Số phận những dự án 'ngủ đông li bì' cả thập kỷ có bóng dáng nhà đầu tư Hàn Quốc

ANH MAI
07:00 14/04/2018

Không ít dự án FDI trong lĩnh vực bất động sản liên quan đến nhà đầu tư Hàn Quốc tại Việt Nam dính tới những tai tiếng về chậm tiến độ, đắp chiếu, thiếu vốn triển khai... Có những dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư cả thập kỷ đến nay vẫn chưa thể thành hình.

Sunrise Bay Đà Nẵng

Hơn 10 năm tính từ thời điểm ra đời, đã qua 3 lần đổi chủ, Sunrise Bay (Vầng trăng khuyết) hay còn gọi là Khu Đô thị mới Quốc tế Đa Phước - dự án lấn biển với quy mô lớn được kỳ vọng là Marina Bay Sands của Việt Nam đến thời điểm hiện tại vẫn chưa thành hình.

Dự án Khu đô thị quốc tế Đa Phước ở Đà Nẵng được phát triển bởi Tập đoàn Daewon (Hàn Quốc). Trước Daewon, dự án đã bắt đầu vào đầu những năm 1990 với đề xuất của tập đoàn Daewoo - một trong những tập đoàn hàng đầu của Hàn Quốc - nhằm lấy lại khách sạn Seafront và phát triển một sân golf, nhưng đã bị đình chỉ sau khi Daewoo sụp đổ.

Daewon sau đó đã tiếp quản dự án và đề xuất một kế hoạch thay thế để phát triển một khu đô thị có hình vầng trăng khuyết.

Tại lễ khởi công dự án vào ngày 29/2/2008, chủ dự án đã giới thiệu đây là dự án bất động sản lớn thứ hai của Tập đoàn Daewon đầu tư trên toàn thế giới và là dự án bất động sản lớn nhất của tập đoàn tại Việt Nam.

Dự án do Công ty TNHH Daewon Cantavil thuộc Tập đoàn Daewon làm chủ đầu tư với tổng vốn đầu tư dự kiến 5.000 tỷ đồng. Dự án có diện tích 210 ha, nằm phía tây cầu Thuận Phước thuộc quận Hải Châu, sẽ trở thành khu đô thị lấn biển đầu tiên tại thành phố phát triển bậc nhất miền Trung. Khi đó, chủ đầu tư thông báo 180 ha đất ven vịnh Đà Nẵng đang được san lấp để phục vụ cho dự án này.

Theo kế hoạch, việc xây dựng hạ tầng sẽ hoàn tất trong 15 tháng, các hạng mục chính sẽ được đưa vào sử dụng từ 24 đến 36 tháng và việc đầu tư xây dựng sẽ lần lượt hoàn tất trong vòng 10 năm kể từ ngày khởi công.

sunrise-bay-da-nang-viet-nam

Phối cảnh dự án Sunrise Bay Đà Nẵng.

Giai đoạn 2010-2011 trở đi, dự án khu đô thị lấn biển Đà Nẵng bắt đầu bước sang trang mới. Đầu tháng 9/2011, lãnh đạo Đà Nẵng đã ký Giấy chứng nhận đầu tư liên doanh giữa Công ty TNHH Daewon Cantavil với Công ty Cổ phần Xây dựng 79 (do Phan Văn Anh Vũ - hay còn được biết đến với cái tên Vũ "nhôm", người đã bị bắt vì tội làm lộ bí mật Nhà nước - giữ chức Chủ tịch HĐQT và là người đại diện pháp luật) để hình thành Công ty TNHH Phát triển nhà Đa Phước.

Theo đó, Đa Phước làm chủ đầu tư trên diện tích 29 ha (mặt nước), diện tích (mặt nước) còn lại của dự án thuộc Công ty TNHH Daewon Cantavil (vốn 100% nước ngoài) làm chủ đầu tư.

Việc ra đời liên doanh giữa công ty Hàn - Việt với sự tham gia của đại gia từng được cho là am hiểu và có tầm ảnh hưởng đến thị trường bất động sản Đà Nẵng như Vũ “nhôm” được kỳ vọng có thể giúp dự án đẩy nhanh tiến độ, kịp lời hẹn hoàn thành trong 10 năm. Thế nhưng đó chưa phải là chặng cuối để "Vầng trăng khuyết" về đích. Thậm chí bước ngoặt tiếp theo còn phá vỡ những thiết kế kỳ công ban đầu của dự án này.

