“So găng” hai ông lớn ngành điện trước thềm IPO

Nhàđầutư
Cả Genco3 lẫn PV Power đều là những đại diện ưu tú của Tập đoàn Điện lực và Tập đoàn Dầu khí, chiếm tổng cộng 28% công suất phát điện của cả nước.
NGHI ĐIỀN
14, Tháng 10, 2017 | 07:00

Nhàđầutư
Cả Genco3 lẫn PV Power đều là những đại diện ưu tú của Tập đoàn Điện lực và Tập đoàn Dầu khí, chiếm tổng cộng 28% công suất phát điện của cả nước.

Screen Shot 2017-10-13 at 3.29.43 PM

 PV Power cho thấy hiệu quả hoạt động trội hơn các Genco của EVN

Thị trường chứng khoán đang trở nên sôi động hơn vào những tháng cuối năm, với sự chú ý không nhỏ dành cho nhiều doanh nghiệp nhà nước sắp sửa IPO.

Trong đó, hai đơn vị sản xuất điện lớn nhất là Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power - Trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - PVN) và thành viên của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Tổng công ty Phát điện 3 (Genco3) đều dự kiến tiến hành IPO vào tháng 12/2017, hứa hẹn sẽ mang đến một cuộc chạy đua thu hút vốn quyết liệt.

PV Power thành lập năm 2007 và thuộc 100% sở hữu của PVN, hiện có 1 nhà máy chạy than – Nhiệt điện Vũng Áng với công suất 1.200 MW; 3 nhà máy nhiệt điện khí gồm Cà Mau 1 & 2 (1.500 MW), Nhơn Trạch 1 (450 MW), Nhơn Trạch 2 (750 MW); 3 nhà máy thủy điện gồm Hua Na (180 MW), Dak Drinh (125 MW) và Nậm Cát (3,2 MW). Tổng công suất các nhà máy trên là 4.208,2 MW; bằng 12% công suất phát điện cả nước.

Trong khi đó, Genco 3 được thành lập vào tháng 06/2012 trên cơ sở tổ chức sắp xếp lại Công ty TNHH một thành viên Nhiệt điện Phú Mỹ.

Genco3 hiện đang vận hành nhà máy Nhiệt điện Phú Mỹ với công suất 2.540 MW; nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân với công suất 1.244 MW; nhà máy Nhiệt điện Mông Dương là 1.080 MW; ngoài ra Genco 3 còn sở hữu trên 50% vốn tại Nhiệt điện Bà Rịa (Công suất 389 MW); Nhiệt điện Ninh Bình (4x25 MW) và một số nhà máy thuỷ điện.

Screen Shot 2017-10-13 at 4.49.55 PM

 Genco3 và PV Power là 2 nhà sản xuất điện lớn nhất cả nước. Nguồn: Genco 3

Tổng công suất lắp đặt của Genco3 là 6.304 MW, tương đương 16% tổng công suất phát điện của toàn hệ thống quốc gia.

Với quy mô như vậy, Genco3 là một trong những doanh nghiệp nhà nước có tổng tài sản lớn nhất, đạt 85.590 tỷ đồng vào cuối năm 2016, cao hơn đáng kể so với PV Power (69.732 tỷ đồng) và vượt xa Lọc hoá dầu Bình Sơn BSR (72.880 tỷ đồng); đồng nghĩa với việc Genco3 có thể vượt BSR trở thành thương vụ cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước lớn nhất từ trước đến nay.

Thành viên PVN hấp dẫn hơn đối thủ EVN?

Theo báo cáo tài chính năm 2016, vốn điều lệ của Genco3 tính tới cuối kỳ đạt 10.562 tỷ đồng, bằng non nửa so với PV Power (21.774 tỷ đồng).

Nguồn lực còn hạn chế, trong khi phải phát triển nhiều dự án lớn khiến Genco3 lệ thuộc nhiều vào đòn bẩy tài chính, với số dư vay nợ ngân hàng (chủ yếu là dài hạn) tới cuối năm 2016 là 69.180 tỷ đồng, tăng 1.000 tỷ đồng so với đầu năm.

Screen Shot 2017-10-13 at 4.13.38 PM

 

Ở chiều ngược lại, PV Power có số dư vay nợ tại ngày 31/12/2016 là 30.557 tỷ đồng, giảm hơn 3.000 tỷ đồng so với đầu năm.

Vay nợ lớn bằng ngoại tệ cùng với tỷ giá biến động mạnh khiến khoản chênh lệch tỷ giá của Genco3 tới cuối năm 2016 lên tới 3.400 tỷ đồng, mà theo hãng kiểm toán KPMG sẽ phải ghi nhận lỗ và trừ vào lợi nhuận chưa phân phối. PV Power cũng có lỗ do chênh lệch tỷ giá, tuy nhiên đã hạch toán thẳng vào kết quả kinh doanh các năm. 

