Sau Indonesia, Việt Nam có sàn giao dịch tín chỉ carbon đầu tiên

Nhàđầutư
Nhằm hỗ trợ đẩy nhanh cam kết Net zero vào năm 2050 của nhiều doanh nghiệp, sàn giao dịch tín chỉ carbon ASEAN được kích hoạt ở Việt Nam sẽ khuyến khích các doanh nghiệp chuyển sang công nghệ sạch hơn, ít carbon và hiệu quả hơn.
THIÊN KỲ
29, Tháng 09, 2023 | 13:44

Nhàđầutư
Nhằm hỗ trợ đẩy nhanh cam kết Net zero vào năm 2050 của nhiều doanh nghiệp, sàn giao dịch tín chỉ carbon ASEAN được kích hoạt ở Việt Nam sẽ khuyến khích các doanh nghiệp chuyển sang công nghệ sạch hơn, ít carbon và hiệu quả hơn.

Empty

Sàn giao dịch tín chỉ carbon ASEAN - Sàn giao dịch tín chỉ carbon đầu tiên của Việt Nam được công bố vào ngày 29/9. Ảnh: Thiên Kỳ.

Việt Nam có sàn giao dịch tín chỉ carbon đầu tiên

Thị trường carbon được xem là công cụ hữu hiệu và khả thi thực hiện giảm thiểu tác hại tới môi trường, hướng tới phát triển bền vững và phù hợp tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, hiện nay, các dự án tín chỉ carbon tại Việt Nam còn khá mới mẻ, chưa nhận được sự quan tâm của các doanh nghiệp, cần thiết phải có một đơn vị tư vấn, hướng dẫn quy trình kiểm định và đăng kí tín chỉ carbon.

Ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng: "Net zero mà Việt Nam cam kết tại COP26 năm 2021 là mục tiêu rất tham vọng và thách thức. Việc xây dựng thị trường carbon là chìa khóa. Thị trường carbon được xây dựng sẽ góp phần thực hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính với chi phí của doanh nghiệp và xã hội thấp, thúc đẩy phát triển công nghệ phát thải thấp".

Xác định tầm quan trọng của thị trường này, ngày 29/9, Tập đoàn CT Group ra mắt sàn giao dịch tín chỉ carbon ASEAN (CCTPA) trở thành đơn vị đầu tiên ở Việt Nam cung cấp thông tin tư vấn đầy đủ cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân về cách thức xây dựng dự án tín chỉ carbon, cách thức đăng ký, kiểm định, xác nhận cùng các cơ chế trao đổi, đền bù, vay tín dụng đối với các khoản tín dụng carbon và áp dụng thuế carbon trong khu vực và trên toàn cầu.

Bà Hoàng Bạch Dương, Phó Chủ tịch Thường trực Tập đoàn CT Group cho biết từ ngày 1/10 tới đây, 27 quốc gia EU bắt đầu thực hiện thí điểm về việc đánh thuế carbon với hàng hóa xuất sang thị trường theo cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM). Hoa Kỳ sẽ là thị trường tiếp theo ban hành cơ chế điều chỉnh carbon xuyên biên giới, áp đặt thuế carbon lên các nhà nhập khẩu vào Hoa Kỳ vào năm 2024.

"Trong thế giới toàn cầu hóa, xây dựng thị trường tín chỉ carbon, tài chính xanh là xu thế tất yếu, để tăng năng lực cạnh tranh cấp độ toàn cầu. Đáp ứng các tiêu chuẩn hàng rào thuế carbon mà những thị trường lớn đang áp dụng sẽ đóng vai trò quyết định cho cuộc đua mới trong chuỗi cung ứng toàn cầu", đại diện CT Group nói.

Được biết quá trình xây dựng, vận hành thị trường carbon đòi hỏi đầu tư về kỹ thuật, nhân lực và tài chính. Hơn nữa đây là thị trường còn mới mẻ ở Việt Nam, dẫn đến nhiều khó khăn trở ngại phải đối diện. Việc CCTPA ra đời cũng đặt dấu chân tiên phong trong Đề án "Phát triển thị trường carbon tại Việt Nam" của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Theo đó, đến năm 2025, Việt Nam sẽ thí điểm và đến năm 2028 sẽ vận hành chính thức sàn giao dịch tín chỉ carbon.

