‘Siêu bến xe’ lớn nhất cả nước vắng tanh như chùa Bà Đanh dịp cận Tết Nguyên đán

Nhàđầutư
Mặc dù chính thức đi vào hoạt động từ tháng 10/10/2020, tuy nhiên ngay cả khi Tết Nguyên đán cận kề, “siêu bến xe” - Bến xe miền Đông mới vẫn đìu hiu, vắng bóng hành khách và các nhà xe. Trái ngược lại, Bến xe miền Đông cũ lại hết sức nhộn nhịp, tấp nập người ra vào.
NGUYÊN VŨ
03, Tháng 02, 2021 | 07:42

Nhàđầutư
Mặc dù chính thức đi vào hoạt động từ tháng 10/10/2020, tuy nhiên ngay cả khi Tết Nguyên đán cận kề, “siêu bến xe” - Bến xe miền Đông mới vẫn đìu hiu, vắng bóng hành khách và các nhà xe. Trái ngược lại, Bến xe miền Đông cũ lại hết sức nhộn nhịp, tấp nập người ra vào.

Bến xe Miền Đông mới thuộc TP. Thủ Đức và TP. Dĩ An, Bình Dương, bao gồm khu vực bến xe chính kết hợp nhiều dịch vụ tiện ích với tổng diện tích trên 16ha, rộng gần gấp 3 so với Bến xe miền Đông hiện hữu. Đây là bến xe lớn nhất cả nước, do Tổng Công ty Cơ khí GTVT Sài Gòn (Samco) làm chủ đầu tư.

Theo kế hoạch, bến xe mới sẽ phục vụ hơn 7 triệu lượt hành khách đi các tỉnh miền Đông, Trung, Bắc, đáp ứng nhu cầu mỗi ngày khoảng 21.000 hành khách với 1.200 lượt xe xuất bến, ngày cao điểm dịp lễ, Tết lên đến 52.000 hành khách với hơn 1.800 lượt xe xuất bến. Đồng thời, bến xe cũng sẽ kết hợp với các tiện ích khác như bãi đậu xe cao tầng, khu vực sửa chữa, trạm tiếp nhiên liệu, khu trung chuyển và giao dịch hàng hóa, khu thương mại dịch vụ.

Nằm tại vị trí giáp ranh giữa TP.HCM và tỉnh Bình Dương, Bến xe miền Đông mới được kỳ vọng sẽ giữ vai trò là đầu mối giao thông trọng yếu trong hệ thống giao thông vận tải, giảm áp lực giao thông của thành phố…

Bến xe miền Đông mới được đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 1 đầu tư khoảng 740 tỷ đồng, đưa vào khai thác kể từ ngày 10/10/2020. Trước tiên, bến xe mới tổ chức cho 22 tuyến xe khách (thuộc 71 tuyến nằm trong danh mục được Bộ GTVT công bố hoạt động tại Bến xe Miền Đông mới) đi các tỉnh, thành phố từ Quảng Trị trở ra Bắc có cự ly tuyến 1.100km trở lên hoạt động tại bến xe.

Trong khi đó, để phục vụ việc đi lại thuận tiện cho hành khách đến Bến xe miền Đông mới, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng điều phối 3 tuyến buýt kết nối gồm: Tuyến số 55 (Công viên phần mềm Quang Trung - Khu công nghệ cao quận 9); số 76 (Long Phước - Suối Tiên - Đền Vua Hùng) và số 93 (Bến Thành - Đại học Nông Lâm).

Thế nhưng theo ghi nhận thực tế của Nhadautu.vn, mặc dù dịp cận Tết Nguyên đán nhưng bến xe mới vẫn vắng khách, lượng nhà xe đón khách tại đây hầu như không có. Đa phần, các nhà xe, hành khách vẫn tập trung tại Bến xe miền Đông cũ nằm tại quận Bình Thạnh. Điều này dẫn đến tình trạng quá tải trên tuyến đường Xô Viết Nghệ Tĩnh và Đinh Bộ Lĩnh.

Theo kế hoạch, sau khi dời các tuyến qua bến xe mới trong giai đoạn 1, bến cũ còn hơn 130 tuyến hoạt động chặng ngắn đi khu vực Đông Nam Bộ, Tây Nguyên... Giai đoạn 2, sau khi địa điểm mới ổn định và xây dựng đồng bộ hạ tầng, các tuyến khác sẽ tiếp tục chuyển đến hoạt động. Dù đã quá thời gian di dời 3 tháng kể từ tháng 10/2020 nhưng các nhà xe vẫn đón trả hành khách tại bến xe cũ.

Dưới đây là một số hình ảnh trái ngược nhau giữa Bến xe miền Đông mới và Bến xe miền Đông cũ.

1

Lượng khách và các nhà xe đến Bến xe miền Đông mới trong gần 3 tháng là rất ít. Mọi hoạt động vận tải hầu như tập trung tại Bến xe miền Đông cũ.

2

Ghi nhận thực tế, lượng nhân viên tại bến xe mới cũng không nhiều. Trong nhà có vài bảo vệ, một số nhân viên ở quầy thông tin, dưới tầng hầm gửi xe có khoảng 6 người, nhân viên vệ sinh cũng lác đác.

3

Khu vực bán vé xe và ghế chờ không có hành khách. Nhân viên tại đây cho biết, thi thoảng mới có hành khách đến mua vé, hầu như các nhà xe vào bến chỉ để thông qua lệnh xuất bến.

4

Bến xe miền Đông Mới được đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng, với diện tích 16ha thuộc TP. Thủ Đức và TP. Dĩ An, Bình Dương. Đây được xem là bến xe lớn nhất cả nước.

5

Mặc dù chính thức đi vào hoạt động từ ngày 10/10/2020, thế nhưng cho đến nay, Bến xe miền Đông mới vẫn đìu hiu, vắng bóng hành khách và các nhà xe.

6

Trong khi đó tại Bến xe miền Đông cũ, có thể thấy, hoạt động nhộn nhịp khác hẳn so với bến xe mới.

7

Các quầy vé xe chạy tuyến TP.HCM về các tỉnh phía Bắc, Trung, Nam vẫn đông đúc người mua vé. Còn trong bến xe, hành khách ngồi chật cứng chờ giờ khởi hành.

8

Theo chia sẻ của nhiều hành khách, họ cho rằng, bến xe mới khá xa, di chuyển không thuận tiện nên vẫn tìm đến bến xe cũ để mua vé. Chị P.T.T (quê Thanh Hóa) chia sẻ: “Tôi sống ở Tân Phú, từ chỗ tôi ở ra bến xe cũ sẽ thuận lợi hơn. Cũng có biết thông tin về bến xe mới nhưng đường đi xa quá nên tôi ngại. Với lại, đi ở đây cũng quen rồi, ra bến mới không biết thế nào".

9

Một số doanh nghiệp vận tải đã kiến nghị tạm thời vẫn được đón trả khách tại bến xe cũ. Phía chủ đầu tư Samco và Sở GTVT TP.HCM cũng đồng thuận và đề nghị gia hạn thời gian cho các xe chuyển qua đón trả khách cố định ở bến xe mới đến sau Tết Nguyên đán. Dự kiến đến tháng 3/2021.

10

Do các nhà xe vẫn tập trung tại Bến xe miền Đông cũ, cho nên lưu lượng giao thông trên tuyến đường Xô Viết Nghệ Tĩnh và Đinh Bộ Lĩnh (quận Bình Thạnh) luôn trong tình trạng quá tải.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