Giữa quý III/2016, thị trường bất động sản phía Nam xôn xao khi xuất hiện thông tin siêu dự án lấn biển Đà Nẵng về tay một đại gia bất động sản tại TP.HCM là Novaland bằng việc mua lại cổ phần của Daewon để phát triển dự án.

the-sunrise-bay

Dự án Sunrise Bay Đà Nẵng đang trong quá trình san lấp.

Công ty TNHH The Sunrise Bay được thành lập với sự góp vốn của 2 pháp nhân liên quan đến ông Phan Văn Anh Vũ là Công ty Cổ phần Xây dựng 79 và Công ty Cổ phần Nova Bắc Nam 79 (Công ty này cũng do ông Phan Văn Anh Vũ đứng tên Chủ tịch HĐQT, nhưng chức danh Tổng Giám đốc lại do ông Bùi Cao Nhật Quân, con trai của Chủ tịch Tập đoàn Novaland đảm trách). Vũ “nhôm” đóng vai trò là Chủ tịch công ty The Sunrise Bay.

"Vầng trăng khuyết" từng được mệnh danh là dự án FDI lớn nhất được đầu tư vào Đà Nẵng đã chính thức được "Việt hóa". Dự án đã được điều chỉnh lại, giảm quy mô xuống còn 182 ha, ưu tiên nhà thấp tầng: biệt thự, nhà phố và chức năng nghỉ dưỡng chứ không tập trung vào nhà ở cao tầng. Thời gian xây dựng dự kiến đến năm 2019.

Nhưng rồi thêm một lần nữa, siêu đô thị lấn biển Đà Nẵng lại gặp hạn. Tháng 3/2017, chính quyền Đà Nẵng đã dừng thi công khu căn hộ, biệt thự ven biển trong dự án này do thi công khi chưa có đánh giá tác động môi trường. Khu đô thị này sau đó được xây dựng trở lại nhưng tiếp tục dính đến hàng loạt sai phạm về mục đích sử dụng đất, khuất tất trong thủ tục đầu tư.

Từ tháng 4 đến tháng 6/2017, các công ty do Vũ “Nhôm” làm lãnh đạo gồm: Công ty Cổ phần Xây dựng 79 và Công ty Cổ phần Nova Bắc Nam 79 đã rút 100% vốn tại dự án Sunrise Bay một cách bí hiểm.

Theo bản công bố thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh ngày 18/9/2017 của Công ty TNHH The Sunrise Bay - chủ đầu tư siêu dự án Sunrise Bay (Đà Nẵng), 99% cổ phần của công ty này đang được nắm giữ bởi Công ty Cổ phần Thương mại đầu tư phát triển Hoàng Huy. Đây là công ty mới được thành lập vào tháng 6/2017 bởi nhóm các cổ đông bao gồm các công ty bất động sản liên quan đến Novaland.

Thời gian qua, thị trường bất động sản đã có nhiều đồn đoán về chủ mới của dự án này nhưng thông tin chính thức vẫn chưa công bố. The Sunrise Bay có trở thành một Marina Bay Sands của Việt Nam hay không thì vẫn còn phải trông chờ vào thời gian.

New City Phú Yên

Tháng 1/2008, UBND tỉnh Phú Yên đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty New City Properties Development (Brunei) đầu tư dự án khu du lịch liên hợp cao cấp Phú Yên, hay vẫn thường gọi là dự án New City với quy mô vốn cam kết 4,3 tỷ USD. Nếu xét về số vốn cam kết, New City lớn hơn cả khu du lịch Hồ Tràm Strip tại Bà Rịa – Vũng Tàu (4 tỷ USD) và là dự án du lịch nghỉ dưỡng FDI có vốn cam kết lớn nhất Việt Nam.

Khi đó, nhà đầu tư vẽ ra một kế hoạch hoành tráng xây dựng những khách sạn 5 sao, các nhà hàng sang trọng, những khu biệt thự và cả sân golf.