Nói thêm về sàn giao dịch tín chỉ carbon đầu tiên của Việt Nam, bà Hoàng Bạch Dương nhấn mạnh CCTPA được kích hoạt ở Việt Nam sẽ khuyến khích các doanh nghiệp chuyển sang công nghệ sạch hơn, ít carbon và hiệu quả hơn. Bên cạnh mục tiêu giảm lượng khí thải carbon và giúp đạt được cam kết Net zero vào năm 2050 mà Việt Nam đã tham gia vào Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, CCTPA còn đầu tư nghiên cứu ứng dụng Blockchain cho thị trường carbon, đảm bảo sự minh bạch, tin cậy cao nhất và hiệu quả trong việc quản lý, cấp phát, chuyển giao, tính toán, theo dõi tín chỉ carbon.

Xu thế tất yếu

Thị trường carbon không chỉ được xem là giải pháp và chìa khóa thực hiện mục tiêu Net Zero cho Việt Nam thời gian tới mà còn là xu thế tất yếu buộc các doanh nghiệp phải đồng loạt chung tay trước bối cảnh khu vực và toàn cầu đều có động thái.

Là quốc gia phát thải carbon hàng đầu thế giới và cũng là nước xuất khẩu than lớn nhất thế giới. Ngày 26/9 vừa qua, Indonesia cũng đã khai trương sàn giao dịch carbon đầu tiên trong nỗ lực hạn chế tác động đến khí hậu của ngành điện phần lớn sử dụng than của nước này.

Tổng thống Joko Widodo nói trước truyền thông rằng Indonesia có tiềm năng to lớn trong nỗ lực giảm carbon, đặc biệt là các giải pháp dựa vào tự nhiên. Sàn giao dịch carbon này có thể tạo ra một nền kinh tế bền vững mới, ước tính đạt trị giá tiềm năng ít nhất 3 triệu tỷ Rupiah (194 tỷ USD).

Đồng thời nhiều quốc gia trong khu vực như Singapore, Thái Lan, Malaysia cũng đã quan tâm đến vấn đề carbon từ nhiều năm qua. Gần đây nhất Singapore đã nêu sáng kiến tạo ra cơ chế định giá carbon bằng cách đưa ra thuế carbon vào năm 2019 với mức 5 SGD (3,7 USD)/tCO2e (tấn CO2 tương đương). Singapore cũng là nơi đặt trụ sở của Climate Impact-X (CIX), một sáng kiến tư nhân nhằm trao đổi tín chỉ carbon tập trung vào các giải pháp thân thiện với môi trường. 

Riêng Thái Lan cũng đã giới thiệu thị trường carbon có tên FTIX do Liên đoàn Công nghiệp Thái Lan điều hành. Quốc gia này còn đang phát triển một kế hoạch mua bán khí thải tự nguyện được thí điểm trong ngành năng lượng.

Tại Malaysia, các cơ chế định giá carbon hiện đang tồn tại dưới hình thức thực hành định giá carbon nội bộ (ICP) được duy trì bởi ba công ty lớn, mỗi công ty đều có cơ chế định giá carbon được áp dụng cho lượng khí thải nằm dưới sự kiểm soát nội bộ của họ.

Cách đây 2 ngày, Việt Nam vừa nhận hơn 41 triệu USD đầu tiên từ bán tín chỉ carbon rừng. Theo đó, Tổ chức tăng cường tài chính lâm nghiệp Emergent - là tổ chức điều phối của Liên minh giảm phát thải thông qua tăng cường tài chính lâm nghiệp (LEAF) đã ký ý định thư thiết lập hợp tác với Việt Nam. Cụ thể, tổ chức này đồng ý đàm phán, ký kết thực hiện thỏa thuận mua bán giảm phát thải từ rừng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. Dự kiến, trong giai đoạn 2022-2026, Việt Nam sẽ chuyển nhượng cho LEAF/Emergent 5,15 triệu tấn CO2 với giá tối thiểu là 10 USD/tấn (tương đương 51,5 triệu USD, khoảng hơn 1.180 tỉ đồng).

Theo dự thảo đề án "Phát triển thị trường carbon tại Việt Nam" của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đến năm 2025, Việt Nam sẽ thí điểm và đến năm 2028 sẽ vận hành chính thức sàn giao dịch tín chỉ carbon.

Thị trường carbon sẽ vận hành theo nguyên tắc "người gây ô nhiễm" phải trả mức phí bù đắp cho lượng phát thải ra môi trường thông qua việc mua bán và trao đổi tín chỉ carbon.

Nhà nước thu được ngân sách khi áp dụng thu phí từ hoạt động trao đổi hạn ngạch, tín chỉ carbon hay thuế carbon trong tương lai.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