Năm 2016, Genco 3 đạt tổng doanh thu 35.942 tỷ đồng, tăng 27,6% so với cùng kỳ. Lãi sau thuế ở mức 281 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ lãi trên doanh thu và trên vốn điều lệ lần lượt là 0,78% và 2,66%.

Những chỉ số này thấp hơn khá nhiều so với PV Power. Năm 2016, thành viên PVN ghi nhận doanh thu 28.212 tỷ đồng, tăng 21,4% so với năm trước. Lãi sau thuế dù giảm mạnh song vẫn đạt tới 1.517 tỷ đồng (giảm 40,07% so với năm 2015). Tỷ lệ lãi trên doanh thu và trên vốn điều lệ năm 2016 lần lượt ở mức 5,4% và 7%.

Không chỉ Genco3, mà 2 tổng công ty phát điện còn lại của EVN là Genco1 và Genco2 đều không có kết quả khả quan xét về hiệu quả kinh doanh, với tỷ suất lãi trên vốn trong năm 2016 của Genco2 là 3,5%; của Genco1 năm 2015 là 2,7%.

Không tính tới các yếu tố liên quan tới quản trị, thì một nguyên nhân lớn dẫn đến việc hiệu quả hoạt động của Genco3 nói riêng và các tổng công ty phát điện của EVN nói chung thấp hơn thành viên của PVN là do một tỷ lệ lớn nguyên liệu đầu vào của các Genco là than, vốn tăng mạnh trong nhiều năm trở lại đây.

Screen Shot 2017-10-13 at 4.06.28 PM

 (*) Số liệu của Genco1 tính tới cuối năm 2015

Ở diễn biến trái ngược, nguyên liệu vận hành các nhà máy điện của PV Power là khí lại giảm theo giá dầu và duy trì ở mức thấp thời gian qua. Kịch bản tương tự có thể thấy rõ qua “bức tranh” tương phản giữa các nhà máy phân đạm của PVN và Tập đoàn Hoá chất (Vinachem).

Trong ngắn và trung hạn, PV Power được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng khả quan khi nhà máy Nhơn Trạch 3&4 đi vào hoạt động (nâng công suất thêm 36%), đồng thời lợi nhuận sẽ tăng mạnh hơn khi chi phí khấu hao và lãi vay của nhà máy Cà Mau 1&2 giảm dần.

Lộ diện đối tác chiến lược

Theo phương án cổ phần hoá đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, EVN sẽ giữ 51% vốn của Genco3, bán cho đối tác chiến lược 36%. Trong khi đó vốn nhà nước thông qua PVN cũng giảm về mức 51% tại PV Power, bán cho cổ đông chiến lược 28,9%. Theo định hướng của Chính phủ, vốn nhà nước tại hai tổng công ty trên sẽ tiếp tục giảm xuống dưới ngưỡng 50% trong các năm tiếp theo.

Càng về cuối năm, tốc độ triển khai cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước càng được đẩy nhanh để theo kịp kế hoạch đề ra. Trong bối cảnh như vậy, câu hỏi lớn được đặt ra là ai sẽ là đối tác chiến lược của các ông lớn phát điện, không chỉ thay thế Nhà nước góp số vốn rất lớn, lên đến cả chục nghìn tỷ đồng, mà còn đóng vai trò là động lực thúc đẩy các đơn vị này hiện đại hoá, nâng cao hiệu quả hoạt động?

Theo Phó TGĐ EVN ông Đinh Quang Trí, hiện có 5 nhà đầu tư đã làm việc với EVN và mong muốn trở thành cổ đông chiến lược của Genco3, trong đó có 3 nhà đầu tư nước ngoài. Tiêu chí của EVN là nhà đầu tư phải có tiềm lực tài chính lớn, kinh nghiệm trong lĩnh vực vận hành nhà máy điện, đồng thời phải cam kết gắn bó lợi ích lâu dài, nâng cao năng lực quản lý, vận hành nhà máy, năng lực tài chính, quản trị doanh nghiệp, chuyển giao công nghệ mới, đào tạo nguồn nhân lực…

Về phần mình, PV Power cho biết đã chủ động tiếp xúc với các nhà đầu tư quan tâm như quỹ Vina Capital, BNP Paribas, Standard Chartered hay Delote; đồng thời tổ chức gặp gỡ các quỹ đầu tư lớn trong và ngoài nước như Indochina Capital, Dragon Capital, SGI Cap, Kingsmead, Sembcorp, Keppei Infrastructure, GIC, Nexif…

Việt Nam là một trong những thị trường tiêu thụ điện tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á, với tốc độ trung bình 7,1% giai đoạn 2016-2020; khẳng định tính hấp dẫn của PV Power và Genco3.

Tuy vậy, quá trình lựa chọn nhà đầu tư sẽ phải được thực hiện rất kỹ lưỡng. Đối tác của Genco3 và PV Power không những phải có đủ tiền để mua lại phần vốn nhà nước, mà còn sở hữu tiềm lực lớn để thay thế Chính phủ bảo lãnh cho cả trăm nghìn tỷ đồng nợ vay của hai “ông lớn” ngành điện này.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