Thế nhưng trong suốt thời gian dài, nhiều lần hứa, nhiều lần lỗi hẹn dự án vẫn chỉ tồn tại trên giấy. Còn chính quyền tỉnh Phú Yên thì nhiều lần cảnh báo rút giấy phép, nhiều lần gia hạn, nhưng kết quả thu được vẫn chưa được gì.

Tới năm 2014, một công ty Hàn Quốc là Sun Rise Việt Nam bất ngờ mua lại 70% cổ phần của New City và xin điều chỉnh quy mô vốn đầu tư của dự án từ 4,3 tỷ USD xuống còn…1 tỷ USD, và giảm diện tích từ 565 ha còn 357,52 ha. Năm 2015, dự án chính thức được động thổ.

Được hình thành trên cơ sở hợp tác giữa Tập đoàn Hyundai Telecom và Hwa Pyung Holdings (Hàn Quốc) và với sự tham gia của Sao Việt, Sun Rise được kỳ vọng sẽ mang lại sức sống mới cho dự án New City, vốn vẫn được UBND tỉnh Phú Yên xếp vào danh mục dự án quan trọng cần thúc đẩy.

new citu

40ha rừng phòng hộ bị Công ty New City chặt phá, khai thác để làm sân golf.

Ngay sau khi được rót vốn, dự án được triển khai rất nhanh chóng. Theo kế hoạch, đến ngày 1/1/2017 sẽ đầu tư xong các tuyến đường; đến ngày 1/5/2017 đầu tư xong sân golf 18 lỗ; đến 1/7/2017 sẽ đưa các hạng mục đầu tư vào hoạt động.

Để kịp hoàn thành đón sự kiện thi hoa hậu vào tháng 7/2017, tỉnh Phú Yên cũng chấp thuận cho New City đưa 25 chuyên gia, kỹ thuật viên, giám đốc điều hành người nước ngoài đến làm việc tại dự án từ nay đến năm 2019.

Một dự án hoành tráng là vậy nhưng dự án đến nay vẫn chưa có hồ sơ xin phép Thủ tướng Chính phủ cho chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định. Tuy vậy, từ tháng 5/2015, tỉnh Phú Yên cho phép chủ đầu tư san lấp 5 ha để lấy mặt bằng làm lễ động thổ dự án. Sau đó, nhà đầu tư tiếp tục khai thác rừng phi lao, với diện tích rừng bị chặt lên đến gần 40 ha.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã giao Thanh tra Chính phủ kiểm tra, làm rõ sai phạm liên quan đến việc cấp đất triển khai dự án này.

Sau gần 1 năm tạm dừng thi công do sai phạm trong thực hiện các thủ tục đầu tư, đến nay, dự án khu du lịch liên hợp cao cấp New City đầu tư tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên chưa thể khởi động lại mà phải chờ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Chung cư Daewoo Cleve

Dự án Daewoo Cleve được Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp giấy chứng nhận đầu tư lần đầu vào năm 2009, có chủ đầu tư là Công ty TNHH Hibrand với vốn điều lệ ban đầu gần 514 tỷ đồng.

Hibrand thuộc công ty TNHH Inpyung (Hàn Quốc). Khu đất để triển khai dự án tại khu đô thị Văn Phú (quận Hà Đông) được Inpyung mua lại từ Văn Phú – Invest.

phoi-canh-du-an-daewoo-cleve

Phối cảnh ban đầu của dự án Deawoo Cleve

Theo giới thiệu ban đầu, đây là một trong những dự án do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư với nhiều cái “nhất” và được nhắc đến như một siêu dự án ở phía Tây thành phố.

Daewoo Cleve được xây dựng trên diện tích 6,5ha, quy mô gồm 15 tòa chung cư cao 36 – 40 tầng, tổng vốn đầu tư hơn 421 triệu USD. Khi hoàn thiện, dự án sẽ cho ra thị trường hơn 4.514 căn hộ cao cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế và là khu đô thị kiểu mẫu của châu Á với các căn hộ 94 –163m2, đa số đều có ba phòng ngủ. Giá bán dự án tại thời điểm đó trên 31 triệu đồng/m2.

Được khởi công xây dựng đầu năm 2010, theo kế hoạch ban đầu, tòa CT2 và CT2B của dự án với quy mô 36 tầng dự kiến sẽ hoàn thành và bàn giao căn hộ vào cuối tháng 3/2014. Tổng thể dự án sẽ hoàn thiện vào năm 2018. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn, đến năm 2012 khi xây đến tầng 6, hoạt động thi công xây dựng được dừng lại.

