Sản xuất tại hàng loạt nền kinh tế châu Á suy giảm

Hoạt động sản xuất của châu Á nhìn chung đình trệ trong tháng 9 do đại dịch Covid-19 khiến nhiều nhà máy phải đóng cửa và Trung Quốc tăng trưởng chững lại gây sức ép lên các nền kinh tế khu vực.
NHƯ TÂM
02, Tháng 10, 2021 | 08:17

Hoạt động sản xuất của châu Á nhìn chung đình trệ trong tháng 9 do đại dịch Covid-19 khiến nhiều nhà máy phải đóng cửa và Trung Quốc tăng trưởng chững lại gây sức ép lên các nền kinh tế khu vực.

photo1630493260761-1630493260846205774064

Ảnh: Internet.

Những quốc gia, nơi các đợt bùng phát lớn của biến chủng Delta đã hạ nhiệt như Ấn Độ và Indonesia, ghi nhận hoạt động sản xuất cải thiện.

Tuy nhiên, hoạt động sản xuất tháng 9 lại suy giảm ở Malaysia, Việt Nam, tăng tại Nhật Bản với tốc độ thấp nhất 7 tháng, do tình trạng thiếu chip và gián đoạn nguồn cung, cùng với đó là khu vực vẫn chưa thể rũ bỏ ảnh hưởng từ Covid-19.

Đà tăng trưởng kinh tế Trung Quốc dần chững lại tạo ra áp lực mới đến triển vọng tăng trưởng của khu vực, với chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) chính thức công bố hôm 30/9 cho thấy hoạt động sản xuất tại nước này bất ngờ thu hẹp trong tháng 9 vì hạn chế sử dụng điện diện rộng.

Trong khi PMI tư nhân Caixin/Markit tốt hơn dự báo sau khi giảm trong tháng 8, dấu hiệu suy yếu của nền kinh tế số hai thế giới đang phủ bóng lên triển vọng của các quốc gia láng giềng châu Á.

“Những hạn chế từ virus corona đến hoạt động kinh tế có thể dần được dỡ bỏ, nhưng với tiến độ chậm, đồng nghĩa các nền kinh tế Đông Nam Á sẽ còn đình trệ hết năm nay”, Makoto Saito, kinh tế gia NLI Research Institute.

PMI sản xuất của Nhật Bản giảm còn 51,5 điểm trong tháng 9 từ mức 52,7 tháng trước đó, thấp nhất kể từ tháng 2. Các nhà sản xuất tại Nhật Bản đang đối mặt áp lực từ các hạn chế liên quan đại dịch và gia tăng gián đoạn trong chuỗi cung ứng, thiếu nguyên liệu thô và trì hoãn vận tải. 

PMI Hàn Quốc tháng 9 tăng từ 51,2 điểm tháng 8 lên 52,4 điểm tháng 9 nhờ gia tăng sản xuất và số đơn đặt hàng mới. Đây là tháng mở rộng thứ 12 liên tiếp nhưng tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng đang làm giảm triển vọng về hoạt động kinh doanh cho các nhà sản xuất.

Hoạt động nhà máy tại Đài Loan tiếp tục mở rộng nhưng với tốc độ chậm nhất hơn 1 năm.

PMI của Đài Loan tháng 9 là 54,7 điểm, giảm từ 58,5 điểm hồi tháng 8. PMI của Việt Nam không đổi so với 40,2 điểm của tháng 8.

PMI Indonesia tăng từ 43,7 điểm hồi tháng 8 lên 52,2 điểm trong tháng 9. Hai con số tương ứng của Ấn Độ là 52,3 điểm và 53,7 điểm.

“Các chỉ số PMI khu vực cho thấy sự gián đoạn từ các làn sóng virus corona lớn trong khu vực đã hạ nhiệt phần nào, các đơn đặt hàng chưa thực hiện tiếp tục chất đống, nghĩa là sự thiếu hụt trong chuỗi cung ứng còn tiếp tục một thời gian nữa”, Alex Holmes, kinh tế gia thị trường mới nổi châu Á tại Capital Economics, nhận định.

Từng được coi là động lực tăng trưởng kinh tế toàn cầu, các nền kinh tế mới nổi châu Á đang tụt lại trong quá trình phục hồi hậu đại dịch do sự chậm nhịp về tiêm vaccine và số ca nhiễm Covid-19 do biến chủng Delta gây ra làm giảm tiêu dùng, sản xuất.

(Theo NDH)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