ, chào mừng kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).

Sự kiện - 19/05/2025 09:41

Hải quan Hoa Kỳ cảnh báo hành vi chuyển tải bất hợp pháp nhằm lẩn tránh thuế

Hải quan Hoa Kỳ cảnh báo hành vi chuyển tải bất hợp pháp nhằm lẩn tránh thuế

Hoạt động chuyển tải bất hợp pháp sẽ gây thiệt hại không chỉ cho doanh nghiệp Hoa Kỳ và doanh nghiệp Việt Nam, làm cho các doanh nghiệp mất lợi thế do mất đi môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng.

Sự kiện - 19/05/2025 06:50

Đà Nẵng chuẩn bị chỗ ở cho công chức Quảng Nam sau sáp nhập

Đà Nẵng chuẩn bị chỗ ở cho công chức Quảng Nam sau sáp nhập

TP Đà Nẵng lên phương án sử dụng công sở, ký túc xá trống và xây thêm nhà ở xã hội để đón công chức Quảng Nam ra làm việc sau sáp nhập.

Sự kiện - 18/05/2025 14:36

Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh

Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh bốn Nghị quyết quan trọng của Bộ Chính trị ban hành trong thời gian gần đây là "Bộ tứ trụ cột" để giúp chúng ta cất cánh.

Sự kiện - 18/05/2025 14:35

Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước

Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, thương trường là "chiến trường" do đó, cần tạo động lực, truyền cảm hứng cho các doanh nhân - "chiến sỹ" trên mặt trận kinh tế và phát động phong trào toàn dân thi đua làm giàu trên phạm vi cả nước, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Sự kiện - 18/05/2025 13:34

Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho các 'đại bàng công nghệ'

Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho các 'đại bàng công nghệ'

Thông qua Diễn đàn Hợp tác Công nghệ cao và Đổi mới sáng tạo Việt Nam – Áo 2025, Việt Nam khẳng định vai trò mắt xích chiến lược trong chuỗi giá trị đổi mới sáng tạo toàn cầu, là điểm đến hấp dẫn cho các “đại bàng công nghệ” của Áo và châu Âu.

Sự kiện - 18/05/2025 08:43

Nới lỏng điều kiện nhập quốc tịch và trở lại quốc tịch Việt Nam

Nới lỏng điều kiện nhập quốc tịch và trở lại quốc tịch Việt Nam

Chính phủ vừa trình Quốc hội dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam, trong đó sửa đổi, hoàn thiện, bổ sung nhiều quy định liên quan nhập quốc tịch Việt Nam và trở lại quốc tịch Việt Nam.

Sự kiện - 17/05/2025 10:47

[Cafe Cuối tuần] Bãi bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư: Ai hưởng lợi?

[Cafe Cuối tuần] Bãi bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư: Ai hưởng lợi?

Trong dòng chảy cải cách thể chế ở Việt Nam hiện nay, một trong những nội dung đang tạo nên những tranh luận trái chiều nhất chính là việc có nên bãi bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đối với một số loại dự án.

Sự kiện - 17/05/2025 08:35

VAFIE hỗ trợ thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

VAFIE hỗ trợ thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) vừa có buổi làm việc với đoàn công tác đến từ tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc hướng đến mở rộng hợp tác xuất khẩu và đầu tư sản phẩm nông sản Việt Nam vào thị trường Trung Quốc.

Sự kiện - 17/05/2025 08:25