Đến tháng 9/2017, “số phận” của Daewoo Cleve được hé lộ khi Sở Xây dựng Hà Nội công bố danh sách 191 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai. Cái tên Daewoo Cleve được thay vào đó là hai dự án mới mang tên Khu biệt thự liền kề La Casta và Khu căn hộ K-Park thuộc chủ đầu tư công ty TNHH Hibrand Việt Nam, được xây dựng trên khu đất của dự án Daewoo Cleve trước đây.

tien-do-the-k-park-2

Khu biệt thự liền kề La Casta và Khu căn hộ K-Park thuộc chủ đầu tư công ty TNHH Hibrand Việt Nam, được xây dựng trên khu đất của dự án Daewoo Cleve trước đây.

Vào tháng 5/2017, Công ty TNHH Hibrand bất ngờ thông báo ký hợp đồng hợp tác đầu tư phát triển dự án The K - Park Hà Đông. Đây là dự án chung cư gồm 3 tòa căn hộ cao lần lượt 23, 25 và 27 tầng, có tầng hầm liên thông giữa 3 tòa.

Dù vậy, tại Quyết định số 6693 do UBND TP. Hà Nội cấp năm 2016 về việc cho phép Công ty Hibrand tiếp tục sử dụng đất tại khu đô thị Văn Phú đã yêu cầu công ty này trong vòng 12 tháng từ khi nhận bàn giao đất phải đưa đất vào sử dụng.

Nếu chậm đưa vào sử dụng so với tiến độ bàn giao, được gia hạn thêm 24 tháng. Nếu hết thời gian gia hạn vẫn không đưa vào sử dụng, thành phố sẽ quyết định thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất. Như vậy, số phận dự án vẫn còn mong manh.

Chung cư BooYuong

Khu chung cư quốc tế Booyoung (Hà Nội) có thể coi là một trong những dự án "hái ra vàng" khi tọa lạc tại một trong những địa điểm đẹp nhất của quận Hà Đông: mặt tiền đường Nguyễn Trãi, ngay bên trái đường vào khu đô thị Mỗ Lao, kề cận khu Làng Việt kiều châu Âu.

Dự án này cũng từng được đánh giá rất cao tại thời điểm tham gia thị trường khi có tổng mức đầu tư lên tới 171 triệu USD, chủ đầu tư là 1 trong 30 tập đoàn lớn nhất của Hàn Quốc chuyên về lĩnh vực bất động sản.

chung cu mo lao

Phối cảnh dự án Khu chung cư quốc tế Booyoung.

Tuy nhiên, cũng giống như nhiều dự án khác, thị trường bất động sản đột ngột "đóng băng" đã khiến mọi tiên liệu cũng như dự đoán của chủ đầu tư trật đường ray. Booyoung Vina nhanh chóng "bất động" dù thời hạn giao nhà là năm 2010 và ngoại trừ một lần "tái khởi công" vào tháng 7/2011, dự án vẫn kéo dài tình trạng "ngủ đông".

Ban quản lý khu đô thị Mỗ Lao thừa nhận dù đã 5 lần đề nghị điều chỉnh giấy phép đầu tư, nhưng đến nay không hiểu lý do gì mà hơn 4,3ha đất sạch, thậm chí đã có hạ tầng giao thông đầy đủ được giao cho doanh nghiệp nước ngoài vẫn chỉ là khu đất hoang, gây lãng phí.

Về lý do "đắp chiếu" của Booyoung Vina, đã có rất nhiều kịch bản, đồn đoán được đưa ra. Theo lý giải của chủ đầu tư, doanh nghiệp này hoàn toàn vô can trong việc dự án không triển khai được và không hề có vấn đề về năng lực tài chính, bởi đã gửi trước 134 triệu USD tại Ngân hàng Hana Bank (Hàn Quốc).

Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, ngoài những nguyên nhân trên, Booyoung Vina đã gặp phải một rào cản lớn: hết vốn. Do chưa đủ điều kiện để huy động vốn góp, chủ đầu tư đã mất đi kênh huy động quan trọng mà các doanh nghiệp FDI vẫn thường làm: huy động nguồn vốn tại nước sở tại, tức "lấy mỡ nó rán nó".

