Siêu dự án 3.000 ha ở Bình Thuận nguy cơ 'vỡ từ trong trứng nước'

Nhàđầutư
Với "phiếu chống" của huyện Hàm Thuận Nam, dự án 3.000 ha của Bất động sản Bình An xem ra rất khó được chấp thuận.
KHÁNH AN
22, Tháng 04, 2020 | 07:00

Nhàđầutư
Với "phiếu chống" của huyện Hàm Thuận Nam, dự án 3.000 ha của Bất động sản Bình An xem ra rất khó được chấp thuận.

tinh-binh-thuan

Đề xuất lập dự án đầu tư Khu đô thị, giáo dục, y tế và dịch vụ của Công ty Bình An đã bị UBND huyện Hàm Thuận Nam bác bỏ. Ảnh minh họa.

Sở Kế hoạch & Đầu tư Bình Thuận đang lấy ý kiến thẩm định đối với Dự án khu đô thị, giáo dục, y tế và dịch vụ của CTCP Đầu tư phát triển Bất động sản Bình An.

Về dự án này, UBND huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) vừa có văn bản số 488 đóng góp ý kiến của địa phương này đối với dự án. 

Theo đó, dự án có diện tích 3.000ha thuộc địa bàn 2 huyện, trong đó, huyện Hàm Thuận Nam (2.700ha) và TP Phan Thiết (300ha). Qua khảo sát sơ bộ, toàn diện tích khoảng 2.700ha ở Hàm Thuận Nam thuộc đất sản xuất nông nghiệp và một phần đất lâm nghiệp. Trong đó, phần lớn đất sản xuất nông nghiệp là đất của hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng và một phần thuộc đất của các tổ chức đang sử dụng do UBND tỉnh giao hoặc cho thuê.

Về quy hoạch sử dụng đất, theo quyết định số 985/QĐ-UBND ngày 18/4/2019 của UBND tỉnh về việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện huyện Hàm Thuận Nam thì vị trí khu đất khoảng 2.700ha xin đầu tư được quy hoạch nhiều mục đích sử dụng gồm: Đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất phát triển năng lượng (điện gió) và đất ở, đất công cộng.

UBND huyện Hàm Thuận Nam cho biết phạm vi khu đất khoảng 2.700ha xin dự án chồng lấn với nhiều dự án đã được chấp thuận như: Dự án điện gió Hàm Kiệm 1, Dự án điện gió Hàm Cường 1, 2; Dự án điện gió Tiến Thành 1, Dự án điện gió Tiến Thành 3, Dự án trồng cây lâu năm của Công ty TNHH Sinh thái Hồng Hà và diện tích đất lâm nghiệp của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bình Thuận.

Trên cơ sở đó, UBND huyện này cho rằng việc xin lập dự án đầu tư Khu đô thị, giáo dục, y tế và dịch vụ của CTCP Đầu tư phát triển bất động sản Bình An tại khu vực nêu trên là không khả thi, không phù hợp với nhu cầu phát triển của địa phương. Do vậy, UBND huyện không thống nhất xem xét siêu dự án.

Quyết định cuối cùng sẽ được các cơ quan cấp trên đưa ra, song một "phiếu chống" của địa phương nơi có dự án - huyện Hàm Thuận Nam cho thấy nguy cơ "vỡ từ trong trứng nước" của siêu dự án 3.000ha.

Trong lúc này, một băn khoăn đặt ra là chủ đầu tư dự án có diện tích lên tới 30km2 là ai. 

Bất động sản Bình An

Theo tìm hiểu của Nhadautu.vn, CTCP Đầu tư phát triển bất động sản Bình An (viết tắt BĐS Bình An) tiền thân là CTCP Thương mại Địa ốc Tân Thuận Việt, được thành lập tháng 6/2010 và hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản. 

Công ty có số vốn ban đầu là 100 tỷ, gồm 3 cổ đông sáng lập: CTCP Thương mại Hồng Phúc (20%), CTCP Cao su miền Nam (40%) và CTCP Thương mại địa ốc Việt - Vietcomreal (20%).

Tháng 3/2014, Tân Thuận Việt đổi tên thành CTCP Địa ốc Nova Galaxy. Đầu tháng 6/2016, Tập đoàn Novaland mua cổ phần và cử ông Phan Lê Hòa làm đại diện theo ủy quyền tại Nova Galaxy. Tới tháng 8/2016, ông Bùi Đạt Chương làm Chủ tịch HĐQT Nova Galaxy, ông Chương là em trai của ông Bùi Thành Nhơn - Chủ tịch Novaland.

Sau khi ông Chương lên nắm chức Chủ tịch, tới tháng 7/2017, Nova Galaxy tăng vốn lên thành 500 tỷ đồng, tương ứng với 50 triệu cổ phần phổ thông, trong đó Novaland nắm giữ 49,99 triệu cổ phần, tương đương 99,98% vốn.

Tháng 8/2017, Tập đoàn Anpha Holdings đã nhận lại toàn bộ cổ phần Nova Galaxy từ Tập đoàn Novaland. Sau khi hoàn tất thương vụ, Chủ tịch HĐQT mới lên nắm quyền là ông Lý Trường An, công ty này cũng chuyển tên thành CTCP Đầu tư phát triển Bất động sản Bình An.

Dù vậy, nhiều khả năng đây chỉ là nghiệp vụ tái cơ cấu sở hữu, bởi Bất động sản Bình An hiện nay vẫn có không ít liên hệ với Novaland. 

Ở Bình Thuận, Novaland đang triển khai một dự án rất lớn là Nova World Phan Thiết quy mô 1.000ha. Đây là dự án được tập đoàn địa ốc Sài Thành mua lại từ nhóm chủ VPBank và MIK Group vào cuối năm 2017. 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24620.00 24635.00 24955.00
EUR 26213.00 26318.00 27483.00
GBP 30653.00 30838.00 31788.00
HKD 3106.00 3118.00 3219.00
CHF 26966.00 27074.00 27917.00
JPY 159.88 160.52 167.96
AUD 15849.00 15913.00 16399.00
SGD 18033.00 18105.00 18641.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17979.00 18051.00 18585.00
NZD   14568.00 15057.00
KRW   17.62 19.22
DKK   3520.00 3650.00
SEK   2273.00 2361.00
NOK   2239.00 2327.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