Tháng 5/2013, UBND TP. Hà Nội đã có văn bản nhắc nhở các quận, huyện tăng cường giám sát các dự án bất động sản có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại địa phương. Trong đó, dự án Booyoung của Công ty TNHH Booyoung Việt Nam đã được điểm mặt chỉ tên như một dự án chậm tiến độ. Thế nhưng, dự án vẫn tiếp tục kéo dài thời gian “bất động".

chung-cu-booyoung-vina

Tòa CT-07 dự án Booyoung Vina nằm cạnh chung cư Hồ Gươm Plaza. Ảnh: Reatimes.vn

Bỏ hoang sau nhiều năm, dự án khu chung cư quốc tế Booyoung Vina do Công ty TNHH Booyoung Việt Nam làm chủ đầu tư có dấu hiệu “hồi sinh” từ cuối năm 2016. Chưa rõ nguồn vốn mới bơm cho Booyoung Vina đến từ công ty mẹ, hay có sự hợp tác của nhà đầu tư mới.

  • Cùng chuyên mục
Ra mắt Mạng xã hội Home Today và phát động cuộc thi viết Nhật ký xoay tiền mua nhà

Ra mắt Mạng xã hội Home Today và phát động cuộc thi viết Nhật ký xoay tiền mua nhà

Ngày 21/11/2024, Mạng xã hội Home Today chính thức ra mắt, đánh dấu một bước tiến mới trong lĩnh vực bất động sản, kiến trúc - xây dựng và không gian sống tại Việt Nam.

Đầu tư - 21/11/2024 21:08

Tuyến Metro đầu tiên TP.HCM
công bố giá vé và khai thác thương mại

Tuyến Metro đầu tiên TP.HCM công bố giá vé và khai thác thương mại

Dự kiến tháng 12, Metro số 1 - tuyến đường sắt đô thị đầu tiên tại TP.HCM sẽ đưa vào khai thác thương mại. Hiện mức giá vé của tuyến đã được UBND TP.HCM công bố.

Đầu tư - 21/11/2024 17:51

Vingroup thành lập công ty nghiên cứu phát triển người máy vốn 1.000 tỷ đồng

Vingroup thành lập công ty nghiên cứu phát triển người máy vốn 1.000 tỷ đồng

Tập đoàn Vingroup thông báo chính thức thành lập Công ty Cổ phần Nghiên cứu Phát triển và Ứng dụng người máy VinRobotics với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng. Mục tiêu của VinRobotics là góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tối ưu hóa quy trình trong các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và đời sống.

Công nghệ - 21/11/2024 15:58

Hà Nội chi 460 tỷ đồng cải tạo đê, chống ngập cho vùng rốn lũ

Hà Nội chi 460 tỷ đồng cải tạo đê, chống ngập cho vùng rốn lũ

Hà Nội sẽ đầu tư cả tạo, nâng cấp đê tả Bùi, hữu Đáy đoạn qua huyện Chương Mỹ (Hà Nội) với tổng mức đầu tư khoảng 460 tỷ đồng, nhằm giúp người dân vùng rốn lũ thoát cảnh ngập lụt mỗi khi mưa lớn.

Đầu tư - 21/11/2024 14:21

Doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ nặng

Doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ nặng

Doanh nghiệp nhà nước là trụ cốt kinh tế đất nước, tuy nhiên gần đây ngoài những DNNN làm ăn được thì nhiều DN đang trên đà bị thua lỗ nặng.

Đầu tư - 21/11/2024 12:30

Thanh Hóa sắp có thêm khu công nghiệp 55 triệu USD

Thanh Hóa sắp có thêm khu công nghiệp 55 triệu USD

Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn vừa phê duyệt chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư cho dự án Khu Công nghiệp WHA Smart Technology tại tỉnh Thanh Hóa.

Đầu tư - 21/11/2024 12:05

Khánh Hòa chấp thuận dự án hơn 17.330 tỷ tại Nha Trang

Khánh Hòa chấp thuận dự án hơn 17.330 tỷ tại Nha Trang

Dự án Khu đô thị hỗn hợp TP. Nha Trang có diện tích hơn 226 ha, tổng mức đầu tư hơn 17.330 tỷ đồng được kỳ vọng sẽ trở thành điểm đến mới thu hút người dân địa phương và khách du lịch trong nước, quốc tế.

Đầu tư - 21/11/2024 09:04

Cầu, đường chạy nước rút về đích

Cầu, đường chạy nước rút về đích

Những tháng cuối năm 2024, hàng loạt công trình tại TP. HCM đang chạy nước rút để về địch. Đây là tín hiệu vui của ngành giao thông.

Đầu tư - 21/11/2024 09:03

Đường Đồng Khởi đắt đỏ thứ 14 toàn cầu

Đường Đồng Khởi đắt đỏ thứ 14 toàn cầu

Đường Đồng Khởi (TP.HCM) tiếp tục là con đường đắt đỏ nhất Việt Nam và xếp hạng 14 toàn cầu. Còn phố Tràng Tiền (Hà Nội) đứng thứ 18 trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Đầu tư - 21/11/2024 08:50

 Dự án điện khí 5,4 tỷ USD ở Huế được bổ sung vào quy hoạch lưới điện 220kV

Dự án điện khí 5,4 tỷ USD ở Huế được bổ sung vào quy hoạch lưới điện 220kV

Dự án Nhà máy điện khí LNG Chân Mây được bổ sung vào quy hoạch phát triển nguồn điện, lưới điện cấp điện áp 220 kV trở lên, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050.

Đầu tư - 20/11/2024 18:26

Bộ Chính trị đồng ý thành lập Trung tâm Tài chính quốc tế và khu vực tại TP.HCM và Đà Nẵng

Bộ Chính trị đồng ý thành lập Trung tâm Tài chính quốc tế và khu vực tại TP.HCM và Đà Nẵng

Bộ Chính trị đồng ý thành lập Trung tâm Tài chính quốc tế toàn diện tại TP.HCM và Trung tâm tài chính khu vực tại TP Đà Nẵng.

Đầu tư - 20/11/2024 16:45

Vĩnh Phúc và Vingroup hợp tác toàn diện thúc đẩy chuyển đổi xanh

Vĩnh Phúc và Vingroup hợp tác toàn diện thúc đẩy chuyển đổi xanh

UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Vingroup sẽ ký kết hợp tác toàn diện trong công tác xúc tiến, thu hút đầu tư, liên kết hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy chuyển đổi xanh, phát triển bền vững.

Đầu tư - 20/11/2024 11:18

Doanh nghiệp 1 năm tuổi làm khu đô thị gần 450 tỷ ở Quảng Ngãi

Doanh nghiệp 1 năm tuổi làm khu đô thị gần 450 tỷ ở Quảng Ngãi

Công ty TNHH Bất động sản Đại Việt.VN được Quảng Ngãi chấp thuận là nhà đầu tư dự án Khu đô thị phía Đông đường Nguyễn Tất Thành, với tổng vốn gần 450 tỷ đồng.

Đầu tư - 20/11/2024 09:30

Đường sắt tốc độ cao trên thế giới phát triển nhanh như thế nào?

Đường sắt tốc độ cao trên thế giới phát triển nhanh như thế nào?

Tuyến đường sắt tốc độ cao đầu tiên trên thế giới được vận hành năm 1964 tại Nhật Bản. Hiện nay, 22 quốc gia, vùng lãnh thổ khai thác đường sắt tốc độ cao.

Đầu tư - 20/11/2024 08:08

Hà Nội yêu cầu quản lý chặt chẽ việc tạm ứng vốn đầu tư công nguồn ngân sách

Hà Nội yêu cầu quản lý chặt chẽ việc tạm ứng vốn đầu tư công nguồn ngân sách

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội yêu cầu giám đốc, thủ trưởng các sở, ban, ngành, các địa phương quản lý chặt chẽ việc tạm ứng vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước theo chỉ đạo của Thủ tướng.

Đầu tư - 20/11/2024 06:37

Aqua City của Novaland chính thức được 'cởi trói'

Aqua City của Novaland chính thức được 'cởi trói'

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức chính thức phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung 1/10.000, đánh dấu bước quyết định trong việc tháo gỡ pháp lý cho dự án Aqua City của Tập đoàn Novaland, vốn đã bị vướng mắc hơn 2 năm qua.

Đầu tư - 19/11/2024 17:13